5 tập tục đón năm mới kỳ lạ nhất thế giới
Dưới đây là những tập tục kì lạ có nguồn gốc từ xa xưa mà tổ tiên loài người vẫn thực hiện để khởi đầu một năm mới.
Lễ hội say xỉn (Ai Cập)
Tên lễ hội nghe có vẻ khôi hài nhưng thực ra nó lại có nguồn gốc rất sâu sắc từ thần thoại Ai Cập. Theo đó, trước ý định hủy diệt toàn bộ loài người của vị thần chiến tranh Sekhmet, thần mặt trời đã can thiệp bằng cách đưa ra lượng lớn bia có màu máu của bà. Thần Sekhmet uống chỗ bia đó và lăn ra bất tỉnh trước khi kịp thực hiện ý định trên.
Để mừng sự kiện con người được cứu sống, người Ai Cập uống rất nhiều bia rượu vào đầu năm mới. Họ sẽ phải uống cho đến khi say mèm, lăn ra bất tỉnh thì thôi dù đó là ở đền thờ hay ngoài đường. Những người còn tỉnh táo có nhiệm vụ đi quanh thành phố và đánh thức những người khác bằng các hồi trống lớn. Sau đó tất cả mọi người tham gia vào các buổi lễ tôn giáo và cầu xin sự trợ giúp từ các vị thần trong năm mới.
Lễ hội Hogmanay ( Scotland)
Hogmanay là một lễ hội cổ đại khác vào đầu năm mới mà vẫn tồn tại cho tới ngày nay. Do các ngày lễ cổ đại bị lấn át bởi các truyền thống của đạo Thiên chúa ở thời Trung cổ và việc tổ chức các nghi lễ trùng thời điểm với lễ Giáng sinh. Ở Scotland, truyền thống ăn mừng và tặng quà được dời tới ngày đầu năm mới và đặt tên là Hogmanay. Cái tên này có nguồn gốc từ năm 1604 nhưng rất nhiều nghi lễ truyền thống xuất hiện trước đó rất lâu.
Ngoài truyền thống xông đất giống ở nước ta, còn rất nhiều nghi lễ cổ khác được thực hiện theo kiểu cổ. Việc đốt đuốc và diễu hành ban đêm là một phần quan trọng của lễ hội vì lửa đại diện cho sự trở lại của mặt trời. Và còn một nghi lễ có phần nguy hiểm từ lâu đời ở Stonehaven. Đó là người ta sẽ tạo ra những quả cầu lớn bằng rơm và sáp nến, cắm chúng lên cột và đốt lửa, sau đó tất cả mọi người cùng diễu hành qua các con phố với chúng.
Video đang HOT
Lễ hội Janus (La Mã)
Tên tháng 1 trong tiếng Anh (January) có nguồn gốc từ Janus – vị thần cai quản sự khởi đầu và kết thúc theo văn hóa La Mã cổ đại. Vị thần Janus có 2 khuôn mặt (một nhìn ra trước và một nhìn ra sau) được tôn vinh bằng lễ hội được tổ chức vào ngày đầu tiên của năm. Người La Mã thời đó lấy hình ảnh Janus để thể hiện những gì mình làm ngày đó.
Trong ngày này, họ sẽ nhìn về những ngày đã qua phía sau và lên kế hoạch cho những ngày sắp tới trong năm. Họ cũng tin rằng những gì mình làm trong ngày đầu năm cũng sẽ theo họ tới hết năm. Do đó, đây là ngày để tặng quà, tránh những ý nghĩ độc ác và xấu xa, kết thúc các cuộc cãi vã và luôn cư xử tốt với mọi người. Các món quà và đồ ăn được tặng cho người khác và dâng lên thần Janus.
Lễ hội Akitu ( Babylon)
Akitu là lễ hội năm mới của người Babylon, thường được tổ chức vào tháng 3 hoặc 4 hàng năm. Lễ hội này nhằm tôn vinh vị thần tối cao Marduk và đánh dấu thời điểm bắt đầu mùa trồng trọt. Với người dân, khởi đầu lễ hội là một tuần nghỉ lễ và ăn mừng. Tuy nhiên với vị vua trị vì vương quốc thì lại khác. Ông sẽ bắt đầu lễ hội bằng việc tới ngôi đền Nabu, ở đó các vị thầy tu sẽ đưa cho ông một cây vương trượng. Sau đó vị vua sẽ đi tới thành phố Borsippa và ở lại qua đêm. Khi vị vua trở lại Babylon và tới ngôi đền, ông sẽ bỏ hết vũ khí và con dấu hoàng gia để tiến tới vị thần với sự cung kính. Sau nghi lễ này, người ta sẽ tổ chức các buổi diễu hành với tượng thần, ca hát và cả các nghi lễ hiến tế.
