5 sự kiện khủng khiếp thay đổi làng console thế giới
5. Microsoft và Sony tham vọng chiếm lĩnh thị trường
Nếu ai đó thắc mắc khoảng 3-4 năm về trước game thủ hay chơi hệ máy gì? Chắc chắn câu trả lời tập trung vào các sản phẩm của Sony và Microsoft. PlayStation và Xbox đã đập tan mọi đối thủ cạnh tranh với số lượng bán hàng kỉ lục. Bước đột phá công nghệ mạnh mẽ, game độ nét cao đủ làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất.
Với Wii, Nintendo giới thiệu một lối chơi hoàn toàn khác biệt, tác động đến cả nền công nghiệp video game. Họ hướng tới kinh nghiệm cảm nhận thật hơn về thế giới ảo. Ý tưởng nhanh chóng gặt hái thành công, trở thành công cụ kiếm bội tiền cho đại gia ngành game Nhật Bản.
Trước tình hình đấy, Microsoft và Sony lại thực hiện một quyết định sai lầm. Hai đại gia quyết định hướng tới người chơi có khả năng chi trả cao mà bỏ qua nhóm đối tượng bình dân đông đảo. Bạn phải bỏ ra hơn 400 USD cho một chiếc Xbox 360 hay 500 USD để rinh về Playstation 3. Trong khi đó, Nintendo Wii có mức giá khiêm tốn 250 USD.
Chính vì thế, trong mắt đại bộ phận người chơi, chiếc máy của Nintendo càng được ưu ái bội phần, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường console với doanh số bán ra liên tục tăng cao.
4. Nintendo sản xuất game dạng “băng”
Vào giữa những năm 90, quá trình “thay máu” định dạng diễn ra rầm rộ trong làng video game. Các nhà làm game muốn tìm kiếm những công cụ có khả năng lưu trữ tốt hơn. Kết quả “điện tử đĩa” hoàn toàn thay thế “điện tử băng” truyền thống. Sony được biết tới như hãng đi đầu trong cuộc cách mạng lưu trữ.
Trái lại, Nintendo – ông lớn thường được biết đến với sự năng động trong nhiều hình thức cải tiến công nghệ game, lại một mực bảo thủ duy trì cung cấp nội dung theo phong cách cũ. Họ tiếp tục xuất bản game dưới dạng băng như trước, thậm chí băng có phần cồng kềnh hơn do phải chứa nhiều dữ liệu.
Video đang HOT
Tất nhiên, game thủ dễ dàng so sánh được phương tiện lưu trữ nào tiện lợi hơn, kiên quyết từ chối “điện tử băng” để chuyển sang chơi trên đĩa quang. Thời kì hoàng kim của “điện tử băng” chấm dứt từ đó.
3. Chính sách phát hành khó hiểu của Sega
15 năm trước, nhóm thiết kế Away Team của Sega mất 2 năm trời làm việc miệt mài, tạo ra một dàn máy console hàng khủng với tên gọi Sega Saturn. Nhưng chính sách tiếp thị quá khó hiểu khiến cho hệ thống này dần chìm vào quên lãng.
Tháng 5/1995, Sega chào hàng Saturn tại thị trường Mỹ, sớm hơn dự định đến 4 tháng. Tất nhiên, hãng bán được rất ít sản phẩm bởi giá thành cao ngất (400USD) và phần mềm chưa kịp hoàn thiện. Sai lầm hơn thế, Sega lại chọn một số nhà bán lẻ kém tên tuổi làm đối tác chính của mình. Điều đó khiến các nhà phát hành nổi tiếng trên tỏ thái độ không vừa ý.
Chính bởi vậy, Saturn nhanh chóng bị Playstation và Nintendo 64 bỏ xa trên thị thường Bắc Mĩ và châu Âu. Rồi 2 năm sau tại hội chợ game E3 1997, Sega đột ngột nói về hệ máy chơi game Dreamcast hoàn toàn mới.
Điều này càng làm giới phát triển game ức chế, đồng nghĩa với việc Sega mất số lượng lớn người chơi đã quen giải trí trên nền Saturn, buộc phải dừng tất cả các dự án đang phát triển cho Saturn. Phản ứng trên nhanh chóng lan đi khắp toàn thế giới. Kết quả, doanh số Saturn cũng như uy tín của Sega tụt dốc không phanh.
2. Nintendo liên kết với Sony
Thời kỳ mà Nintendo và Sony chưa thực sự bứt lên, 2 hãng quyết định liên minh trong quá trình thiết kế. Nintendo sẽ giúp Sony trong việc làm mới định dạng CD-ROM và ngược lại, Sony hỗ trợ Nintendo điều chế chip âm thanh. Đáng tiếc, hành động tưởng chừng hoàn hảo ấy chỉ giúp thương hiệu Sony lên như diều gặp gió, còn Nintendo im thin thít thít và lặn mất tăm.
Nintendo nhận thấy hợp tác cùng Sony chẳng đem lại nhiều lợi nhuận, hãng đơn phương chấm dứt hợp đồng và quay sang bắt tay với Philips, để lại cho Sony bản quyền mọi tựa game trên định dạng CD-ROM.
Sau vụ lật lọng này, Sony quyết tâm đem những gì mình nghiên cứu để ra đời một hệ máy mới, tên gọi PlayStation. Chuyện xảy ra tiếp theo thì chắc ai cũng biết, PlayStation mang lại thành công vang dội và được chào đón nồng nhiệt.
