5 sai lầm nhiều người mắc phải khi tẩy lông chân, tay tại nhà
Nhiều người có thói quen tẩy lông tay, lông chân tại nhà bằng dao cạo râu. Một số sai lầm khi sử dụng dao cạo râu có thể gây tổn hại đến da, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng.
Khi cạo lông chân, tay thì mọi người cần cạo với tốc độ chậm để tránh làm tổn thương da – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Khi cạo lông tay, lông chân, mọi người cần tránh những sai lầm sau:
1. Không thay dao cạo
Nhiều người thường sử dụng dao cạo râu để tẩy lông ở tay, chân. Có hai dấu hiệu cho thấy bạn phải thay dao cạo mới. Đó là lưỡi dao bị xỉn màu và dải dưỡng ẩm bên trên dao cạo bị mờ đi, theo MSN.
Bị xỉn màu là dấu hiệu cho thấy lưỡi dao cạo đã không còn sử dụng tốt nữa. Nếu tiếp tục dùng sẽ dễ làm xước da. Hơn nữa, vi khuẩn tích tụ trên lưỡi dao cạo cũng có thể gây nhiễm trùng bằng cách xâm nhập vào các vết xước da. Nguyên tắc chung là cứ sau 10 lần sử dụng thì nên thay dao cạo 1 lần.
2. Không bao giờ tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết thường xuyên rất quan trọng để ngăn tình trạng lông mọc ngược. Ngoài ra, tẩy tế bào chết còn giúp tăng tốc quá trình tái tạo tế bào da, giúp tế bào da mới phát triểt tốt hơn.
Video đang HOT
Nếu không tẩy tế bào da thì tế bào da chết sẽ tích tục trên bề mặt da, khiến lỗ chân lông không thể giãn ra một cách bình thường và gây lông mọc ngược. Giữa hai lần tẩy lông, mọi người nên tẩy tế bào chết 1 đến 2 lần, theo MSN.
3. Cạo lông chân trước khi tắm
Khi bước vào phòng tắm, cạo lông chân nên là bước cuối cùng. Vì khi tắm, nước ấm tiếp xúc với da sẽ làm mềm lông, mở nang lông và giữ da ẩm. Tình trạng da này sẽ giúp dao cạo có thể ôm sát da hơn, đồng thời ngăn xước da khi cạo, theo Viện Da liễu Mỹ.
4. Dùng xà phòng bôi lên da khi cạo
Xà phòng không thể bảo vệ tốt da dưới tác động của lưỡi dao cạo, chỉ có kem hoặc gel cạo râu mới có thể làm tốt điều này, các chuyên gia cho biết.
5. Cạo quá nhanh
Khi dùng một lưỡi dao cạo mới, điều quan trọng là phải cạo thật chậm và cẩn thận để tránh làm tổn thương da, đặc biệt là vùng da ở đầu gối và mắt cá chân.
Cạo chậm với nhịp độ từ từ cũng giúp lưỡi dao cạo sát da hơn, đảm bảo không bỏ sót vùng da nào, theo MSN.
Cẩn thận với loài bọ xít vải, nhãn có thể gây mù lòa
Dịch tiết của loài bọ xít sống trên cây, trái vải, trái nhãn có thể gây bỏng, tổn thương, phồng rộp, đau rát, thậm chí là lở loét da.
Dịch tiết của loài bọ xít sống trên cây, trái vải, nhãn có thể gây bỏng, tổn thương da - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, bọ xít vải, nhãn (Tessaratoma papillosa) là loài côn trùng gây hại chủ yếu cho cây vải, nhãn. Ở Việt Nam, loài này xuất hiện cả miền Bắc và miền Nam, tấn công lên cây vải, nhãn, chích hút nhựa ở các bộ phận đọt lá non, hoa, cuống hoa, quả...
Trứng bọ xít có dạng hình tròn, màu xanh nhạt, sau chuyển sang màu hồng tối, đến khi sắp nở sẽ có màu đen. Trứng bọ xít thường bám rất chặt vào quần áo, lá cây.
