5 thắc mắc thường gặp về thuốc tránh thai
Có rất nhiều thắc mắc của phụ nữ xung quanh thuốc tránh thai. Bạn có thể thường xuyên theo dõi các kiến thức về tránh thai ở nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là những thắc mắc thường gặp nhất về thuốc tránh thai cho bạn tham khảo:
Có cần dùng “ba con sâu” khi đang dùng thuốc tránh thai?
Bạn vẫn cần dùng “ba con sâu” ngay cả khi đang uống thuốc để đạt hiệu quả tránh thai cao nhất
Các loại thuốc tránh thai đều như nhau?
Có 2 loại thuốc tránh thai là thuốc kết hợp và thuốc đơn. Thuốc tránh thai kết hợp là loại có chứa cả estrogen và progesterone trong khi thuốc tránh thai đơn chỉ chứa progesterone.
Có nên sử dụng kháng sinh khi đang dùng thuốc tránh thai?
Tùy vào loại thuốc kháng sinh. Đặc biệt có một số loại kháng sinh ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc tránh thai, cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi đang trong thời kỳ dùng thuốc.
Bị nôn sau khi sử dụng thuốc tránh thai?
Nếu bị nôn trong vòng 3 tiếng sau khi dùng thuốc thì coi như thuốc mất tác dụng. Bạn cần uống bổ sung viên khác ngay.
Kinh nguyệt không đều khi sử dụng thuốc tránh thai
Phụ nữ có thể thấy kinh không đều trong vòng 3 tới 4 tháng sau khi bắt đầu dùng thuốc. Tuy nhiên, cần đi khám ngay nếu hiện tượng này kéo dài hơn 4 tháng.
Theo lamsao.com
Video đang HOT
Những điều bạn nên biết khi thay thuốc tránh thai
Sử dụng thuốc tránh thai là một phương thức ngừa thai phổ biến của nhiều phụ nữ trên thế giới. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định thay thuốc tránh thai và chuyển sang dùng một loại thuốc tránh thai mới, bạn cần xem xét một số yếu tố để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hiệu quả ngừa thai.
Các loại thuốc tránh thai khác nhau có rất nhiều điểm khác biệt về cơ chế tác dụng cũng như cách dùng. Kể cả đối với cùng một loại thuốc tránh thai, các sản phẩm do các thương hiệu khác nhau sản xuất cũng có hàm lượng hormone khác nhau. Dưới đây là những lưu ý bạn cần xem xét khi thay thuốc tránh thai để đảm bảo an toàn và thuận tiện.
1. Tại sao bạn muốn thay thuốc tránh thai?
Trước khi thay thuốc tránh thai, bạn nên thảo luận với bác sĩ về loại thuốc mà bạn định thay và lý do tại sao bạn lại muốn chuyển sang dùng một loại thuốc tránh thai mới cũng như những điều bạn mong đợi sau khi thay thuốc tránh thai. Những lý do thay thuốc tránh thai có thể bao gồm:
Bạn tìm kiếm một loại thuốc tránh thai có một số lợi ích, ví dụ như có khả năng giảm mụn trứng cá.Bạn tìm kiếm loại thuốc tránh thai thuận tiện hơn khi sử dụng.Bạn muốn giảm tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai như buồn nôn hoặc ra máu âm đạo bất thường.Bạn muốn thay thế thuốc tránh thai kết hợp chứa estrogen và progestin sang thuốc tránh thai chỉ chứa progestin vì muốn tránh tác dụng phụ của estrogen như bị đau nửa đầu.
Việc xác định và lựa chọn loại thuốc tránh thai muốn thay thế là phần bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu gặp khó khăn trong vấn đề này. Sau khi quyết định và được sự cho phép của bác sĩ, bạn có thể mua thuốc và bắt đầu thực hiện thay thuốc tránh thai theo hướng dẫn.
2. Lưu ý khi thay thuốc tránh thai cùng loại nhưng khác nhãn hiệu
Khi bạn muốn thay loại thuốc tránh thai khác cùng hoạt chất nhưng khác nhãn hiệu thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách thay thuốc tránh thai phù hợp nhất với bạn. Các cách thay thuốc tránh thai phổ biến nhất trong trường hợp này là:
Cách 1:
- Dùng hết toàn bộ thuốc trong vỉ thuốc tránh thai cũ của bạn bao gồm cả 4 (hoặc 7) viên thuốc giả dược dùng vào tuần thứ 4.
- Sau đó, khi bước sang ngày đầu tiên của tuần đầu tiên mà bạn thường hay dùng thuốc tránh thai cũ, bạn hãy bắt đầu dùng loại thuốc tránh thai mới.
Nếu bạn thực hiện theo cách này, cơ thể sẽ tự hình thành cơ chế tránh thai mà không cần đến một phương pháp tránh thai dự phòng, ví dụ "ba con sâu".
Bạn cần đảm bảo đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và khuyến cáo ghi trong thuốc mới, kiểm tra lại lần nữa hoặc hỏi bác sĩ xem bạn có nên sử dụng một phương pháp dự phòng để tránh thai trong 7 ngày đầu tiên hay không.