1. Tựa game làm hại nền công nghiệp video game
Vào đầu thập niên 80 của thế kỉ trước, Atari đứng trên đỉnh cao của thời đại video game. Họ sản xuất rất nhiều trò chơi và tên tuổi luôn nổi như cồn, trong đó có ý tưởng làm game E.T. : the Extra-Terrestrial dựa theo bộ phim cùng tên của đạo diễn Steven Spielberg.
Bản thân trò chơi được phát triển trong thời gian cực ngắn, vỏn vẹn 5 tuần từ khi lên ý tưởng. Tiếp theo, hãng vội vã tiến hành đợt quảng bá E.T. : the Extra-Terrestrial trên khắp thế giới. Chính sự cập rập đã khiến Atari không đủ thời gian hoàn thiện chất lượng game.
Nội dung nghèo nàn, trải nghiệm game tồi, vô số lỗi phát sinh trong quá trình chơi… Kết quản, E.T. : the Extra-Terrestrial sụp đổ kéo theo nền công nghiệp console, mọi người đồng loạt tẩy chay thể loại video game. Atari phải thiêu huỷ hết đĩa ế khách tại sa mạc NewMexico (gần 4 triệu bản).
Thị trường video game tưởng như “đóng băng” toàn tập từ thời điểm đó, nếu Nintendo không đưa ra một loạt sáng kiến, dẫn đến sự ra đời của NES và Super Mario Bros.
Theo gamek
Console và câu chuyện phân phối nội dung
Trong hầu hết mọi hoàn cảnh, người dùng máy tính luôn mong muốn có nhiều hơn nữa các tựa game để thưởng thức thật dễ dàng. Chúng đầy rẫy trên internet và chỉ cần vài thao tác bàn phím đơn giản, mọi thứ sẽ xuất hiện cho người chơi chọn lựa.
Thị trường PC như vậy, nhưng đối với Console câu chuyện khác một trời một vực. Chẳng phải nhà phát triển không cung cấp game cho khách hàng sử dụng hệ máy Console qua mạng, nhưng thực tế con số đó chẳng đáng kể là bao và xung quanh vẫn còn nhiều chuyện đáng bàn.
Chẳng hạn như hệ máy PlayStation 3, Sony đang chào bán một số minigame và những dạng game casual đơn giản qua mạng PlayStation Network. Đáng tiếc, nhìn vào cuốn catalogue vừa nghèo nàn vừa kém hấp dẫn bởi thiếu đi các tựa game "bom tấn", đa phần game thủ đều đồng tình với suy nghĩ: chán chẳng buồn tải về.
Với Xbox, tình hình khá khẩm hơn chút vì bao gồm nhiều đầu game "khủng", nhưng vẫn xuất hiện đôi chút vấn đề khó khăn cơ bản.
Qua internet, người chơi không thể nhận được gói định dạng kỹ thuật số đúng nghĩa của tựa game tải về, thay vào đó là bản Physical copy. Luôn nặng nề và gây khó khăn trong chuyện cài đặt, sử dụng, điều cũng gần tương tự như Wii và các hệ máy Consoles khác.
Nhìn từ một góc độ khác, câu chuyện tìm kiếm nội dung trên Console cũng thật lắm nhiêu khê. Bạn sẽ làm gì nếu ưa thích trò chơi cũ mèm The Incredible Hulk để chơi trên PS3? Lên mạng cộng đồng của Sony và các cửa hàng trực tuyến khác nhau tìm kiếm một hồi, sau đó thấy thất vọng vì game đó đã bị khai tử từ lâu? Hay bạn đặt hy vọng vào Ebay.com (hoặc huuto.net), biết đâu may mắn còn người bán game cũ? Tất nhiên, dù có mua được đi chăng nữa thì việc chuyển hàng về tận nhà cũng chẳng kém phần rắc rối.
Giống tình huống trên, gamer chuyển sang PC và bắt đầu tìm kiếm trực tuyến. Cũng là The Incredible Hulk, nhập vào từ khóa và chỉ sau một giây sẽ xuất hiện vô số kết quả trả về. Công việc duy nhất lúc này là tải về máy, sau đấy vui vẻ trải nghiệm rồi.
Một vấn đề rắc rối nữa, chơi game trên Console thường phải cho đĩa game vào máy. Vậy là cùng với những âm thanh sống động của trò chơi, game thủ còn được thưởng thức cả chuỗi tiếng ồn khó chịu do đầu đọc đĩa hoạt động. Một vài gamer mạnh dạn chuyển từ hệ máy Console sang PC và chẳng hề nuối tiếc về quyết định đó.
Tất nhiên, chơi game trên mỗi hệ máy đều bao hàm những đặc điểm riêng, nét thú vị đặc trưng. Nhưng nếu bài toán phân phối nội dung game qua internet được các nhà phát triển Console giải quyết triệt để, mọi thứ sẽ trở nên tuyệt vời biết bao.
Theo gamek
Tín đồ console: Nỗi kinh hoàng của làng game Việt Rất đông và hung hãn Ghé thăm một số diễn đàn về game nổi tiếng tại Việt Nam, người xem dễ dàng bắt gặp tình trạng cãi nhau nảy lửa chỉ vì ai kia "trót dại" tung hô thương hiệu console yêu quý của mình. Chuyện cũng chẳng có gì đáng bàn nếu khổ chủ không mải cố sống cố chết tung hô...