5 tác dụng phụ của thuốc tránh thai các mẹ nên biết
Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể phòng tránh mang thai tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ mà chị em cần phải chú ý.
Cảm giác buồn nôn là tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp xảy ra với khoảng 50% phụ nữ khi sử dụng biện pháp ngừa thai này. Bạn không cần quá lo nếu xuất hiện tình trạng này. Tuy nhiên, nếu nôn ngay sau khi uống thuốc, bạn cần uống ngay một liều thuốc thay thế để mang lại hiệu quả trong việc ngừa thai. Nếu nôn sau 2 giờ uống thuốc, bạn không nhất thiết phải uống liều thay thế.
Thông thường, tác dụng phụ này sẽ tự nhiên biến mất sau 2 tháng. Nếu tình trạng này không chấm dứt sau 2 tháng, bạn nên quan tâm đến chế độ ăn uống và kiêng các loại thức ăn gây kích ứng.
Tử cung ra máu bất thường
Giống như trường hợp được hỏi ở trên, một số bạn gái sau khi dùng thuốc tránh thai có hiện tượng ra máu, phần lớn là không có vấn đề gì đáng lo ngại, chỉ là tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên để có thể hiểu và dùng thuốc một cách an toàn, tốt nhất các chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ không đáng có về sau.
Bên cạnh khá nhiều bạn gái sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra đều đặn, thì do tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có một số bạn, kỳ nguyệt san sẽ bị chậm hoặc đến sớm hơn thông thường. Nếu nguyệt san trễ một tuần, các bạn nên thử nước tiểu để kiểm tra vì có thể thuốc tránh thai khẩn cấp đã thất bại.
Đau đầu, chóng mặt và tức ngực
Đây là một tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp bạn dễ gặp phải sau khi sử dụng thuốc. Theo các bác sĩ, bạn phải kiên nhẫn, sau một khoảng thời gian sử dụng thuốc thì triệu chứng này mới biến mất.
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp đúng cách
Nếu không muốn mang thai, sau khi quan hệ tình dục không sử dụng bất cứ biện pháp an toàn nào, bạn nên uống ngay thuốc tránh thai khẩn cấp càng sớm càng tốt. Không trễ quá 72 giờ sau khi quan hệ. Nếu lỡ quên, ngày thứ 5 sau khi quan hệ, bạn vẫn có thể sử dụng biện pháp này, tuy nhiên theo nguyên tắc nếu uống càng sớm hiệu quả ngừa thụ thai càng cao, có thể lên đến 85%.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý không sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá 2 lần trong 1 tháng. Càng sử dụng nhiều, tác dụng của thuốc tránh thai sẽ càng giảm. Nếu sử dụng đến lần thứ 3 trong tháng, khả năng tránh thai chỉ còn khoảng 60% và bạn có tới 40% khả năng thụ thai thành công.
Video đang HOT
Theo www.phunutoday.vn
Thuốc tránh thai ảnh hưởng thế nào đến não bộ?
Một số thuốc tránh thai làm tăng gấp đôi nguy cơ trầm cảm, trong khi một số khác lại cải thiện trí nhớ.
Sự ra đời của thuốc viên tránh thai trong những năm 1960 là một cột mốc quan trọng trong việc trao quyền cho nữ giới.
Nó cho phép phụ nữ tách biệt giới tính khỏi sinh sản, và tăng sự tham gia vào các công việc xã hội.
Hiện nay, hơn 100 triệu phụ nữ trên toàn thế giới sử dụng thuốc tránh thai uống để tránh thai hoặc để kiểm soát kinh nguyệt.
Nhưng thuốc viên và các biện pháp tránh thai nội tiết khác không phải là không có tác dụng phụ.
Rất ít người nhận thức được mối liên quan giữa thuốc tránh thai và trầm cảm, và nhiều người không biết thuốc tác động đến não như thế nào theo những cách khác
Chúng ta thường tập trung vào những tác động của thuốc đến sức khỏe thể chất, nhưng lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ ngừng dùng hoặc thay đổi thuốc là tác dụng phụ về sức khỏe tâm thần.
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và gây tàn phế nhất, ảnh hưởng đến phụ nữ gấp đôi nam giới. Ước tính số phụ nữ sẽ bị trầm cảm trong cuộc đời mình.
1/3 số phụ nữ Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 49 có sử dụng thuốc viên tránh thai trong đời họ, tỷ lệ này ở phụ nữ Anh là 1/4 và phụ nữ Australia là 1/4.
Nhưng ít ai biết được mối liên hệ giữa thuốc và trầm cảm.
Hoóc-môn và sức khỏe tâm thần
Một tổng kết gần đây đã chỉ ra rằng hoóc-môn sinh dục có tác động đáng kể đến các vùng não liên quan đến hoạt động cảm xúc và nhận thức. Progesterones đã được chứng minh là gây ra trầm cảm, đặc biệt là ở những phụ nữ mẫn cảm.