Lễ hội Krios và Iasion ( Hi Lạp)
Cả hai vị thần Krios và Iasion đều gắn liền với việc đón mừng năm mới ở Hi Lạp cổ. Krios là một trong các vị thần Titan, và chòm sao Krios được mô tả với hình dáng bộ sừng của một cừu và kết nối với chòm sao Aries. Aries là chòm sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời mùa xuân, và gắn liền hình ảnh của Krios với năm mới.
Trong khi đó, Iasion là một bán thần, con trai của thần Zeus và bản thân Iasion lại là người tình của vị thần nông nghiệp Demeter. Theo các câu truyện thần thoại, sau khi thần Zeus hay tin hai vị thần trên có quan hệ tình cảm với nhau, ông đã giết Iasion. Để tưởng nhớ Iasion và Demeter, việc cày ba đường trên các cánh đồng trở thành một phần quan trọng trong các lễ hội trồng trọt để chào đón năm mới.
Theo Dantri
Tìm thấy bút tích lời nguyền ma thuật 1700 năm tuổi
Các nhà khảo cổ vừa tìm thấy một tấm bảng khắc lời nguyền hơn 1700 năm tuổi trong một khu nhà La Mã ở thành phố David, Jerusalem.
Một tấm bảng chì có niên đại cách đây 1700 năm và có thể được viết bởi một thầy phép vừa được tìm thấy trong một khu nhà đổ nát ở Jerusalem.
Tấm bảng chì khắc lời nguyền có niên đại 1700 tuổi được tìm thấy tại Jerusalem.
Địa điểm này được khai quật ở khu vực được gọi là "Thành phố của David", Jerusalem, nơi con người đã sinh sống ít nhất từ 6000 năm nay.
Khu nhà tại thành phố Jerusalem, nơi tìm thấy bút tích ghi lại lời nguyền cổ xưa.
Các đoạn chữ được viết bằng tiếng Hy Lạp, trong đó một phụ nữ tên là Kyrilla đã gọi tên 6 vị thần để đặt lời nguyền lên người có tên Iennys: "Ta đánh xuống và đóng đinh lưỡi, đôi mắt, cơn giận dữ, sự chống đối của Iennys", một phần lời nguyền được dịch ra. Kyrilla xin các vị thần bảo đảm "hắn không chống lại, và không thể nói hay làm gì bất lợi cho Kyrilla ..."
Nội dung của tấm bảng là lời nguyền rủa viết bằng tiếng Hy Lạp
Để hoàn thành mục đích, Kyrilla đã kết hợp các yếu tố từ 4 tôn giáo khác nhau- Robert Walter Daniel ở Đại học Cologne cho biết. Trong 6 vị thần, có bốn vị thần Hi Lạp (Hermes, Persephone, Pluto và Hecate), một vị thần Babylon (Ereschigal) và một vị thần Gnostic (Abrasax). Ngoài ra, các đoạn chữ còn có những từ ngữ ma thuật như "Iaoth" có nguồn gốc từ tiếng Do Thái.
Lời nguyền này có thể đã được tạo ra bởi một thầy phép chuyên nghiệp, người đã sử dụng búa và đinh để thực hiện các nghi lễ nhằm tăng tính hiệu quả cho lời nguyền. "Việc đóng đinh là một cách điều khiển người bị nguyền rủa", Daniel cho biết thêm.
Kyrilla và người bị nguyền rủa đều là những người trong tầng lớp trung lưu hay thượng lưu của La Mã. Nhiều khả năng là họ đã dính vào một vụ kiện cáo do tấm bảng này có những đặc điểm giống các tấm bảng được tìm thấy ở đảo Síp, vốn là vật dụng đã từng được sử dụng trong các vụ kiện. Thêm vào đó, từ ngữ trong đoạn văn bản này gợi tới các vấn đề kiện tụng.
Tấm bảng được khai quật ở phía Tây Bắc một khu nhà. Căn phòng đặt tấm bảng đã bị sập hoàn toàn, nhưng các hiện vật khai quật được quanh đó có thể cho biết về nội thất của căn phòng khi nó còn được sử dụng. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa được rõ mục đích của căn phòng này. Tuy nhiên, nhân vật Iennys có thể có liên quan nhiều tới mức tấm bảng nguyền rủa này được cố tình đặt trong chính căn phòng đó. "Do lời nguyền nhắm tới Iennys, nó có thể được giấu ở nơi ông ta hay tới", Daniel cho biết thêm. Có thể Iennys sống hoặc làm việc ở khu nhà này hoặc ở gần khu vực có căn phòng đó.
Theo Dantri
Chuyện kỳ quặc: Năm mới đàn ông, đàn bà đánh nhau... 'tóe khói' Từ đàn ông, đàn bà, già, trẻ, thậm chí cả trẻ con cũng được... đánh nhau. Đây là lễ hội đặc biệt của người Peru để tiễn đen đủi năm cũ, chào đón năm mới sắp đến. Khắp nơi diễn ra các cuộc hát hò, nhảy múa, ăn uống suốt ngày đêm. Ở thị trấn Santo Tomas, tỉnh Chumbivilcas, thuộc Peru, vùng đất...