5 tên lửa phòng không nguy hiểm nhất trên thế giới

Theo dõi VGT trên

Ban đầu, các tên lửa phòng không được thiết kế nhằm bắn hạ máy bay đối phương nhưng hiện nay, nó đã được cải tiến để tiêu diệt cả trực thăng, máy bay ném bom tầm xa và máy bay không người lái.

Lần đầu tiên được Đức phát triển trong Thế chiến thứ Hai, hệ thống tên lửa phòng không nhanh chóng được các nước trên thế giới chạy đua sản xuất bởi nó cho phép các quốc gia vừa tấn công máy bay đối phương vừa bảo vệ không phận của mình.

Theo The National Interest, việc phát triển hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) để tiêu diệt các máy bay tầm thấp đã được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh du kích và lực lượng khủng bố. Tuy nhiên, sự xuất hiện ngày càng nhiều của MANPADS đang trở thành vấn đề đáng quan tâm đặc biệt tại Syria và Libya bởi chính phủ hai này đang mất quyền kiểm soát kho tên lửa quốc gia.

5 tên lửa phòng không nguy hiểm nhất trên thế giới - Hình 1

Tính hủy diệt của các hệ thống phòng không được đánh giá theo 2 tiêu chí: số lượng máy bay bị bắn rơi và độ chính xác hoạt động.

Dưới đây là danh sách 5 hệ thống tên lửa phòng không đáng sợ nhất trên thế giới được tác giả Kyle Mizokami liệt kê trên The National Interest:

SA-75 “Dvina” (NATO: SA-2)

SA-75 “Dvina” đứng đầu danh sách 5 hệ thống tên lửa phòng không nguy hiểm nhất thế giới không phải vì nó là loại hiện đại nhất hiện nay mà bởi sự trường tồn của nó.

Được thiết kế vào năm 1953, tên lửa đất đối không SA-75 “Dvina” vẫn được quân đội nhiều nước trên khắp thế giới sử dụng sau hơn 50 năm.

Về cơ bản, với chức năng là một hệ thống phòng không cố định được dùng để ngăn chặn các máy bay ném bom tầm cao, di chuyển nhanh của Mỹ, SA-2 được xem là trụ cột của Voyska PVO, lực lượng phòng không Liên Xô cũ.

Tên lửa hai tầng SA-2 sử dụng radar cảnh báo sớm P-12 (NATO gọi là Spoon Rest) và radar kiểm soát tên lửa RSN-75 “Fan Song”.

5 tên lửa phòng không nguy hiểm nhất trên thế giới - Hình 2

Năm 1959, phiên bản di động S-75 “Desna” đã được đưa vào sử dụng và phiên bản kế tiếp là S-75M “Volkov” cũng được triển khai vào năm 1961. Theo đó, S-75M “Volkov” có thể nhắm bắn các mục tiêu ở khoảng cách từ 7 – 43 km và ở độ cao 30 km.

Được xuất khẩu từ thời Liên Xô cũ, hệ thống SA-2 đã được các nước xã hội chủ nghĩa như Cuba và Mông Cổ tiên phong sử dụng và triển khai trong nhiều cuộc chiến như chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iran – Iraq, chiến tranh vùng Vịnh 1991,…

SA-2 trở thành hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên trên thế giới tiêu diệt máy bay khi bắn hạ máy bay trinh sát RB-57D của Đài Loan trên không phận Trung Quốc vào năm 1959.

SA-2 cũng từng là xương sống trong hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam khiến các phi công Mỹ khiếp sợ.

Theo báo cáo, quân đội Việt Nam đã bắn 5.800 lần SA-2 và tiêu diệt tổng cộng 205 máy bay Mỹ. Vào năm 1965, độ chính xác hạ mục tiêu của SA-2 là 1/15 lần phóng. Tới năm 1972, do Mỹ triển khai hệ thống phản công và chiến tranh điện tử, chiến thuật hiện đại, khả năng hạ mục tiêu của SA-2 giảm xuống còn 1/50 lần phóng.