Cách 2:
Bạn có thể bắt đầu dùng thuốc tránh thai mới ngay. Nếu thời điểm bắt đầu dùng thuốc tránh thai mới là sau 5 ngày kể từ ngày đèn đỏ đầu tiên của kỳ kinh thì bạn cần tránh quan hệ không an toàn hoặc phải sử dụng các biện pháp tránh thai dự phòng, ví dụ "ba con sâu" khi quan hệ.
3. Lưu ý khi thay thuốc tránh thai khác loại
Có 2 loại thuốc phổ biến dạng kết hợp chứa estrogen, progestin và dạng chỉ chứa progestin.
- Nếu bạn từ dạng thuốc tránh thai kết hợp chứa estrogen và progestin sang thuốc tránh thai chỉ chứa progestin:
Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin ngay. Nếu thời điểm bắt đầu dùng thuốc tránh thai mới là sau 5 ngày kể từ ngày đèn đỏ đầu tiên của kỳ kinh thì bạn cần tránh quan hệ không an toàn hoặc phải sử dụng các biện pháp tránh thai dự phòng trong 2 ngày sau đó.
- Nếu bạn từ dạng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin sang dạng thuốc tránh thai kết hợp chứa estrogen và progestin:
Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang dùng thuốc tránh thai kết hợp ngay chứ không cần chờ đến kỳ kinh sau. Nếu thời điểm bắt đầu dùng thuốc tránh thai mới là sau 5 ngày kể từ ngày đèn đỏ đầu tiên của kỳ kinh thì bạn cần tránh quan hệ không an toàn hoặc phải sử dụng các biện pháp tránh thai dự phòng trong ít nhất 7 ngày sau đó để ngừa thai.
4. Theo dõi tác dụng phụ khi thay thuốc tránh thai
Bạn cần lưu ý rằng cơ thể bạn cũng cần điều chỉnh với loại hormone, hàm lượng và liều lượng hormone trong thuốc tránh thai mới. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị tinh thần vì có thể sẽ có một số tác dụng phụ khi thay thuốc tránh thai.
Trường hợp có tác dụng phụ xảy ra, đa số chuyên gia sức khỏe đều khuyên khi dùng một loại thuốc tránh thai mới, bạn nên đợi 3 tháng xem các tác dụng phụ có giảm bớt và biến mất không trước khi quyết định tiếp tục sử dụng hay ngưng sử dụng. Bạn cần kiên nhẫn một chút để đợi cơ thể điều chỉnh và thích ứng với thuốc tránh thai mới.
Các tác dụng phụ của thuốc tránh thai có thể bao gồm:
Kinh nguyệt không đều: Thuốc tránh thai có thể sẽ khiến bạn mất kinh nguyệt một số tháng.
Nhức đầu: Nhức đầu hoặc đau nửa đầu có thể xảy ra khi uống thuốc tránh thai do các tác dụng của hormone trong thuốc.
Buồn nôn: Bạn nên xem xét uống thuốc tránh thai khi dùng bữa hoặc trước khi đi ngủ. Nếu tình trạng buồn nôn kéo dài trên 3 tháng thì bạn nên khám bác sĩ.
Ra máu đột xuất: Khi dùng thuốc tránh thai mới, tình trạng ra máu âm đạo có thể xảy ra, tuy nhiên điều này không làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả thuốc tránh thai.
Đau vú: Khi uống thuốc tránh thai, ngực có thể lớn hơn và cũng có cảm giác mềm hơn hoặc đau ngực. Nếu tình trạng này kéo dài quá ba tháng, bạn cần trao đổi với bác sĩ để xin lời khuyên.
Giảm ham muốn chuyện ấy : Dùng thuốc tránh thai có thể làm giảm ham muốn chuyện ấy.
Thay đổi tâm trạng: Các hormone trong thuốc ngừa thai có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Tăng cân: Tăng cân có thể xảy ra trong khi uống thuốc tránh thai do giữ nước.
Những thay đổi về thị lực: Theo thời gian, thuốc tránh thai có thể làm giác mạc dày lên và có thể ảnh hưởng đến thị lực.
Gặp phải các tác dụng phụ trong 3 tháng đầu thay thuốc tránh thai mới là tình trạng thường gặp. Những ảnh hưởng này thường giảm dần theo thời gian khi cơ thể điều chỉnh và thích ứng với thuốc tránh thai mới.
Bạn không bắt buộc phải tiếp tục dùng thuốc tránh thai không phù hợp với mình. Hãy trao đổi với bác sĩ và tìm kiếm loại thuốc phù hợp nhất.
Thay thuốc tránh thai là vấn đề tương đối phổ biến khi gặp các vấn đề về sức khỏe, lối sống mới phát sinh. Bạn nên trao đổi và hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc tránh thai bạn đang xem xét sử dụng vì họ có nhiều chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực này. Khi có sự đồng ý của bác sĩ, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để quá trình thay thế thuốc tránh thai an toàn và hiệu quả nhất.
Theo hellobacsi.com
Kì kinh nguyệt nói gì về sức khỏe của bạn Một số đặc điểm của chu kì kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cho biết những gì đang diễn ra trong cơ thể bạn. Kinh nguyệt ra nhiều: Đây là vấn đề mà 1/3 phụ nữ gặp phải. Bạn phải thay băng vệ sinh hằng giờ, chu kì kéo dài lâu hơn một tuần, hoặc xuất hiện những cục máu lớn. Nguyên...