5 sai lầm khó có thể được tha thứ trong hôn nhân
Biết chồng ngoại tình nhưng im lặng không dám nói là một cách chỉ khiến bạn giết chết hôn nhân nhanh hơn.
Chúng ta, ai cũng đều có thể phạm sai lầm.
Đôi khi chúng ta quên đi một ngày kỉ niệm, ngày sinh nhật của bạn đời, chúng ta vô tình ném bộ đồ yêu thích nhất của chồng/vợ vào máy giặt và mọi thứ trở nên tan tành. Có những sai lầm, ta giận đấy nhưng rồi có thể bỏ qua nhanh chóng và coi như mọi chuyện chưa từng xảy ra.
Tuy nhiên, có một số điều là tuyệt đối không được phép nói “cho qua” nhẹ bẫng trong một cuộc hôn nhân. Nếu bạn dễ dàng thỏa hiệp với những điều này, bạn sẽ phá vỡ niềm tin, cảm xúc và có thể dẫn đến ly hôn. Dưới đây là những điều không nên bỏ qua cho người bạn đời trong hôn nhân.
Ngoại tình, phản bội, gian lận
Nếu bạn biết một cách chắc chắn người bạn đời của mình đang làm điều có lỗi như kiểu ngoại tình, phản bội… sự im lặng không phải là cách tốt nhất để níu giữ chân người đó, việc bạn vờ như không thấy gì thậm chí còn có thể đẩy cho mối quan hệ vợ chồng đi xa hơn ngoài tầm kiểm soát.
Việc bạn im lặng trước chuyện bạn đời ngoại tình sẽ xảy ra nhiều tình huống: Thứ nhất, người đó vẫn tin rằng mình có khả năng “che giấu” và mỗi ngày lại thêm lún sâu vào mối quan hệ sai trái. Đến một lúc nào đó tình cảm phát triển quá sâu đậm, thậm chí có hậu quả kiểu như có con với người tình thì việc tách họ ra được thì việc dừng lại càng thêm khó khăn.
Thứ hai, khi đối phương biết chuyện bạn đã phát hiện ra hành động sai trái của họ mà không dám ý kiến, họ sẽ cho rằng bạn sợ hãi mất họ và càng cảm thấy tầm quan trọng của mình, không có ý thức thay đổi hoặc càng ngày càng thái quá hơn. Thứ ba, khi bạn không dám nói thì bạn cũng không bao giờ tìm được nguyên nhân bắt nguồn từ đâu mà đối phương ngoại tình, không chừng lí do từ chính bạn. Như vậy bạn sẽ không thể khắc phục được điểm xấu để củng cố cho hôn nhân của mình vững vàng hơn.
Bởi thế, khi bạn biết chuyện tồi tệ này, bạn có thể tha thứ nhưng bạn bắt buộc phải nói ra. Hãy đề nghị một cuộc nói chuyện thẳng thắn để nghe đối phương giải trình. Hãy lắng nghe tâm tư của họ và hỏi xem giờ họ muốn lựa chọn như thế nào. Nếu đối phương coi đó là một sai lầm và muốn quay lại, cả hai vợ chồng cùng tính cách và vạch ra kế hoạch để thay đổi mọi chuyện.
Góp ý những cái sai của đối phương
Một phần quan trọng của cuộc hôn nhân là sự cởi mở trong giao tiếp. Nếu đối phương có gì đó không đúng, đừng im lặng, hãy góp ý cho họ điều đó.
Video đang HOT
Việc góp ý cái thiếu sót của người kia không chỉ là cách giúp họ nhận ra điểm hạn chế của mình, thay đổi để tốt lên mà còn là cách giúp bạn giải tỏa những bực bội. Nếu bạn cứ ôm mãi “cục tức” trong lòng, sẽ có một lúc nào đó vì quá khó chịu mà bạn “bùng nổ”. Khi ấy, hành động, lời ăn tiếng nói của bạn sẽ trở nên thiếu kiểm soát hơn và dễ khiến đối phương tổn thương.
Bởi vậy, trước những việc làm chưa đúng của bạn đời, đừng bỏ qua một cách dễ dãi mà hãy lựa lời nói chuyện và góp ý cho họ. Họ cần sự trợ giúp của bạn để tiến bộ hơn trong hôn nhân và cuộc sống.
Nếu ai đó nói với bạn những điều không tốt về bạn đời, bạn cảm thấy khó chịu và nghi ngờ, cách tốt nhất là mang nó ra và trò chuyện thẳng thắn với đối phương. Bạn cứ giữ sự phỏng đoán đó trong lòng, rất có thể sẽ hiểu lầm đối phương. Thế nên tốt nhất, phải hỏi rõ, đừng để sự đánh giá từ người khác làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của hai bạn.
