5 sai lầm nghiêm trọng khi rửa chén bát ảnh hưởng tới sức khỏe
Theo kết luận của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ thì nhà bếp có thể bẩn hơn cả phòng tắm. Loại trừ miếng rửa bát là ổ vi khuẩn chứa mầm bệnh thì 8 sai lầm phổ biến dưới đây cũng có thể biến bồn rửa bát thành hiểm họa với sức khỏe.
Dùng quá nhiều xà phòng
Nếu bồn rửa chén bát của bạn tràn ngập bong bóng thì chắc chắn bạn sử dụng quá nhiều nước rửa bát.
Điều này không chỉ làm để lại dấu ấn trên chén bát, đặc biệt khi sử dụng máy rửa bát làm cho món ăn không được ngon miệng mà còn tạo ra các siêu kháng thuốc bởi trong thuốc tẩy, triclosan hoặc thuốc sát khuẩn có các thành phần kháng khuẩn, nếu sử dụng nhiều sẽ gây nhờn.
Bên cạnh đó, các chất có trong nước rửa chén còn có thể gây rối loạn nội tiết tố và chất dioxane có thể gây ung thư. Do vậy, bạn chỉ cần sử dụng một lượng nước rửa chén vừa đủ kèm với nước nóng để làm sạch thức ăn thừa hay mỡ bám trên bát đĩa.
Lãng phí nước
Nước là nguồn tài nguyên không phải là vô tận và việc lãng phí nước không chỉ khiến bạn gia tăng số tiền trong hóa đơn mà còn hình thành thói quen không tiết kiệm.
Video đang HOT
Để cắt giảm sử dụng nước khi rửa chén bát, bạn nên vặn vòi nước ở mức chảy chậm và tắt hẳn khi có việc đột xuất xảy ra khi đang rửa bát hoặc nếu không có thể đặt vào đó một chiếc chậu nhỏ để hứng nước, chờ bạn quay trở lại.
Làm sạch bằng một miếng bọt biển
Sử dụng miếng bọt biển để rửa chén bát được khá nhiều chị em phụ nữ lựa chọn vì khả năng làm sạch nhưng nó lại có thể chứa hàng ngàn vi khuẩn như E. coli và Salmonella mỗi 3cm và những đường hay lỗ hổng để loại bỏ thức ăn bị mắc kẹt được chế tạo trên miếng bọt biển cũng trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn.
Bạn có thể thay thế miếng bọt biển này bằng miếng rửa chén bát làm từ sợi tự nhiên. Mặc dù loại này cũng có thể chứa nhiều vi khuẩn nhưng với việc giặt sạch, phơi khô sau mỗi lần sử dụng sẽ giúp loại bỏ được vi khuẩn.
Không làm sạch bồn rửa
Theo các dịch vụ y tế quốc gia Mỹ, bồn rửa nhà bếp thường chứa lượng vi khuẩn gấp 100 nghìn lần so với phòng tắm hoặc nhà vệ sinh. Do vậy nếu bạn không làm sạch bồn rửa thì nguy cơ vi khuẩn tấn công sức khỏe rất dễ xảy ra.
Để làm sạch, bạn chỉ cần dùng giấm và baking soda hoặc giấm và muối hàng ngày. Đối với những gia đình sử dụng máy rửa bát cũng cần phải vệ sinh thường xuyên bởi nhiệt và độ ẩm tạo ra một môi trường hoàn hảo cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
Bạn có thể khắc phục bằng cách thỉnh thỏang chạy máy rửa chén mà không có bát đĩa với một chén giấm và baking soda.
Vệ sinh không đúng cách
Vệ sinh bếp sạch sẽ rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại. Bạn nên dùng nước nóng già, đủ để cần đi găng tay để rửa chén bát bẩn. Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh tất cả những dụng cụ như dao, thớt… đã chạm vào thịt sống để ngăn ngừa lây nhiễm chéo.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo nên làm sạch dao, thớt bằng nước ấm với nước rửa chén hoặc chanh và muối sau mỗi lần sử dụng, sau đó để khô trước khi cất hoặc sử dụng trong lần dùng sau.
