5 sai lầm hàng đầu cần tránh khi sửa sang nhà bếp
Căn bếp sử dụng đã lâu, xuống cấp hay căn bếp không hợp phong thủy… bạn có đủ lý do để cải tạo, sửa sang lại nhà bếp của mình. Bạn có thể thay đổi thiết kế làm cho nó trở nên rộng rãi hơn, tiện nghi hơn.
Nhưng để bắt tay vào sửa sang thì đây là quyết định quan trọng và cần được tính toán cụ thể. Vì vậy để hiệu quả thay đổi như ý muốn, bạn nên thuê một công ty tư vấn thiết kế chuyên nghiệp. Tuy nhiên, có rất nhiều sai lầm phổ biến khi tu sửa, cải tạo nhà bếp mà bạn có thể mắc phải. Dưới đây là những sai lầm hàng đầu khi sửa sang nhà bếp cần tránh.
1. Không đủ ngân sách
Dù bạn muốn cải tạo đơn giản hay thay đổi lớn trong nhà bếp của mình thì quá trình này có thể khá tốn kém và có thể phát sinh kinh phí ngoài dự kiến. Đó là lý do tại sao khi tu sửa, bạn cần phải có một cái nhìn tổng quát, xem xét kỹ lưỡng cho sự thay đổi nhà bếp của mình.
Việc lên kế hoạch chi tiết, cụ thể bám sát vào ngân sách bạn có sẽ không khiến bạn gặp phiền phức và luôn trong tầm kiểm soát. Để an toàn hơn, bạn có thể phác thảo ý tưởng cải tạo và tham khảo báo giá từ các công ty xây dựng và công ty thiết kế nội thất chuyên nghiệp.
2. Không tìm kiếm chuyên gia:
Hầu hết mọi người thích tự thực hiện để tiết kiệm chi phí. Nhưng một số dự án cần sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn. Đặc biệt cải tạo nhà bếp là dự án lớn, nó làm ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng và toàn bộ thiết kế, trang trí của ngôi nhà, thậm chí ảnh hưởng đến những nhà hàng xóm nếu như bạn sống trong các chung cư. Vì vậy, dù tốn chút chi phí ban đầu để tìm sự tư vấn của chuyên gia thì cũng là khoản đầu tư chính đáng giúp bạn tránh phát sinh vấn đề sau này.
3. Sửa đổi, cải tạo lặt vặt:
Video đang HOT
Một sai lầm phổ biến khác cần tránh là thực hiện sửa sang và nhiều thay đổi nhỏ nhặt. Nhiều gia chủ đôi khi chỉ vì ngẫu hứng nhất thời, thấy điểm này điểm kia trong nhà bếp không phù hợp nên muốn thay đổi ngay lập tức. Sau khi sửa sang xong lại muốn thay đổi tiếp.
Hoặc do phụ thuộc vào kinh phí hiện có nên gia chủ chỉ cải tạo được một vài chi tiết. Sai lầm sửa chữa từng chút này sẽ khiến cho chi phí phát sinh và tăng nhiều hơn so với bạn nghĩ. Cho nên, cách tốt nhất bạn nên liệt kê những điểm, những chi tiết muốn thay đổi, cải tạo để thực hiện một lần và lên kế hoạch cụ thể.
4. Không có kế hoạch, thời hạn cải tạo cụ thể:
Thực tế khi thực hiện cải tạo, thay đổi nhà bếp do cá nhân gia chủ tự làm nên thường không tiến hành liên tục mà bị ngắt quãng và bị thay đổi do nhiều yếu tố tác động. Nên để hiệu quả thì cần đặt ra những mốc thời gian cụ thể để thực hiện lần lượt từng việc một cách khoa học, hợp lý và hoàn thành trong thời gian nhất định. Ví dụ như ngày công, ngày mua nguyên vật liệu, ngày khánh thành,…
5. Lập ngân sách nhiều hơn khả năng chi trả:
Việc cải tạo nhà bếp ảnh hưởng đến tổng thể các phòng liên quan như phòng khách, nhà tắm,…Vì vậy nên cải tạo đồng loạt một lần sẽ tốt hơn. Nhưng nếu kinh phí không đủ chi trả mà bạn cố gắng hết sức để thực hiện thì dẫn đến áp lực, mệt mỏi không cần thiết. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi bắt tay vào làm.