Đối phương giấu giếm có… quỹ đen
Quỹ của gia đình là chung, thiêng liêng và thuộc về cả hai người chứ không phải là tài sản riêng của ai đó. Khi một trong hai lặng lẽ “cất tiền riêng” cho mình nghĩa là vi phạm niềm tin với người kia. Nếu điều này được diễn ra trong một thời gian dài, số tiền lớn, người kia sẽ cảm thấy bị sốc và thấy mình bị lừa dối một cách nghiêm trọng. Nó gây ra lỗ hổng lớn trong hôn nhân.
Nếu như chồng/vợ của bạn phạm phải sai lầm này, điều bạn cần làm đầu tiên là ngồi nói rõ ràng với họ và nghe một lời giải thích. Sau đó bạn cần phải yêu cầu một sự trung thực và tin tưởng lẫn nhau trong vấn đề kinh tế gia đình. Bạn và đối phương sẽ cùng nhau vạch ra một ngân sách, mục tiêu, tính toán khả năng chi tiêu sao cho hợp lý nhất. Tha thứ cho sự lạm dụng cá nhân trong quá khứ vì mục tiêu cả gia đình, đoàn kết bên nhau để xây đựng kinh tế mạnh mẽ hơn.
Tất nhiên, những điều này là rất khó để tha thứ và cần thời gian để khắc phục, nhưng vì hạnh phúc lâu dài, hãy cố gắng bao dung hơn một chút: Tha thứ là thuộc tính của kẻ mạnh, sự tha thứ và thay đổi là cần thiết cho một hôn nhân bền vững!
Chuyện nói dối
Khi nói đến hôn nhân, cởi mở và trung thực là điều vô cùng cần thiết. Nếu người ấy của bạn nói dối, bạn biết mà im lặng sẽ đẩy mọi chuyện đi xa hơn nữa.
Khi không có niềm tin, mối quan hệ của bạn sẽ đổ vỡ. Bạn biết chồng/vợ của mình đang nói dối, bạn không hỏi thẳng sẽ luôn giữ trong lòng mối nghi ngờ. Kể từ đó, những gì họ làm bạn đều đặt một dấu hỏi. Bạn thiếu niềm tin vào bạn đời của mình. Lâu dần, cả hai sẽ thiếu kết nối.
Còn với đối phương, nói dối một lần không bị “vạch mặt”, họ có xu hướng nói dối nhiều hơn nữa. Bạn cần phải trao đổi thẳng thắn để biết được lí do vì sao họ đưa ra lời nói dối, biết đâu bạn lại có được cho mình thông tin để điều chỉnh cho hôn nhân.
Theo Phunutoday
4 điều tuyệt đối không được bỏ qua trong hôn nhân
Biết chồng ngoại tình nhưng im lặng không dám nói là một cách chỉ khiến bạn giết chết hôn nhân nhanh hơn.
Chúng ta, ai cũng đều có thể phạm sai lầm.
Đôi khi chúng ta quên đi một ngày kỉ niệm, ngày sinh nhật của bạn đời, chúng ta vô tình ném bộ đồ yêu thích nhất của chồng/vợ vào máy giặt và mọi thứ trở nên tan tành. Có những sai lầm, ta giận đấy nhưng rồi có thể bỏ qua nhanh chóng và coi như mọi chuyện chưa từng xảy ra.
Tuy nhiên, có một số điều là tuyệt đối không được phép nói "cho qua" nhẹ bẫng trong một cuộc hôn nhân. Nếu bạn dễ dàng thỏa hiệp với những điều này, bạn sẽ phá vỡ niềm tin, cảm xúc và có thể dẫn đến ly hôn. Dưới đây là những điều không nên bỏ qua cho người bạn đời trong hôn nhân.
Ngoại tình , phản bội, gian lận
Nếu bạn biết một cách chắc chắn người bạn đời của mình đang làm điều có lỗi như kiểu ngoại tình, phản bội... sự im lặng không phải là cách tốt nhất để níu giữ chân người đó, việc bạn vờ như không thấy gì thậm chí còn có thể đẩy cho mối quan hệ vợ chồng đi xa hơn ngoài tầm kiểm soát.