Theo Lê Thu Lương
Sức khỏe đời sống
Bác sĩ cũng ngạc nhiên khi phẫu thuật cho hai cụ bà "3 cùng"
Tin từ Bệnh viện K T.Ư ngày 29.1 cho biết, các bác sĩ vừa phẫu thuật thành công cho hai cụ bà có nhiều điểm trùng lặp hy hữu.
Hai cụ bà là Phạm Thị B và Phùng Thị C là hàng xóm với nhau, cùng trú tại phường Ngô Quyền (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cùng 86 tuổi và cùng bị ung thư đại tràng.
Hai cụ nhập viện cách nhau 4 ngày (8.1 và 12.1) cùng triệu chứng đau bụng, đi ngoài ra máu. Người nhà cho biết, hai cụ đều đau bụng, khó tiêu, đi ngoài ra máu hơn 1 tháng.
Xét nghiệm cho thấy cụ B có hạch trong ổ bụng, đại tràng Sigma có tổn thương làm chít hẹp chu vi đại tràng, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại tràng Sigma.
Hai bệnh nhân cùng tuổi, cùng phường, cùng bệnh tiếp tục làm "hàng xóm" với nhau trong phòng bệnh. (Ảnh: BSCC)
Còn cụ C cũng được các bác sĩ tiến hành chụp chiếu CT xác định có hình ảnh u trực tràng và đại tràng Sigma. Các xét nghiệm và nội soi thăm dò chức năng cho thấy, đại tràng Sigma có u sùi chiếm chu vi trực tràng, cách rìa hậu môn khoảng 5cm có u sùi loét chiếm 2/3 chu vi, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại tràng Sigma và trực tràng trung bình (ung thư 2 vị trí).
3 ngày sau (18.1), bệnh nhân Phùng Thị C cũng được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Đúng như chẩn đoán, trong ổ bụng có 2 tổn thương tại đại tràng Sigma và trực tràng trung bình. Trực tràng trung bình có tổn thương kích thước 23cm chưa xâm lấn ra cơ quan lân cận. Tổn thương ở đại tràng Sigma là u kích thước 2cm chưa xâm lấn ra cơ quan lân cận.Ngày 15.1, cụ B đã được phẫu thuật khẩn cấp. Khi mổ, chứng kiến đại tràng Sigma có khối tổn thương đại tràng kích thước khoảng 45cm, xâm lấn ra phúc mạc và mạc treo đại tràng Sigma, áp-xe quanh u, các bác sĩ xử trí cắt đoạn đại tràng Sigma và nạo vét hạch.
Theo các bác sĩ, do tuổi của các bệnh nhân đều rất cao nên việc phẫu thuật khá khó khăn, đặc biệt là quá trình gây mê phải hết sức cẩn trọng. Hiện hai bệnh nhân đều hết sức tỉnh táo, tiếp tục nằm cùng phòng bệnh để theo dõi, làm "hàng xóm" của nhau.
Theo các bác sĩ Khoa Ngoại bụng I - Bệnh viện K, đây là hai ca phẫu thuật khá hy hữu, khiến các bác sĩ đều "tặc lưỡi" vì lạ lùng.
Theo Danviet
8 quan niệm sai lầm về bệnh ung thư cần từ bỏ ngay Một ngày sau khi đi kiểm tra sức khỏe, bạn biết mình bị ung thư và cho rằng, mình đã mang án tử hình, điều đó là hoàn toàn sai lầm. Nếu tuân thủ việc khám sức khỏe và lộ trình điều trị của bác sĩ, bạn vẫn có thể sống khỏe tới già bởi nhiều loại ung thư có thể chữa khỏi...