5 sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này
Nhà đầu tư đã lạc quan trở lại trong một vài tuần trở lại đây khi các chỉ số chứng khoán lớn toàn cầu đều tăng điểm. Tuy nhiên, làn sóng lây nhiễm tiếp theo ở nhiều quốc gia tiếp tục là thách thức đối với sự hồi phục kinh tế toàn cầu.
Dưới đây là 5 sự kiện vĩ mô nhà đầu tư không thể bỏ qua tuần này.
Sự gia tăng Covid-19
Số lượng ca nhiễm mới ở Mỹ đã tăng vào thứ sáu (13/11) lên mức kỷ lục hơn 177.000 ca/ngày, đây là ngày thứ 4 liên tiếp mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát.
Thống đốc tại một số bang như California, Oregon, Washington… đã kêu gọi người dân tránh đi du lịch ra khỏi bang trong bối cảnh lo ngại rằng mùa du lịch nghỉ lễ sắp tới sẽ đẩy nhanh số ca nhiễm mới và nhập viện tăng đột biến.
Theo thống kê của Reuters, tính tới thời điểm hiện tại Mỹ đã có hơn 10,69 triệu người nhiễm Covid-19, giế t chết 243.580 người.
Làn sóng lây nhiễm Covid-19 tại Mỹ tiếp tục là yếu tố khó lường.
Tăng trưởng kinh tế
Video đang HOT
Các nhà đầu tư đột nhiên lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu sau tin tức lạc quan về vắc xin của Pfizer vào tuần trước.
Sự đột phá về một vắc xin hiệu quả đã kích hoạt một đợt tăng giá cổ phiếu của những công ty năng lượng, ngân hàng, công nghiệp và các cổ phiếu giá trị khác. Ngoài ra, các nhà đầu tư đã bắt đầu có dấu hiệu chốt lời cổ phiếu công nghệ, nhóm doanh nghiệp hưởng lợi từ làm việc tại nhà thời gian qua.
Tin tức về vắc xin của Pfizer và kết quả cuộc bầu cử đã kết hợp để mở ra một làn sóng tăng giá mới vào đầu tuần qua. Goldman Sachs đặt mục tiêu 4.200 cho S&P 500 cho năm 2021 và JPMorgan cũng đặt mục tiêu tăng lên đến 4.500 vào năm 2021.
Tuy nhiên, Fed đã cảnh báo về những thiệt hại tiềm tàng mà các trường hợp nhiễm virus gia tăng gần đây có thể gây ra cho nền kinh tế, đặc biệt là trong trường hợp không có gói tài khóa mới.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng đánh giá thấp khả năng phân phối vắc xin trên diện rộng, liệu đột phá vắc xin có dẫn tới các nhà làm chính sách giãn thời gian tung thêm gói tài khóa mới hay không.
Số liệu bán lẻ của Mỹ
Số liệu bán lẻ của Mỹ sẽ được công bố ngày thứ Ba (17/11), dự kiến sẽ tăng 0,5% sau khi công bố tăng 1,9% trong tháng trước. Điều đó cho thấy rằng Mỹ đã bước vào quý IV/2020 với tiêu dùng của người tiêu dùng tăng trưởng trở lại từ đại dịch Covid-19 đầu năm.
Doanh số bán lẻ nhà ở dự kiến cũng sẽ tăng trong tháng 10 (báo cáo ngày 18/11), sự tăng doanh số bán nhà kỳ vọng do người mua tận dụng lãi suất thấp kỷ lục, điều này kích thích việc giải ngân mua nhà.
Ngoài ra, dữ liệu hàng tuần về số hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp cũng sẽ được công bố vào ngày thứ Năm (19/11), đây sẽ là số liệu quan trọng phản ánh sự hồi phục của thị trường lao động.
Báo cáo lợi nhuận của các công ty bán lẻ
Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ các báo cáo lợi nhuận từ các nhà bán lẻ lớn tại Mỹ để đánh giá sự hồi phục tiêu dùng trong bối cạnh dịch Covid-19 đang diễn ra.
Các báo cáo đáng chú ý của Walmart, Hme Depot, Kohl’s, Target, Lowe’s, Macy’s …
Những số liệu này được lưu ý vì sẽ ảnh hưởng và tác động đến dự báo hồi phục kinh tế Mỹ trong thời gian tới.
Ngân hàng Trung ương
Một số quan chức của Fed dự kiến sẽ phát biểu trong tuần này, bao gồm Richard Clarida, Phó chủ tịch Fed vào thứ Hai (16/11); John Williams, Chủ tịch Fed tại New York vào thứ Ba (17/11); Charles Evans, Chủ tịch Fed tại Chicago vào thứ Tư (18/11).
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến cũng sẽ cung cấp một số hướng dẫn cụ thể đối phó với làn sóng lây nhiễm mới bùng phát gần đây.
Christine Lagarde, Chủ tịch ECB sẽ phát biểu 2 lần về quan điểm chính sách; Andrew Bailey, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh cũng phát biểu quan điểm chính sách trong thứ Hai (16/11) và Thứ Ba (17/11).
Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên 1/6
Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu hôm 4/6 và số liệu việc làm cũng như lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, dự kiến công bố ngày 4, 5/6.
Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên sáng đầu tuần 1/6, với chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,2%.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,1% (22,65 điểm) lên 21.900,54 điểm trong bối cảnh giới đầu tư tìm kiếm manh mối về xu hướng giao dịch trong ngày sau phiên đóng cửa trái chiều tại New York.
Tapas Strickland, chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Quốc gia Australia, cho hay các thị trường đã bớt căng thẳng hơn khi cuộc họp báo liên quan đến vấn đề Hong Kong (Trung Quốc) của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 29/5 không có thêm nội dung nào khác ngoài thông tin Mỹ rút lại quy chế đặc biệt đối với Hong Kong.
Tuy nhiên, nhà phân tích thị trường cao cấp tại Monex Toshiyuki Kanayama cho biết thị trường Nhật Bản dường như bắt đầu phiên giao dịch khá trầm lắng do thiếu các yếu tố mới để mua vào cổ phiếu sau phiên giao dịch trái chiều tại Mỹ.
[Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm phiên 28/5]
Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm 4/6 và số liệu việc làm cũng như lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, dự kiến công bố ngày 4 và 5/6.
Tại Trung Quốc, chứng khoán Hong Kong tăng 2,52% (578,44 điểm) lên 23.539,91 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải tăng 0,69% (19,61 điểm) lên 2.871,96 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số S&P/ASX 200 của Australian giảm 29,90 điểm (0,52%) xuống 5.725,80 điểm.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, lúc 10 giờ 35 phút, chỉ số VN-Index tăng 1,15% lên 874,40 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 0,31% lên 110,15 điểm./.
Tháng 8/2020: Giao dịch thị trường chứng khoán phái sinh suy giảm 12,45% Diễn biến giao dịch thị trường chứng khoán phái sinh tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong tháng 8/2020 cho thấy, đã có sự suy giảm so với tháng 7. Cụ thể, trên thị trường chứng khoán phái sinh, giao dịch "hợp đồng tương lai chỉ số VN30" thanh khoản giảm so với tháng 7, khối lượng giao dịch bình...