Cho tới nay, SA-2 hiện vẫn nằm trong biên chế của 20 quốc gia và thường xuyên được hiện đại hóa để nâng cấp tuổi thọ Nạn nhân cuối cùng của SA-2 được cho là một chiếc chiến đấu cở Su-27 Flanker của Nga bị tiêu diệt trong chiến tranh Abkhazia hồi năm 1993.

9K32 Strela (NATO: SA-7 Grail)

SA-7 Grail là hệ thống tên lửa phòng không vác vai đầu tiên của Liên Xô cũ, vận tốc di chuyển tối đa là hơn 2.000 km/h và phạm vi hoạt động 4.500 km.

Video đang HOT

SA-7 được xem là sát thủ đối với các máy bay tấn công hoạt động tầm thấp của NATO. Trước đây, nhiều đơn vị trong quân đội Liên Xô đã sử dụng hệ thống SA-7. Do đó, một máy bay của NATO muốn bay qua không phận của một tiểu đoàn Liên Xô sẽ phải vượt qua vòng tấn công của 3 SA-7.

5 tên lửa phòng không nguy hiểm nhất trên thế giới - Hình 3

Hiện nay, SA-7 đang được các nhóm nổi dậy và khủng bố trên khắp thế giới sử dụng từ Syria tới Bắc Ireland và Tây Ban Nha. Trong đó, phiến quân Syria có được SA-7 là do cướp bóc của quân đội chính phủ và từng được sử dụng nhắm vào một trực thăng của Israeli tại dải Gaza năm 2012.

Trong cuộc nội chiến Rhodesian Bush, 2 máy bay chở khách của hãng hàng không Air Rhodesia đã bị quân nổi dậy sử dụng SA-7 bắn rơi.

2K12 Kub (NATO: SA-6 Gainful)

Sau khi tham chiến tại châu Âu, châu Phi và Trung Đông, hệ thống tên lửa phòng không SA-6 Gainful trở thành loại vũ khí đáng được quan tâm trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973.

Thực tế, SA-6 là một tên lửa dùng radar dẫn hướng được đặt trên bệ phóng có bánh xích. SA-6 có khả năng đánh chặn các máy bay từ khoảng cách 4 – 24 km và ở độ cao từ 50 – 13.700 m.

5 tên lửa phòng không nguy hiểm nhất trên thế giới - Hình 4

SA-6 trở nên nổi danh trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973 – thời điểm Ai Cập xâm chiến bán đảo Sinai. Vào lúc này, quân đội Ai Cập sở hữu tới 32 khẩu đội SA-6 để bảo vệ toàn bộ Các lực lượng số 2 và 3 của nước này. Radar của SA-6 còn có khả năng ngăn chặn các thiết bị thu nhận cảnh báo sớm radar của Không quân Israel (IAF).

Trong 3 ngày giao tranh đầu tiên, IAF đã thiệt hại mất 50 máy bay mà phần lớn bị tên lửa SA-6 tiêu diệt. Sự nguy hiểm của SA-6 đã buộc Tướng IAF đưa ra mệnh lệnh cấm các máy bay tiến gần kênh đào Suez nếu không cần thiết.

Thậm chí, không ít lần, tên lửa SA-6 đã ngăn chặn lục quân Israel tiếp nhận không vận. SA-6 tiếp tục trở thành nỗi khiếp sợ cho tới khi hệ thống phòng không của Ai Cập bị phá hủy do trúng không kích và Israel tổ chức phản công.

Kết thúc cuộc chiến Yom Kippur, IAF đã thiệt hại mất 40 máy bay F-4 Phantoms và A-4 Skyhawks dưới tay SA-6 tương đương 14% kho máy bay của IAF.

Hiện nay, SA-6 vẫn đang có mặt tại gần 30 quốc gia và được 22 nước sử dụng. Tên lửa SA-6 từng bắn hạ 2 chiến đấu cơ F-16 Vipers của Mỹ tại Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và tại Bosnia năm 1995.

