5 sự thật về sạc pin smartphone thời 2018: Sạc chưa đầy cứ rút thoải mái, sạc lâu dài mới dễ hỏng pin!
Đừng tự làm hỏng chiếc smartphone yêu quý của mình chỉ vì không kịp hiểu biết rõ về những kiến thức dễ dàng này.
Pin smartphone thời nay luôn là một vấn đề nhức nhối đối với rất nhiều người dùng công nghệ, vì chúng chưa thể đạt đến một trình độ thỏa mãn lý tưởng cho tất cả mọi nhu cầu gộp lại kéo dài theo đúng ý muốn chúng ta. Vì thế, đó là điều dễ hiểu khi đến tận 2018 này, smartphone thì cứ liên tục tăng cấu hình mạnh mẽ hết nấc, nhưng thời lượng pin của chúng thì chưa chắc đã khiến nhiều “thượng đế” hài lòng.
Hiện tại, lithium-ion là loại pin phổ biến nhất cho smartphone, thay thế dòng pin thời xưa gắn liền với nhiều định kiến cũ, không phù hợp với cách sử dụng thiết bị công nghệ bây giờ – thậm chí còn có hiệu quả ngược lại với những gì mong đợi. Sau đây là 5 sự thật chúng ta cần nắm rõ để tránh việc hối tiếc thốt lên câu “Giá như…” chỉ vì thiếu hiểu biết.
“Hết pin phải sạc đầy 100% ngay” có thực sự đúng như người ta nói?
1. Lần đầu mở hộp smartphone mới tinh: Không cần chờ sạc đầy, sử dụng luôn cũng được!
Khác với pin lithium-ion thời nay, pin nicken-cadmium thời xưa thường chịu một nhược điểm cố hữu: “Ghi nhớ” thời lượng tối đa của những thói quen và chu kỳ lần sạc trước đó. Vì thế, các nhà sản xuất điện thoại thường khuyến cáo sạc và giữ pin ở mức tối đa trong thời gian chờ rồi mới sử dụng.
Giờ đây, khái niệm đó đã hoàn toàn biến mất nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, giúp cho smartphone mới tinh vừa mua cũng thoải mái lấy ra sử dụng như thường mà không lo lúc đó pin chỉ còn 50% đi nữa. Ngoài ra, việc “xả pin” bằng cách dùng sạch hoàn toàn dung lượng pin sau một khoảng thời gian sử dụng – được cho là giúp cân bằng các chỉ số hoạt động của pin – cũng được bỏ đi nhờ thế hệ pin mới này.
2. Smartphone sạc đầy quên rút dây, sạc qua đêm sẽ gần như vô hại!
Đây từng là nỗi ác mộng của nhiều người trong quá khứ, khi pin thế hệ cũ thường bị khuyến cáo không sạc quá dung lượng khi đã đầy, không sạc qua đêm vì năng lượng quá tải sẽ khiến chai pin. Những ai quên để ý thời gian sạc đủ sớm mà lại ngủ quá giờ chắc hẳn sẽ rất hay nổi cáu… Nhưng đối với pin lithium-ion thời nay, điều đó đã không còn đe dọa được ai nữa, khi chúng thường có cơ chế tự nhận biết mức điện năng sạc đầy, từ đó hạn chế hoặc ngắt hẳn tình trạng sạc liên tục khi chủ nhân quên không theo dõi. Nhờ vậy, dù có sạc qua đêm cũng không cần quá lo lắng và giãy nảy lên như vài năm trước.
Sạc qua đêm nay đã không còn đáng sợ như trước.
Tuy nhiên, vẫn còn một yếu tố nhỏ nữa khiến cho cơ chế này chưa được hoàn hảo: Nhiệt độ. Sạc quá lâu, nhất là qua đêm sẽ khiến pin smartphone tiếp xúc với nguồn điện liên tục, dù không tiếp tục nhận điện vào nhưng vẫn gây tác động tăng nhiệt độ. Đối với nguồn năng lượng dự trữ như pin, bất kể nhiệt độ cao hay thấp quá so với mức lý tưởng (20-30 độ C) đều sẽ gây hại.
Video đang HOT
3. Pin chắc chắn sẽ bị chai theo thời gian, không thể nào giữ mãi một chất lượng tốt nhất
Với trình độ công nghệ hiện tại, đây là sự thật không thể chối cãi. Dù đã hóa giải khá nhiều nhược điểm cũ, nhưng pin lithium-ion không phải là bất tử: Chúng đương nhiên sẽ dần giảm chất lượng sau một chu kỳ sạc/xả nhất định khi sử dụng máy. Tác động này sẽ dần ảnh hưởng theo thời gian lâu dài, chứ không hoàn toàn dễ nhận thấy ngay trong một khoảng ngắn.
