5 tác hại đáng sợ nếu thường xuyên nhịn “xì hơi”, ai cũng cần biết
Trung bình một người bình thường “xì hơi” từ 5- 15 lần/ngày và điều này là hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Nếu bạn có thói quen thường xuyên “nhịn” thì hãy đề phòng 5 tác hại này.
1. Cơ thể có thể tái hấp thu nó
Khi chúng ta nhịn “xì hơi”, cơ thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tái hấp thu nó. Những khí này được đưa vào cơ thể tuần hoàn trở lại và cũng có thể thoát ra ngoài qua hơi thở hoặc khi bạn ợ hơi.
2. Có thể dẫn đến đau và ợ chua
Khi bạn co cơ để nhịn “xì hơi”, điều này sẽ tạo áp lực bên trong cơ thể và dẫn đến đau, khó tiêu và ợ chua. Nếu thực hiện thường xuyên, nó cũng có thể gây viêm đường tiêu hóa.
3. Ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột
Video đang HOT
“Xì hơi” giúp loại bỏ áp lực trong cơ thể. Thường xuyên có thói quen nhịn “xì hơi” có thể gây kích ứng đại tràng và bệnh trĩ.
4. Bạn luôn cảm thấy bị đầy hơi
Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về việc việc nhịn “xì hơi” có thực sự khiến bạn cảm thấy đầy hơi hay không. Nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, điều này khiến bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn giống như cảm giác bị đầy hơi.
5. Dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe
“Xì hơi” là điều hoàn toàn bình thường và thậm chí là tốt cho sức khỏe. Nếu phát hiện có mùi hoặc bất kỳ bất thường nào khác có thể là dấu hiệu chỉ ra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như không dung nạp thức ăn và các vấn đề tiêu hóa. Nếu thấy có những điều bất thường, tốt nhất bạn nên chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn.
Làm gì để hạn chế “xì hơi” to tiếng và quá thường xuyên?
- Tránh các loại đồ uống có ga vì chúng tạo ra nhiều khí hơn trong cơ thể.
- Nhai kỹ và chậm.
- Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm như chuối, khoai tây, ngũ cốc và lúa mì để ngăn ngừa “vì hơi” nặng mùi.
Cảnh giác với mầm mống ung thư nguy hiểm dễ bị chẩn đoán nhầm
Trào ngược dạ dày - thực quản là bệnh phổ biến, có thể có triệu chứng ợ chua, nóng... hoặc không. Những người bị trào ngược làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Tôi bị trào ngược thực quản, viêm hang vị dạ dày không có HP. Tôi đang uống thuốc nhưng dạo này có cảm giác thức ăn trào ngược lên, nghẹn và tức. Tôi cũng bị đau họng và đã đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán viêm họng, theo dõi thêm viêm xoang nhưng hết thuốc mà họng tôi vẫn đau, đặc biệt ở vùng dưới cuống họng. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì?
(Bích Ngọc, Hà Nội)
ThS.BSCK II Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội): Trào ngược dạ dày - thực quản là một rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch axit trong dạ dày hoặc thức ăn trào ngược từ dạ dày lên trên thực quản. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn tuổi. Khi dịch axit trào lên như vậy sẽ gây những tổn thương ở thực quản, họng, miệng dẫn đến một số biểu hiện hay gặp như: nuốt đau, nuốt khó, viêm họng mạn tính, khàn tiếng, viêm thanh quản, sâu răng, hôi miệng, đau tức ngực, tăng tiết nước bọt...
Những dấu hiệu này khiến các bệnh nhân thường đến gặp các bác sĩ chuyên khoa khác như: tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt,... từ đó dẫn đến việc điều trị không triệt để, vì căn nguyên của nó là trào ngược dịch dạ dày lên thực quản.
Bệnh này thường gặp ở các bệnh nhân có tăng tiết dạ dày như hội chứng Zollinger-Ellison; bệnh nhân xơ cứng bì, tăng canxi trong máu; thừa cân, béo phì; phụ nữ khi mang thai; mặc đồ bó, đồ chật; hút thuốc lá; stress; ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chua; lạm dụng đồ uống có cồn như bia, rượu...
Chẩn đoán trào ngược dạ dày - thực quản thường dựa trên nội soi. Về điều trị, chủ yếu tập trung vào thay đổi thói quen, lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt, ví dụ: không ăn quá no, không ăn uống trước khi đi ngủ tối thiểu 3 tiếng, không uống đồ uống có cồn, không hút thuốc, không sử dụng chất kích thích, không ăn thực phẩm có khả năng tăng tiết axit như cam, quýt, cà chua; tránh các chất gây kích thích dạ dày như: hạt tiêu, đồ ăn cay nóng, chocolate, bạc hà, dầu mỡ; không thức quá khuya, tăng cường tập thể dục, thể thao; khi đi ngủ cần để đầu cao và tốt nhất nằm nghiêng bên trái; duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Ngoài ra, khi đi khám các bác sĩ có thể kê một số thuốc giúp làm giảm lượng axit dạ dày, trung hòa axit, tăng trương lực của cơ tiêu hóa.
Với tình trạng của bạn, chúng tôi khuyên nên đi khám sớm để kiểm tra tình trạng trào ngược đến mức độ nào. Chúng tôi nhận thấy các tổn thương mà bạn mô tả về họng, về thanh quản là do axit trào ngược trong thời gian khá dài.
Trào ngược dạ dày - thực quản làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, đặc biệt là ung thư biểu mô tuyến.
Barrett Thực quản là bệnh lý thường xuất hiện ở những người mắc chứng trào ngược dạ dày - thực quản lâu năm. Nếu hiện tượng trào ngược axit dạ dày vào đoạn dưới thực quản diễn ra liên tục trong thời gian dài, nó có thể làm tổn thương lớp niêm mạc bên trong của thực quản. Điều này khiến các tế bào vảy thường lót bên trong niêm mạc thực quản được thay thế bằng các tế bào biểu mô tuyến. Các tế bào tuyến này trông giống như các tế bào lót ở niêm mạc dạ dày và ruột non, chúng có khả năng chống lại axit dạ dày cao hơn. Tình trạng này được gọi là bệnh Barrett thực quản.
Hầu hết những người bị Barrett thực quản đều có triệu chứng ợ chua nóng, nhưng nhiều người cũng không có triệu chứng gì. Người bị Barrett thực quản có nguy cơ cao hơn nhiều phát triển ung thư biểu mô tuyến thực quản so với những người không có tình trạng này.
Nên uống gì vào buổi sáng để tốt cho đường ruột? Trà thì là, nước chanh, nước nha đam,...là những thức uống sẽ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột nếu uống vào buổi sáng. Có một số loại thức uống nếu uống vào buổi sáng có thể giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Theo The Health Site, những loại thức uống dưới đây sẽ giúp cải thiện sức...