Năm 2003, một khẩu SA-6 của Ba Lan đã không may bắn rơi một máy bay chiến đấu Su-22 Fitter của Không quân nước này trong một cuộc tập trận.

FIM-92 Stinger

Tên lửa Stinger là thế hệ thứ hai của MANPADS và được đặt tên theo một ngọn núi của Afghanistan. Stinger từng là sát thủ đối với các thế hệ trực thăng và máy bay của Liên Xô cũ.

Giống như SA-7, tên lửa Stinger được thiết kế cho các lực lượng lục quân Mỹ tự bảo vệ mình khỏi các máy bay tấn công mặt đất của đối phương. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn với SA-7 là Stinger có năng lực “toàn diện”: vừa phát hiện vừa tấn công máy bay đối phương ở mọi góc độ.

5 tên lửa phòng không nguy hiểm nhất trên thế giới - Hình 5

So với các thế hệ tên lửa trước đây, Stinger hiện được trang bị đầu đạn cỡ lớn có khả năng bắn hạ các máy bay chiến thuật thay vì chỉ làm hư hại chúng.

Mỹ đã ngầm cung cấp cho quân nổi dậy Afghanistan các tên lửa Stinger vào năm 1986. Theo đó, 500 bệ phóng cầm tay và 1.000 quả tên lửa đã được phân phát như “kẹo que” cho nhóm vũ trang Hồi giáo, Nạn nhân đầu tiên của Stinger là chiếc trực thăng Mi-8MT Hip bị bắn rơi tại Jalalabad ngày 25/9/1986. Liên Xô cũ cũng đã mất 270 chiếc máy bay dưới tay của Stinger từ năm 1986 – 1989.

MIM-104 Patriot

Là một trong số hệ thống tên lửa nổi tiếng nhất trên thế giới, tên lửa Patriot của quân đội Mỹ trở thành nỗi kinh hoàng trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 khi nó được sử dụng để bảo vệ các lực lượng Liên minh và các trung tâm đông dân cư tại Israel khỏi sự tấn công từ tên lửa Scud của Saddam Hussein.

Ban đầu, Patriot được thiết kế để phòng thủ trước sự tấn công từ máy bay nhưng hiện nay, nó đã có khả năng ngăn chặn trực thăng, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái của đối phương.

5 tên lửa phòng không nguy hiểm nhất trên thế giới - Hình 6

Tổ hợp Patriot được chia thành hai loại tên lửa là PAC-2/GEM và PAC-3 MSE. Trong đó, PAC-2/GEM có khả năng bắn hạ các loại máy bay và tên lửa hành trình. Mỗi bệ phóng chứa 4 tên lửa PAC-2/GEM với phạm vi hoạt động 7 km và độ cao tối đa là 25.600 km.

PAC-3 MSE lại được thiết kế riêng để bắn rơi các tên lửa đạn đạo. Với cấu trúc nhỏ gọn hơn so với PAC-2/GEM, mỗ bệ phóng có thể chứa tới 12 tên lửa PAC-3 MSE. PAC-3 MSE có phạm vi hoạt động là 35 km và độ cao tối đa 34.000 km.

Patriot là sản phẩm tên lửa được sản xuất vào thập niên 70 và 80 nhưng đến nay, nó đã liên tục được nâng cấp. Dù thất bại trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, trong lần tham chiến tại Iraq năm 2003, hiệu quả hoạt động của Patriot được ghi nhận là bắn 9 trúng 9 nhằm vào các tên lửa đạn đạo của Iraq.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Theo Infonet

Chiến tích của "sát thủ diệt hạm" P-15 mà Việt Nam sở hữu

P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2 Styx) là loại tên lửa diệt hạm có lịch sử tham chiến sớm nhất, dày dạn nhất.

Khi nhắc tới những chiến công của tên lửa đối hạm, người ta thường nhớ ngay tới tên lửa Exocet của Pháp. Tuy nhiên loại tên lửa đối hạm có lịch sử tham chiến sớm nhất và dày dạn nhất lại là P-15 Termit của Liên Xô. Đây là một trong những loại tên lửa diệt hạm được xem là thành công nhất trên thế giới, trang bị cho nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam).