Khi chưa nở, trứng bọ xít không gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, sau khoảng vài ngày bọ xít con nở ra nếu vô tình chạm vào chất dịch màu vàng do loại bọ này tiết ra sẽ gây viêm da, da bị phồng rộp, tổn thương.
Theo tiến sĩ Đoàn Bình Minh, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM: Chất dịch màu vàng do bọ xít tiết ra có chứa loại a xít rất mạnh, vì thế nếu tiếp xúc với chất tiết này sẽ gây nên tổn thương bỏng hóa học tương tự như bỏng a xít. Khi da tiếp xúc với dịch tiết của bọ xít vải, nhãn, ngay lập tức sẽ bị tổn thương, phồng rộp, đau rát thậm chí là lở loét. Trong trường hợp nguy hiểm, nếu bị dính nước dịch này vào mắt có thể gây mù lòa.
Các triệu chứng tổn thương da
Da có các triệu chứng tương tự như bỏng a xít: Đau rát, nóng khi bị tiếp xúc chất dịch. Trạng thái đau xuất hiện muộn.
Nếu nhẹ thì vùng da bị tổn thương có màu vàng, sau chuyển qua màu nâu sẫm có thể để lại vết thâm khó mất.
Trường hợp nặng, tổn thương có hình giọt nước chảy hoặc đám mực rơi thành một đám hoại tử khô. Vết bỏng lúc đầu không có viền viêm đỏ nhưng sau đó sẽ xuất hiện viêm xung huyết phù nề bao quanh.
Nếu dịch bọ xít dính vào mắt có thể gây viêm giác mạc làm giảm thị lực tạm thời.
Bác sĩ Nguyễn Thảo Phương (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, khuyến cáo: Trường hợp người dân bị dịch bọ xít dính vào người, tuyệt đối không được dùng tay lau, xoa sẽ khiến chất dịch nhanh chóng lan sang các vị trí khác và nặng hơn.
Cần dùng nước sạch, xối mạnh vào vùng da tiếp xúc với bọ xít và dùng xà phòng diệt khuẩn để rửa. Nếu da xuất hiện tình trạng phỏng rộp nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị sớm.
Trường hợp chẳng may bị dịch bọ xít bắn vào mắt, tuyệt đối không được dùng tay dụi sẽ có thể làm niêm mạc bị tổn thương và viêm nhiễm nặng hơn. Nên dùng nước muối sinh lý nhỏ nhiều lần và dùng khăn sạch để thấm hết dịch hoặc chớp mắt liên tục 15-20 phút trong bát nước sạch.
Nếu mắt có hiện tượng mờ đi, sưng đỏ, xung huyết cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị ngăn ngừa bến chứng ảnh hưởng đến thị giác.
Mùa hè, cũng vào mùa nhãn, vải, đối với người dân ở khu vực nhà vườn, khi phơi quần áo nên tránh các vị trí phơi gần cây cối có bọ xít sinh sống. Khi mặc quần áo cần kiểm tra thật kỹ cả hai mặt của quần áo, khăn tắm,... để phát hiện trứng bọ xít và loại bỏ kịp thời.
Khi mua trái cây về ăn, người dân cũng nên chú ý rửa sạch.
Khi thấy bọ xít không nên dùng tay đập mà nên dùng một dụng cụ bắt sau đó giết bỏ, phần dịch bọ xít tiết ra nên lau sạch.
Sinh viên, mẹ bỉm sữa khiếp sợ vì bị kiến ba khoang "khủng bố" tận giường, làm lở loét da nặng nề Nhiều sinh viên tại khu ký túc xá đại học quốc gia TP.HCM gần đây trở thành nạn nhân của kiến ba khoang khi da bị sưng húp, mưng mủ. Thậm chí có trường hợp người bị độc tố của loài kiến này làm lở loét khắp lưng. Những ngày qua, nhiều sinh viên sống tại khu B, ký túc xá Đại học...