Mỗi thương hiệu smartphone lại mang một đặc điểm và độ bền riêng cho pin đi kèm, nhưng trung bình số chu kỳ sạc/xả là 300-500 trước khi chúng bị chai 30%, tương đương với việc dung lượng tối đa khi đó chỉ là 70% so với lúc mới tinh vừa xuất xưởng. Dù vậy, đừng lo lắng quá, phải mất tầm 2-3 năm mới có thể chạm tới mức chai pin đó (xét theo điều kiện dùng smartphone điều độ, không quá tải nhiều lần thường xuyên).
4. Sạc chưa đầy 100% cứ thoải mái rút ra, lát sau rảnh tay sạc lại ngay cũng chẳng sao
Thói quen sạc dài một lần phải đầy ắp 100% đã lỗi thời y như tuổi đời của những loại pin ngày xưa, khi mà pin lithium-ion giờ đây đã khắc phục hoàn toàn điểm yếu đó. Hơn nữa, chính việc rút/cắm sạc thường xuyên, hoặc sạc theo quãng ngắn ngay khi rảnh tay mà không cần đầy hẳn lại sẽ… giúp ích nhiều hơn cho pin lithium-ion vì chúng kéo dài chu kỳ sạc/xả.
Sạc pin theo quãng ngắn ngay khi rảnh tay là việc bình thường và nên làm.
Chẳng hạn, khi chỉ sạc lên thêm khoảng 50% pin rồi rút luôn, như vậy phải 2 lần tương tự gộp lại mới được tính là một chu kỳ sạc/xả (100%). Trong khi đó, nếu cứ dùng gần hết sạch pin như lề thói cũ rồi lại sạc đầy hoàn toàn, điều đó chẳng khác gì 1 chu kỳ đúng, lặp lại vài trăm lần nhanh chóng như vậy là quá đủ để pin chai đáng kể.
5. Bật Wi-Fi và Bluetooth cùng lúc liên tục không hề “ngốn” pin như bạn tưởng
Đúng là Wi-Fi và Bluetooth phát ra năng lượng và sẽ tiêu tốn thời lượng pin, nhưng hiện nay chúng đã được cải tiến đến mức độ chỉ cần một lượng pin rất nhỏ là đủ hoạt động liên tục cả ngày, không đáng kể chút nào so với mức pin ban đầu.
Thực chất, chính việc thu phát sóng liên lạc thông thường của nhà mạng còn tốn pin hơn nhiều so với Wi-Fi và Bluetooth. Điều này càng thể hiện rõ hơn ở những vùng sóng yếu/không có sóng của nhà mạng, khi điện thoại sẽ phải tăng năng suất thu phát tín hiệu lên nhằm liên tục tìm kiếm nguồn sóng xung quanh. Khi đó, hãy lưu ý xử lý tắt nguồn tạm thời hoặc tìm vị trí bắt sóng lý tưởng hơn nhằm tránh hao tốn pin vô nghĩa.
Theo Tri Thức Trẻ
Đâu là chiếc smartphone sử dụng viên pin hiệu quả nhất?
Hầu hết smartphone cao cấp ngày nay được trang bị viên pin có dung lượng khoảng hơn 3.000 mAh một chút, con số không đủ cho người dùng khi màn hình ngày càng lớn và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng.
Các nhà sản xuất có vẻ như đang nhận thức được vấn đề và bắt đầu trang bị pin lớn hơn cho điện thoại. Chẳng hạn: Huawei P20 Pro có pin 4.000 mAh, Galaxy Note 9 sắp ra mắt nhiều khả năng cũng sở hữu thông số tương tự.
Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ nằm ở số mAh mà là phần mềm phải kết hợp tốt với phần cứng nhằm tối ưu hóa con số ấy. Để giúp người dùng có cái nhìn cụ thể hơn, trang PhoneArena đã tiến hành đo hiệu quả sử dụng số mAh trên pin điện thoại bằng cách đưa ra phép tính:
Thời lượng pin thông thường = [(thời lượng pin (phút) / dung lượng pin (mAh)] x dung lượng pin trung bình của nhóm thiết bị
Công thức trên sẽ cho ra thông số thể hiện "mỗi điện thoại sẽ hoạt động được trong bao lâu (với thử nghiệm của PhoneArena) nếu tất cả có cùng dung lượng pin" chứ không cho thấy điện thoại nào có thời lượng pin tốt nhất.