Lần tham chiến đầu tiên của tên lửa P-15 xảy đến không lâu sau cuộc chiến Sáu Ngày năm 1967, trong suốt cuộc chiến được gọi là "Chiến tranh tiêu hao" khi lực lượng vũ trang của Israel và Ai Cập liên tục đụng độ xung quanh khu vực bán đảo Sinai.

Chiến tích của sát thủ diệt hạm P-15 mà Việt Nam sở hữu - Hình 1

Tên lửa hành trình chống tàu P-15 Termit (SS-N-2).

Bẻ đôi khu trục Israel

Vào ngày 21/10/1967, khu trục hạm Eliat của Israel khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu đã phạm phải sai lầm khi tiến đến quá gần cảng Said. Khi đó, 2 tàu tên lửa lớp Komar của Ai Cập vũ trang với 2 tên lửa P-15 mỗi chiếc đã khai hỏa 4 tên lửa từ vị trí bên trong bến cảng, 3 tên lửa đầu tiên đã đánh trúng mục tiêu khiến tàu chiến của Israel bị bẻ gãy làm đôi và nhanh chóng chìm xuống nước. Tên lửa thứ 4 khi bay đến nơi thì mục tiêu của nó chỉ còn là những mảnh vỡ nhỏ. Thất bại này là một cú sốc lớn cho lực lượng Hải quân Israel nhưng cũng thúc đẩy họ nhanh chóng phát triển những biện pháp đối phó lại tên lửa chống tàu.

Theo nguồn tin đặc biệt từ các chuyên gia tên lửa của Nga là A.E. Taras và A. Shirokorad thì chiến công khác của tên lửa P-15 đến vào đúng 1 năm sau đó.Vào ngày 21/10/1968, các tàu tên lửa Osa của Ai Cập đã phóng một loạt tên lửa P-15 và đánh chìm "tàu buôn" 10.000 tấn của Israel được hoán cải thành tàu do thám. Cuộc đụng độ này được báo cáo là diễn ra ở gần bờ biển Ai Cập, tuy nhiên thông tin này sau đó đã không được Phương Tây xác nhận.

Chiến tích của sát thủ diệt hạm P-15 mà Việt Nam sở hữu - Hình 2

Tàu tên lửa Project 183 Komar (Việt Nam được viện trợ một số tàu loại này trong kháng chiến chống Mỹ).

Thất bại đau đớn

Trong suốt cuộc chiến Yom Kippur diễn ra vào năm 1973, P-15 thu được rất ít thành công. Theo nguồn tin phương Tây thì từ ngày 6 đến 12/11/1973 đã có tới 54 tên lửa P-15 được bắn đi nhưng không có kết quả. Điều này cũng được các chuyên gia Nga xác nhận và họ cũng xác nhận cả việc có 7 tàu Ai Cập và Syria bị bắn chìm, chủ yếu là tàu nhỏ như tàu đánh cá, tàu tuần tra và tàu tên lửa nhỏ - "tác giả" là tên lửa Gabriel Mk1 của Israel.

Theo đó, cuộc chạm trán đầu tiên của cuộc chiến Yom Kippur xảy ra trong đêm 6-7/10/1973 gần Latakia trên bờ biển Syria. Hải quân Israel sử dụng máy bay trực thăng bay chậm tại độ cao rất thấp để mô phỏng mục tiêu tàu hải quân. Không có tàu chiến Israel nào bị bắn trúng sau loạt tên lửa P-15 của Syria trong khi chính họ lại bị mất 1 tàu T-34 lớp Jarmuk và 3 tàu phóng lôi bởi các tên lửa Gabriel.

