5 tác động xấu của điện thoại di động đến làn da
Chiếc điện thoại di động vật bất li thân của các quý cô trong thời đại hiện nay lại chính là nguyên nhân gây cho bạn những tác động xấu đến làn da.
Bạn có biết rằng chính chiếc điện thoại di động mà bạn sử dụng hàng ngày lại chính là nguyên nhân gây ra cho bạn một số những vấn đề về da như mụn, nám da hay nếp nhăn không? Mụn trứng cá, nếp nhăn, hay nám da và chỉ là một vài trong số các tác dụng phụ tiêu cực từ việc sử dụng điện thoại di động mà thôi, một số các nguy cơ khác mà bạn có thể gặp phải như dị ứng da hay quầng thâm ở mắt. Nhưng đừng lo lắng, chúng tôi biết bạn không thể rời bỏ vật bất li thân này. Vì vậy để hạn chế tuyệt đối những tác động tiêu cực mà bạn sẽ gặp phải khi dùng điện thoại di động thì hãy cùng xem các giải pháp dành cho da rất đơn giản của chúng tôi dưới đây.
1. Nếp nhăn
Việc thường xuyên nhìn xuống bàn phím di động trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra các nếp nhăn dưới cằm và quanh cổ. Bên cạnh đó, việc nheo mắt nhìn màn hình cũng sẽ khiến nếp nhăn xuất hiện quanh mắt.
Giải pháp: Vùng da cổ, da quanh mắt rất nhạy cảm và thường xuất hiện dấu hiệu lão hóa sớm, vì vậy, hãy thường xuyên massage vùng cổ, tẩy tế bào chết, cung cấp độ ẩm và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, chống lão hóa cho các vùng da nhạy cảm này.
2. Mụn trứng cá
Việc để điện thoại lung tung chỗ này chỗ khác sẽ là cơ hội cho các loại bụi bẩn hay vi khuẩn bám vào chiếc điện thoại của bạn. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, điện thoại di động chứa tới 18 loại vi khuẩn có hại, trong đó có cả tụ cầu khuẩn. Các bụi bẩn, vi khuẩn có hại này tích tụ lâu trên điện thoại cùng với lớp trang điểm và mồ hôi sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về mụn trứng cá.
Video đang HOT
Giải pháp: Thường xuyên vệ sinh điện thoại di động bằng cách dùng bông hay khăn giấy thấm một chút cồn 90 độ lau sạch sẽ vỏ ngoài điện thoại. Bạn có thể dùng tai nghe khi nói chuyện để hạn chế tiếp xúc điện thoại với da mặt.
3. Nám da
Khi nói chuyện điện thoại quá lâu, nhiệt sinh ra từ điện thoại sẽ lớn dần thêm và nó sẽ làm rối loạn việc sản sinh melanin dưới da. Hắc tố melanin sinh ra càng nhiều sẽ gây đổi màu dưới da và da bạn sẽ càng bị nám.
Giải pháp: Không nên nghe điện thoại quá lâu. Nếu bạn ở nơi riêng tư, hãy đặt chế độ loa ngoài hoặc chuyển sang bluetooth cho các cuộc hội thoại dài.
4. Dị ứng da
Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng niken và crom trong vỏ bọc điện thoại di động có thể gây ra phản ứng trên da được gọi là viêm da tiếp xúc dị ứng.
Giải pháp: Không phải tất cả các loại điện thoại di động đều sử dụng niken, và không phải ai cũng nhạy cảm với các chất trên. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy sử dụng miếng dán hoặc bỏ bọc nhựa để hạn chế sự tiếp xúc của da với các thành phần gây dị ứng.
5. Quầng thâm mắt
Ánh sáng Led từ điện thoại có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Bên cạnh đó, các thông báo do email, mạng xã hội gửi đến cũng khiến bạn bị thức giấc và khó trở lại giấc ngủ. Ngủ ít đồng nghĩa với việc quầng thâm dưới mắt sẽ rõ hơn.
Giải pháp: Để tránh quầng thâm và một đôi mắt sưng húp vì thiếu ngủ, bạn nên để đèn màn hình ở mức độ vừa phải, không quá sáng, hãy hạn chế tối đa việc đặt điện thoại ở gần giường và tắt chuông mỗi khi bạn đi ngủ để tránh việc bị làm phiền bởi tiếng chuông điện thoại. Bạn cũng đừng quên sử dụng các mỹ phẩm chăm sóc và dưỡng ẩm riêng cho đôi mắt mỗi tối trước khi đi ngủ nhé.
Theo ngôi sao
Mụn cóc
Lòng bàn tay, lòng bàn chân, cùi chỏ thường là những vùng da dễ bị tấn công nhất. Mụn cóc xuất hiện là những mụn sần sùi màu trắng đục và chai cứng.
Mặc dù không nguy hiểm nhưng gây khó chịu. Nguyên nhân là do tiếp xúc với vi rút họ papillomavirus tại những nơi công cộng như hồ bơi, giày dép hoặc lây lan từ người khác. Trẻ em thường gặp nhiều yếu tố xuất hiện bệnh hơn: mệt mỏi, dị ứng da, hăm da...
Có nhiều cách chữa lành khác nhau mà đơn giản nhất là ngâm vùng da có mụn cóc vào ly nước có pha ít đường. Cách này có thể giúp loại bỏ mụn cóc trong vài tuần dựa vào sự phản ứng tích cực của hệ miễn dịch.
Ảnh: Shutterstock
Thoa thuốc tại chỗ: trong trường hợp bệnh kéo dài thì sử dụng những dung dịch chứa thành phần a xít salicylic (cùng họ với aspirin) để đắp lên chỗ chai da, hoặc phương pháp điều trị đốt lạnh làm đông cứng mụn cóc với azote lỏng. Tuy nhiên, các phương pháp này thường gây đau nên trẻ nhỏ không chịu được. Còn đốt bằng laser thì bị chống chỉ định ở trẻ nhỏ vì để lại sẹo lâu lành.
Điều trị theo dân gian: cắt một lát tỏi tươi đắp lên mụn cóc và băng lại (ngày 1 lần) hoặc ngâm vỏ chanh trong giấm trong vòng một ngày, sau đó cắt miếng vỏ chanh nhỏ đắp lên mụn cóc và băng lại, để qua đêm. Mụn sẽ bong dần ra và biến mất.
Minh Quân
Theo TNO
Điện thoại cũng khiến bạn bị dị ứng da Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Mỹ cảnh báo về nguy cơ dị ứng liên quan đến điện thoại di động. Do một số thiết bị có chứa các chất như niken, crom hoặc coban có thể gây dị ứng da. Bạn có ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy ở tay, tai hoặc ở hàm? Và nếu nguyên nhân của...