Ví dụ: LG V30 có thời lượng pin là 574 phút, dung lượng pin là 3.300 mAh, tính với dung lượng pin trung bình của nhóm là 3.388 mAh sẽ cho ra thời lượng pin thông thường = (574 / 3300) x 3388 ~ 589 phút, tương đương 9.82 giờ.
Dưới đây là kết quả được PhoneArena chia làm 2 nhóm: Nhóm thiết bị có độ phân giải màn hình 2K trở lên (gọi tắt là nhóm 2K ) và nhóm còn lại có độ phân giải màn hình dưới 2K (nhóm dưới 2K).
Thời lượng pin thông thường theo ước tính ở nhóm điện thoại có độ phân giải màn hình 2K trở lên (với dung lượng pin trung bình của nhóm là 3.388 mAh)
Thời lượng pin thông thường theo ước tính ở nhóm điện thoại có độ phân giải màn hình dưới 2K (với dung lượng pin trung bình của nhóm 3.115 mAh)
2 bảng số liệu trên cho chúng ta thấy điều gì?
Thứ nhất, dù nhóm 2K có dung lượng pin trung bình lớn hơn nhưng hiệu suất sử dụng pin của chúng lại thấp hơn khoảng 20% so với nhóm dưới 2K.
Thứ hai, nếu 2 thiết bị có cùng dung lượng pin, thời lượng pin của thiết bị với màn hình độ phân giải thấp hơn có thể sẽ tốt hơn khoảng 20% so với thiết bị dùng màn hình 2K.
Cả 2 trường hợp trên đều được lý giải như sau: Do màn hình luôn là phần tiêu hao năng lượng nhiều nhất, trong khi màn hình 2K có số điểm ảnh nhiều gấp đôi màn hình Full HD nên thiết bị có màn hình độ phân giải cao cho hiệu suất sử dụng pin kém hơn.
Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ ở nhóm 2K , chẳng hạn như HTC U11 (đứng đầu bảng). Nó cho thấy HTC đã làm tốt công việc kết hợp phần cứng và phần mềm. Điện thoại Samsung cũng ghi nhận kết quả không tệ (nhưng chỉ ở những máy dùng chip Exynos, máy chạy chip Snapdragon cho kết quả thấp hơn).
Ở nhóm dưới 2K, iPhone cho kết quả khá ấn tượng. Vì Apple tự thiết kế chip và phát triển phần mềm riêng, chúng tối ưu dung lượng pin khá tốt. Nhờ vậy, Apple có thể đặt vào máy viên pin có dung lượng nhỏ hơn mặt bằng chung, qua đó chừa chỗ cho những thành phần khác giúp thiết bị đạt độ mỏng tối ưu.
Cũng ở nhóm này, Sony và Motorola có truyền thống mạnh về pin và số liệu cũng chỉ ra điều đó.
Kết quả trên chỉ mang tính tham khảo, vì nó chỉ là phép tính dựa trên những con số hình thành từ các bài đo trong điều kiện tiêu chuẩn. Thực tế, trải qua quá trình sử dụng, phần mềm của máy phải hoạt động nhiều và theo các cách khác nhau trên mỗi thiết bị nên khó có thể so sánh chính xác.
Tuy nhiên, bảng xếp hạng smartphone có hiệu quả sử dụng pin tốt nhất cũng cho chúng ta thấy một điều quan trọng: Thời lượng pin lâu hơn không có nghĩa là điện thoại được tối ưu hóa phần cứng - phần mềm tốt hơn. Chẳng hạn: iPhone 8 có thời lượng pin thấp nhưng lại đứng đầu bảng trong nhóm dưới 2K.
Chốt lại, nếu bạn thích sử dụng điện thoại có màn hình độ phân giải cao, hãy chờ bài kiểm tra thời lượng pin của nó. Sự khác biệt về mật độ điểm ảnh giữa nhóm 2K và dưới 2K thường khó phân biệt bằng mắt thường, trong khi màn hình 2K sẽ tốn pin hơn màn hình Full HD (ở cùng điều kiện).
Vì vậy, bạn có thể chỉ cần dùng smartphone màn hình Full HD để có thời lượng pin tốt.
Theo thegioididong
Fitbit Charge 3 hỗ trợ màn hình cảm ứng chính thức ra mắt Mẫu vòng đeo tay thông minh Fitbit Charge 3 được nâng cấp lên màn hình cảm ứng với kích thước lớn và sáng hơn người tiền nhiệm. Sản phẩm cũng được khẳng định có thể cho thời gian sử dụng pin đến 7 ngày, song không được tích hợp GPS Sau một thời gian dài đồn thổi, cuối cùng Fitbit hôm nay cũng...