Những tàu tên lửa Syria đã phải rút lui sau đó, họ không kịp nhận ra các tên lửa của mình đã bị đánh lừa bởi mục tiêu giả là trực thăng của Israel. Cùng đêm, một thủ đoạn tương tự được lặp lại trong cuộc đụng độ giữa Hải quân Israel với Hải quân Ai cập ở phía bắc bán đảo Sinai.

Chiến tích của sát thủ diệt hạm P-15 mà Việt Nam sở hữu - Hình 3

Tên lửa chống tàu Gabriel MK1 đã khiến tàu tên lửa Ai Cập, Syria "ôm hận" dưới đáy biển.

Đến đêm 10-11/10, gần Latakia đã xảy ra một trận đấu tên lửa qua lại giữa những tàu chiến Israel và Syria mà không có sự tham gia của máy bay trực thăng. Các tàu chiến Syria dàn quân bên ngoài bến cảng của họ dọc theo những tàu hàng. Trong trận chiến này, tên lửa Gabriel đã đánh chìm 2 chiến hạm của Syria nhưng cũng đánh trúng cả tàu hàng của các nước trung lập đang neo trong cảng (tàu Tsimentaros của Hy Lạp và Maru Yamashuro của Nhật).

Theo nguồn tin Israel thì tất cả các tàu của họ đều an toàn nhưng thực tế trong trận này có ít nhất 1 tàu tên lửa Sa'ar bị đánh chìm (nguồn tin Nga nói là có 3 chiếc). Vào đêm hôm sau, thủ đoạn máy bay trực thăng lần nữa được sử dụng một cách thành công trong cuộc chạm trán gần Tartus ngoài bờ biển Syria. Đã không có tàu Israel nào bị đánh trúng bởi loạt tên lửa P -15 được bắn đi từ các tàu tên lửa của Syria. Bên phía Syria, 2 tàu tên lửa Komar bị chìm bởi tên lửa Gabriel và 1 tàu hàng của Liên Xô Ilya Mechnikov cũng bị đánh trúng. Cũng đêm hôm đó, 1 cuộc chạm trán tương tự đã xảy ra gần bờ biển cảng Said.

"Kẻ hủy diệt" tái sinh

Từ kinh nghiệm cuộc chiến Yom Kippur, Liên Xô nhận ra tính dễ tổn thương của tên lửa P-15 trước các biện pháp đối phó chủ động và bị động của đối phương. Những điều chỉnh đã được triển khai để cho ra đời phiên bản P-15U và phiên bản P-15T được bổ sung đầu dò hồng ngoại nhằm tăng xác suất bắn trúng mục tiêu cho tên lửa. Điều này đã được chứng minh trong cuộc xung đột giữa Pakistan và Ấn Độ vào tháng 12/1971.

Trong đêm 3-4/12/1972 các tàu Osa của Hải quân Ấn Độ làm nhiệm vụ cách Bombay 900km gần khu vực Karachi đã bắn 11 tên lửa (7 quả P-15U và 4 P-15T) thu được kết quả khá tốt. Trong cuộc tấn công, 1 khu trục hạm của Pakistan mang tên Khaiba và 1 tàu đánh cá Muhafiz đã bị bắn chìm. Chiếc Khaiba bị chìm sau khi trúng 2 tên lửa P-15U còn chiếc Muhafiz thì bị chìm ngay sau khi trúng 1 tên lửa. Tàu Osa tên Nighat của Ấn Độ đã được ghi nhận là đã bắn chìm tàu Khaiba trong khi chị em của nó, chiếc Veer đã bắn chìm Muhafiz. Chỉ có 70 trên 289 thủy thủ của Pakistan được cứu sống.

Chiến tích của sát thủ diệt hạm P-15 mà Việt Nam sở hữu - Hình 4

Tàu tên lửa Osa.

Cũng trong cuộc chiến này đã ghi nhận việc lần đầu tiên tên lửa đối hạm P-15 được sử dụng để tấn công mục tiêu trên đất liền. Ngày 4/12/1971, nhà máy lọc dầu ở Keamari đã bị tấn công, những bồn chứa dầu lớn bị hun nóng bởi mặt trời vào ban ngày và ban đêm chúng phát ra nhiệt. P-15T với đầu dò hồng ngoại đã bắt được mục tiêu và gây ra khá nhiều thiệt hại.