Việc bạn im lặng trước chuyện bạn đời ngoại tình sẽ xảy ra nhiều tình huống: Thứ nhất, người đó vẫn tin rằng mình có khả năng "che giấu" và mỗi ngày lại thêm lún sâu vào mối quan hệ sai trái. Đến một lúc nào đó tình cảm phát triển quá sâu đậm, thậm chí có hậu quả kiểu như có con với người tình thì việc tách họ ra được thì việc dừng lại càng thêm khó khăn.
Thứ hai, khi đối phương biết chuyện bạn đã phát hiện ra hành động sai trái của họ mà không dám ý kiến, họ sẽ cho rằng bạn sợ hãi mất họ và càng cảm thấy tầm quan trọng của mình, không có ý thức thay đổi hoặc càng ngày càng thái quá hơn. Thứ ba, khi bạn không dám nói thì bạn cũng không bao giờ tìm được nguyên nhân bắt nguồn từ đâu mà đối phương ngoại tình, không chừng lí do từ chính bạn. Như vậy bạn sẽ không thể khắc phục được điểm xấu để củng cố cho hôn nhân của mình vững vàng hơn.
Bởi thế, khi bạn biết chuyện tồi tệ này, bạn có thể tha thứ nhưng bạn bắt buộc phải nói ra. Hãy đề nghị một cuộc nói chuyện thẳng thắn để nghe đối phương giải trình. Hãy lắng nghe tâm tư của họ và hỏi xem giờ họ muốn lựa chọn như thế nào. Nếu đối phương coi đó là một sai lầm và muốn quay lại, cả hai vợ chồng cùng tính cách và vạch ra kế hoạch để thay đổi mọi chuyện.
Góp ý những cái sai của đối phương
Một phần quan trọng của cuộc hôn nhân là sự cởi mở trong giao tiếp. Nếu đối phương có gì đó không đúng, đừng im lặng, hãy góp ý cho họ điều đó.
Việc góp ý cái thiếu sót của người kia không chỉ là cách giúp họ nhận ra điểm hạn chế của mình, thay đổi để tốt lên mà còn là cách giúp bạn giải tỏa những bực bội. Nếu bạn cứ ôm mãi "cục tức" trong lòng, sẽ có một lúc nào đó vì quá khó chịu mà bạn "bùng nổ". Khi ấy, hành động, lời ăn tiếng nói của bạn sẽ trở nên thiếu kiểm soát hơn và dễ khiến đối phương tổn thương.
Bởi vậy, trước những việc làm chưa đúng của bạn đời, đừng bỏ qua một cách dễ dãi mà hãy lựa lời nói chuyện và góp ý cho họ. Họ cần sự trợ giúp của bạn để tiến bộ hơn trong hôn nhân và cuộc sống.
Chuyện nói dối
Khi nói đến hôn nhân, cởi mở và trung thực là điều vô cùng cần thiết. Nếu người ấy của bạn nói dối, bạn biết mà im lặng sẽ đẩy mọi chuyện đi xa hơn nữa.
Khi không có niềm tin, mối quan hệ của bạn sẽ đổ vỡ. Bạn biết chồng/vợ của mình đang nói dối, bạn không hỏi thẳng sẽ luôn giữ trong lòng mối nghi ngờ. Kể từ đó, những gì họ làm bạn đều đặt một dấu hỏi. Bạn thiếu niềm tin vào bạn đời của mình. Lâu dần, cả hai sẽ thiếu kết nối.
Còn với đối phương, nói dối một lần không bị "vạch mặt", họ có xu hướng nói dối nhiều hơn nữa. Bạn cần phải trao đổi thẳng thắn để biết được lí do vì sao họ đưa ra lời nói dối, biết đâu bạn lại có được cho mình thông tin để điều chỉnh cho hôn nhân.
Những hiểu lầm
Nếu ai đó nói với bạn những điều không tốt về bạn đời, bạn cảm thấy khó chịu và nghi ngờ, cách tốt nhất là mang nó ra và trò chuyện thẳng thắn với đối phương. Bạn cứ giữ sự phỏng đoán đó trong lòng, rất có thể sẽ hiểu lầm đối phương. Thế nên tốt nhất, phải hỏi rõ, đừng để sự đánh giá từ người khác làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của hai bạn.
Theo Khám phá
Phát điên vì chồng lén lút giấu quỹ đen ở toàn chỗ oái oăm Tôi không hiểu chồng nghĩ gì, cũng không biết mục đích anh giấu quỹ đen làm gì nữa... Vợ chồng tôi kết hôn được gần chục năm. Anh hiện đang phụ trách về kỹ thuật trong một công ty xây dựng, còn tôi là giáo viên mầm non. Chúng tôi sinh được 2 bé, một trai một gái, cháu lớn đang học tiểu...