3 nguyên tắc vàng đặt bếp giúp gia chủ sung túc cả đời
Căn bếp là một trong những vị trí quan trọng nhất của ngôi nhà. Vì thế nó rất được chủ nhà để tâm thiết kế nhà bếp sao cho vừa đẹp mặt vừa hợp phong thuỷ.
Cùng với cửa chính, phòng thờ và phòng ngủ, bếp là một trong bốn vị trí quan trọng mà phong thủy gọi là dương trạch tứ yếu, có ảnh hưởng rất lớn tới vận khí của ngôi nhà.
Theo quan niệm phong thủy, nhà bếp không chỉ là không gian mà người phụ nữ thể hiện sự đảm đang khéo léo của mình mà còn là một trong những vị trí quan trọng nhất, quyết định đến vận mệnh, tài lộc của cả gia đình nữa.
Do đó, Phong thủy Phùng Gia lưu ý gia chủ khi thiết kế nhà bếp, cần lưu tâm những nguyên tắc vàng sau đây.
Lửa nước tránh đặt gần nhau
Hỏa khí của bếp nấu và thủy khí của hệ thống nước trong nhà bếp vốn xung khắc với nhau. Vì thế, khi thiết kế, bếp nấu và vòi nước không nên đặt cạnh nhau.
Theo ý nghĩa đó, bếp nấu và tủ lạnh cũng không nên đặt cạnh nhau. Cần tuyệt đối tránh thế bếp nấu bị kẹt giữa hai yếu tố thủy như vòi nước, tủ lạnh, máy giặt, bồn rửa bát...
Thuỷ hoả bất tương dung cũng xảy ra khi bếp đặt trên bể nước, bể phốt hoặc gần nhà vệ sinh. Nếu điều kiện không gian cho phép, chúng ta hãy tránh các thế này.
Đối với các gia chủ không gian hạn hẹp không thể thay đổi thì có thể dùng phương pháp hoá giải của Phong Thuỷ Chính Phái.
Bếp đặt tại vị trí tốt, quay mặt về hướng tốt
"Tọa cát hướng cát" nghĩa là bếp đặt tại vị trí tốt và quay mặt về hướng tốt. Theo phong thủy trường phái bát trạch, có 4 vị trí tốt trong cung bản mệnh đó là: Thiên Y, Sinh Khí, Phúc Đức, Phục Vị.
Đặt bếp ở những vị trí này sẽ giúp gia đình có được phúc lộc vẹn toàn, sức khỏe tốt, gia đạo ấm no, hạnh phúc.
Còn đối với trường phái Huyền không, bếp phải đặt ở nơi có cát tinh tốt đáo tới trong tiểu vận và niên vận khởi tạo làm bếp như Tả Phù, Hữu Bật, Vũ Khúc, Văn Khúc.
Tránh gió để được tụ khí
Nguyên tắc phong thủy nhà ở cho rằng khi bố trí bếp trong nhà ở phải đảm bảo yếu tố "tàng phong tụ khí" (tức phải tránh gió để được tụ khí). Do đó khi thiết nhà bếp cần tránh các hướng bị gió thốc.
Với ý nghĩa đó, nhà bếp nên được bố trí ở phía sau ngôi nhà, cách cửa chính càng xa càng tốt vì cửa chính là nơi không khí lưu động khiến khí bị tán chứ không tụ lại được.
Tuy nhiên không vì thế mà thiết kế phòng bếp bị đóng kín vì điều này ảnh hưởng rất lớn tới vận thế của ngôi nhà và các thành viên trong gia đình.
Bếp cần có ít nhất một mặt thoáng, giúp căn phòng thông thoáng, sạch sẽ. Khi thiết kế, cần tránh các hướng gió lùa là được.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
Phong thuỷ không thể đặt bừa bãi, chỉ một chi tiết nhỏ cũng có thể dẫn đến "lợi bất cập hại" Việc bài trí các đồ dùng phong thuỷ trong nhà cũng cần tuân theo quy tắc, nếu không nó có khả năng mang lại vận xui cho gia chủ. Để đảm bảo sự ổn định của phong thủy trong nhà, ngoài việc suy nghĩ về kiểu nhà, môi trường và cách trang trí, thì việc đặt những đồ trang trí phong thủy phù...