Cuộc tấn công bằng tên lửa thứ hai diễn ra 4 ngày sau đó, ngày 8/12/1971, tàu Vinash lớp Osa đã khai hỏa 4 tên lửa gồm 1 P-15Tvà 3 P-15U. Theo phía Pakistan, tên lửa đầu tiên lướt qua những tàu neo tại bến, bay dọc qua đảo Manora và đánh trúng bồn chứa dầu tại nhà máy lọc dầu Keamari. Còn lại 3 tên lửa dẫn bởi rađa P-15U đã đánh trúng 3 tàu khác được neo ở Manora (hai trong số chúng là những tàu hàng: Harmattan (Anh) và Gulf Star (Panama). Chiếc đầu tiên bị chìm còn chiếc kia bị hư hỏng nghiêm trọng. Tàu thứ 3, chiếc Dacca vẫn sống sót mặc dù bị đánh trúng thùng chứa dầu.

Trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq Quân đội Iran đã sử dụng tên lửa HY-2 (bản sao của P-15 do Trung Quốc sản xuất) để khống chế vịnh Ba Tư và cũng thu được 1 số thành công. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, Iraq cũng đã bắn 2 quả HY-2 vào chiếc USS Missouri nhưng một quả bị tên lửa Sea Dart đánh chặn còn quả kia đã trượt mục tiêu.

Chiến tích của sát thủ diệt hạm P-15 mà Việt Nam sở hữu - Hình 5

Tàu tên lửa Osa Ấn Độ phóng tên lửa P-15 Termit.

Lần gần đây nhất tên lửa P-15 được sử dụng bởi quân đội Lybia khi họ bắn tên lửa P-15 mà không có radar dẫn đường vào một tàu chiến của Italy đang làm nhiệm vụ phong tỏa bờ biển, tên lửa đã đi chệch mục tiêu tới 2km.

Tên lửa P-15 với nhiều nhược điểm như kích thước lớn, tốc độ chậm, bay hành trình cao, cơ động kém, dễ bị gây nhiễu tỏ ra không còn phù hợp trong tác chiến hải quân hiện đại và đang được nhiều nước thay thế bằng những loại tên lửa diệt hạm tiên tiến hơn. Có lẽ chúng ta sẽ khó mà được nhìn thấy một lần tham chiến nào khác của tên lửa P-15 Termit trong thế kỷ 21 này.

Theo Kiến Thức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Rủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồngRủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồng
    22:09:31 20/12/2024
    Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
    07:29:22 22/12/2024
    Du học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chứcDu học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
    04:29:12 21/12/2024
    Hãng hàng không Mỹ tung gói 'buffet bay không giới hạn' với giá chỉ 299 USD/nămHãng hàng không Mỹ tung gói 'buffet bay không giới hạn' với giá chỉ 299 USD/năm
    15:16:34 20/12/2024
    Cảnh báo 12 loại thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu cao nhất tại MỹCảnh báo 12 loại thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu cao nhất tại Mỹ
    03:49:13 21/12/2024
    Quyền lực ngầm của tỷ phú Elon Musk với chính trường MỹQuyền lực ngầm của tỷ phú Elon Musk với chính trường Mỹ
    21:53:18 20/12/2024
    Xe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vongXe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vong
    10:47:02 21/12/2024
    EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"
    09:50:14 21/12/2024

    Tin đang nóng

    Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
    08:20:00 22/12/2024
    Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'
    07:17:20 22/12/2024
    Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."
    09:18:47 22/12/2024
    Từng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối nămTừng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối năm
    06:55:23 22/12/2024
    Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững ngườiBố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
    10:11:52 22/12/2024
    Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"
    07:07:16 22/12/2024
    Sự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCMSự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCM
    06:45:47 22/12/2024
    Tóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo TrâmTóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo Trâm
    08:29:13 22/12/2024