Progesterone tổng hợp (hơn là progesterone tự nhiên) có tác động đáng kể đến các hóa chất não serotonin và monoamine oxidase, dẫn đến trầm cảm, bứt rứt và lo âu.
Có dung sai lớn trong tác động của sự thay đổi hoóc-môn đối với tâm trạng và hành vi. Một số phụ nữ rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ trong estrogen và progesterone; những người khác thì không.
Nghiên cứu cho biết điều gì?
Nghiên cứu đã đo lường tác động lâm sàng của các loại thuốc tránh thai uống khác nhau đối với tâm trạng và lo âu.
Nhìn chung, phụ nữ uống thuốc tránh thai dễ bị trầm cảm hơn những người không uống.
Phụ nữ uống thuốc viên có hàm lượng lượng estrogen thấp dễ bị trầm cảm hơn những người uống thuốc có liều lượng estrogen cao hơn.
Một số loại progesterone có tính "trầm cảm" nhiều hơn so với các progesterone khác, nhưng thuốc tránh thai chỉ có progesterone có tính trầm cảm cao nhất trong tất cả các thuốc tránh thai.
Một nghiên cứu của Đan Mạch năm 2016 với hơn một triệu phụ nữ ủng hộ những phát hiện lâm sàng này.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, so với những người không sử dụng, phụ nữ ở độ tuổi 15-34 uống thuốc tránh thai phối hợp dễ có chẩn đoán trầm cảm và dễ được kê đơn thuốc chống trầm cảm hơn gấp 1,23 lần.
Thanh thiếu niên từ 15-19 tuổi sử dụng thuốc viên tránh thai phối hợp có tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với phụ nữ lớn tuổi.
Họ dễ có chẩn đoán trầm cảm gấp 1,8 lần so với bạn bè không dùng thuốc, và con số này tăng lên 2,2 lần ở thanh thiếu niên sử dụng thuốc tránh thai chỉ có progesterone.
Nghiên cứu kết luận rằng trầm cảm là một tác dụng phụ tiềm ẩn đáng kể của việc sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết, đặc biệt là ở thanh thiếu niên.
Không phải toàn tin xấu
Nghiên cứu cho thấy thuốc viên tránh thai phối hợp có thể cải thiện "trí nhớ từ ngữ".
Điều này được cho là do estrogen chi phối, có tác dụng tích cực tới các vùng não liên quan đến trí nhớ.
Nghiên cứu cũng gợi ý rằng thuốc chứa progesterone có cấu trúc giống testosterone cải thiện kỹ năng không gian thị giác (theo truyền thống vốn là kỹ năng của nam giới) và các loại thuốc viên chứa progesterone khác có thể làm giảm sút kỹ năng không gian thị giác.
Tìm đúng thuốc tránh thai
Có nhiều loại thuốc tránh thai nội tiết và việc sử dụng chúng cần phù hợp với từng người, đặc biệt là ở thanh thiếu niên.
Phụ nữ và bác sĩ của họ cần phải nhận thức được rằng thuốc tránh thai nội tiết có thể góp phần vào các vấn đề về sức khỏe tâm thần, và phụ nữ nên đến gặp bác sĩ nếu thấy những tác dụng phụ về sức khỏe tâm thần.
Sự phát triển của các thuốc tránh thai nội tiết mới không ảnh hưởng xấu đến não còn rất chậm cháp.
Phụ nữ phải có quyền kiểm soát khả năng sinh sản của mình mà không ảnh hưởng đến cuộc sống.
Các loại thuốc tránh thai và tác dụng
Thuốc có ít estrogen (và nhiều progesterone) gây trầm cảm nhiều hơn so với thuốc có hàm lượng estrogen cao hơn
Thuốc tránh thai phối hợp có thể cải thiện "trí nhớ ngôn ngữ".
Thuốc chứa progesterones có cấu trúc giống testosterone cải thiện kỹ năng không gian thị giác.
Các loại thuốc tránh thai
Có nhiều thuốc tránh thai uống, với loại và liều lượng hoóc-môn estrogen và progesterone khác nhau.
Được kê đơn phổ biến nhất là thuốc phối hợp, có chứa estrogen để ngăn ngừa rụng trứng và progesteron làm giảm khả năng trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung.
Hầu hết các thuốc tránh thai phối hợp có liều lượng và loại estrogen tương tự nhau, nhưng loại và liều lượng progesterone khác nhau rất nhiều.
Ngoài ra còn có nhiều thuốc tránh thai chỉ có progesterone, không chứa estrogen. Chúng được gọi là "viên thuốc mini", hoặc thuốc tránh thai tiêm ("depot provera"), hoặc que cấy dưới da (Implanon hoặc Norplant).
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Người mắc đái tháo đường có thể ăn 12 quả trứng một tuần Nghiên cứu cho thấy rằng ăn 12 quả trứng mỗi tuần không làm tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường, thách thức những phát hiện mâu thuẫn trước đây. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Sydney ở Úc nhận thấy tiêu thụ tới một tá trứng mỗi tuần không làm tăng nguy cơ bệnh tim ở...