    Tin mới nhất

    Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

    Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

    13:32:52 22/12/2024
    Trong cuộc chất vấn tại Quốc hội trước đó, ông Moon Sang Ho nói rằng chỉ biết về tuyên bố thiết quân luật thông qua bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
    Vụ lao xe tại Đức: Giới chức nhận định vụ tấn công có chủ đích

    Vụ lao xe tại Đức: Giới chức nhận định vụ tấn công có chủ đích

    13:30:52 22/12/2024
    Đây không phải là lần đầu tiên một vụ tấn công tại chợ Giáng sinh ở Đức gây chấn động thế giới. Thảm kịch năm 2016 tại Berlin, nơi một chiếc xe tải lao vào đám đông, khiến 12 người thiệt mạng, vẫn còn in đậm trong ký ức của người dân Đứ...
    LHQ gia hạn hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình tại CHDC Congo

    LHQ gia hạn hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình tại CHDC Congo

    12:10:02 22/12/2024
    LHQ đang triển khai 10.960 binh sĩ gìn giữ hòa bình và 1.750 nhân viên, chủ yếu ở miền Đông của CHDC Congo. Năm 2023, Tổng thống nước này Felix Tshisekedi của nước này đã kêu gọi phái bộ đẩy nhanh tiến độ rời đi.
    Tỷ phú Elon Musk kêu gọi Thủ tướng Đức từ chức

    Tỷ phú Elon Musk kêu gọi Thủ tướng Đức từ chức

    12:08:34 22/12/2024
    Bên cạnh đó, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới cũng đã chia sẻ những nội dung trên mạng xã hội nhằm gửi lời chia buồn về thảm kịch trên tại nước Đức.
    Thủ tướng Canada đối diện nguy cơ bị phế truất

    Thủ tướng Canada đối diện nguy cơ bị phế truất

    12:06:28 22/12/2024
    Trước khi ông Singh đưa ra thông báo, một nguồn tin thân cận với Thủ tướng Trudeau cho biết ông sẽ nghỉ Giáng sinh để suy nghĩ về tương lai của mình và khó có thể đưa ra bất kỳ thông báo nào trước tháng 1 năm tới.
    Lô vũ khí cuối cùng gửi Ukraine của Tổng thống Biden gồm những gì?

    Lô vũ khí cuối cùng gửi Ukraine của Tổng thống Biden gồm những gì?

    12:04:24 22/12/2024
    Gói viện trợ theo chương trình USAI có thể là một trong những bước đi cuối cùng mà Mỹ thực hiện nhằm hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
    Vụ tấn công khủng bố ở Đức: Nghi phạm là một bác sĩ 50 tuổi

    Vụ tấn công khủng bố ở Đức: Nghi phạm là một bác sĩ 50 tuổi

    11:07:25 22/12/2024
    Tờ Die Welt đưa tin một kiện hành lý được tìm thấy trên ghế phụ và chưa rõ liệu có thiết bị nổ bên trong hay không , thêm rằng các cơ quan chức năng chưa loại trừ kịch bản này .
    Bồ Đào Nha phản đối Nga sau vụ không kích trúng các đại sứ quán tại Kiev

    Bồ Đào Nha phản đối Nga sau vụ không kích trúng các đại sứ quán tại Kiev

    10:56:38 22/12/2024
    Ngoại trưởng Rangel cũng tiết lộ Bồ Đào Nha sẽ phối hợp với Liên minh châu Âu để áp dụng thêm các biện pháp đáp trả Nga trong thời gian tới.
    Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

    Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

    09:11:05 22/12/2024
    Sáng 20.12 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden hôm 19.12 đã điện đàm với Giáo hoàng Francis và nhận lời mời thăm Vatican vào tháng sau.
    Mỹ tăng gấp đôi binh sĩ đóng tại Syria

    Mỹ tăng gấp đôi binh sĩ đóng tại Syria

    09:07:19 22/12/2024
    Lầu Năm Góc ngày 19.12 cho biết hiện có 2.000 quân nhân Mỹ đồn trú tại Syria, hơn gấp đôi so với con số 900 binh sĩ như số liệu thời gian qua.
    Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức

    Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức

    07:44:20 22/12/2024
    Tổng thống đắc cử Donald Trump gây áp lực khiến Hạ viện Mỹ chưa thông qua được dự luật chi tiêu và chính phủ đương nhiệm có nguy cơ bị đóng cửa.
    Ông Yoon Suk Yeol bác bỏ cáo buộc nổi loạn

    Ông Yoon Suk Yeol bác bỏ cáo buộc nổi loạn

    07:41:27 22/12/2024
    Ông Yoon đã bị quốc hội luận tội và đình chỉ chức vụ, chờ tòa án xem xét phế truất. Đồng thời, nhiều cơ quan đã mở cuộc điều tra hình sự đối với ông về cáo buộc nổi loạn.

    Có thể bạn quan tâm

    Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

    Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

    Nhạc quốc tế

    13:41:22 22/12/2024
    Với lời chia sẻ của Rosé, cộng đồng fan có thêm niềm tin rằng sẽ sớm một ngày cô sẽ quay trở lại Việt Nam vào một ngày không xa.
    Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

    Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

    Tv show

    13:34:52 22/12/2024
    Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.
    Khoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳng

    Khoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳng

    Sao việt

    13:29:54 22/12/2024
    1 năm sau khi kết hôn, Phương Lan và Phan Đạt trở thành tâm điểm trên mạng xã hội vì những bài đăng gây xôn xao.
    Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

    Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

    Netizen

    13:06:50 22/12/2024
    Mới đây, một video gây tranh cãi trên mạng khi ghi lại cảnh cô gái Hàn Quốc đi du lịch một mình ở Đà Nẵng, rồi bị người đàn ông lạ kéo vào và có hành động nhạy cảm.
    'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa

    'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa

    Phim châu á

    12:43:29 22/12/2024
    Tập 8 Khi điện thoại đổ chuông chạm đỉnh rating khi diễn biến phim ngày càng gay cấn, nam chính Baek Sa Eon gặp nạn, bất tỉnh trong biển lửa.
    Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

    Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

    Lạ vui

    12:31:28 22/12/2024
    Một cây cầu đất nối liền châu Âu và châu Phi vẫn còn tồn tại nếu như không có thảm họa giúp tái sinh Địa Trung Hải.
    Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

    Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

    Mọt game

    12:21:49 22/12/2024
    Đó chính là Shenhe một nữ nhân vật 5 sao hệ Băng được miHoYo ra mắt lần đầu ở phiên bản 2.4. Sở dĩ, gọi Shenhe là nhân vật hiếm nhất Genshin Impact không phải là không có lý do.
    Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

    Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

    Thời trang

    12:01:10 22/12/2024
    Khi những ngày xuân đang dần về gần, một trong những lựa chọn không thể bỏ qua để khoe sắc chính là chiếc áo yếm - biểu tượng của sự duyên dáng, thanh lịch và một chút cổ điển nhưng vẫn rất thời thượng.
    Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

    Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

    Sao thể thao

    11:39:31 22/12/2024
    Hai em nhỏ được Thủ tướng Phạm Minh Chính bế trên SVĐ Việt Trì, Phú Thọ là những gương mặt thân quen làng bóng đá.
    Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

    Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

    Làm đẹp

    11:18:23 22/12/2024
    Ngoài có mặt trong kem chống nắng, Titan dioxide còn được dùng trong các sản phẩm khác như phấn nén, đồ trang điểm có SPF, mỹ phẩm làm trắng hoặc kem dưỡng da.
    Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

    Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

    Sáng tạo

    11:04:24 22/12/2024
    Tòa nhà 8 tầng có 1.182 tấm pin quang điện trên mặt tiền, thu thập ánh sáng mặt trời và chuyển thành điện. Hệ thống này thu được năng lượng nhiều hơn 50 lần so với các tấm pin mặt trời trên mái nhà tại các khu dân cư.