5 quốc gia hạt nhân đưa ra tuyên bố quan trọng về an ninh thế giới
Nguyên thủ các nước Nga, Anh, Mỹ, Pháp và Trung Quốc đã ra tuyên bố về ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và không cho phép diễn ra chiến tranh giữa các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, theo một tuyên bố được đăng trên trang web của Điện Kremlin.
Các quốc gia hạt nhân ngăn chặn không để chiến tranh hạt nhân nổ ra. Ảnh SCMP
“Trung Quốc, Liên bang Nga, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Pháp coi đó là trách nhiệm chính của mình trong việc ngăn chặn chiến tranh giữa các quốc gia có vũ khí hạt nhân và giảm thiểu rủi ro chiến lược”, tuyên bố cho biết. Đặc biệt, bản tuyên bố nói không thể có người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân và không bao giờ được phép xảy ra.
“Vì việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng, chúng tôi cũng tái khẳng định vũ khí hạt nhân – miễn là khi chúng còn tồn tại – chỉ phục vụ mục đích phòng thủ, ngăn chặn xâm lược và chiến tranh. Chúng tôi tin rằng phải chấm dứt việc phổ biến vũ khí này hơn nữa”, lãnh đạo 5 quốc gia hạt nhân tuyên bố.
Tuyên bố đã được Bộ Ngoại giao Nga ca ngợi, bộ này cho rằng đây là một bước phát triển quan trọng đối với an ninh quốc tế.
Video đang HOT
“Nga tin chắc rằng không thể có người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, và nó không bao giờ được khơi ra. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho biết trong một tuyên bố.
Bà Zakharova tiết lộ rằng Moscow là động lực chính đằng sau tuyên bố này, đồng thời cho biết thêm rằng văn bản này ban đầu được thiết kế để công bố trong hội nghị lần thứ 10 về không phổ biến vũ khí hạt nhân. Cuộc họp dự kiến sẽ bắt đầu tại New York vào hôm nay, nhưng nó đã bị hoãn lại do tình hình coronavirus ở Mỹ.
Zakharova lưu ý rằng minh chứng đoàn kết hiếm hoi được các cường quốc hạt nhân thể hiện là rất quan trọng trong bối cảnh tình hình an ninh quốc tế đang xấu đi. Bà Zakharova lưu ý, Nga bày tỏ hy vọng rằng tuyên bố này sẽ đóng góp vào sự ổn định toàn cầu. Bà nói: “Chúng tôi hy vọng rằng trong bối cảnh an ninh quốc tế phức tạp hiện nay, việc lãnh đạo các cường quốc hạt nhân thông qua một tuyên bố chính trị như vậy sẽ giúp giảm bớt mức độ căng thẳng quốc tế và hạn chế chạy đua vũ trang”.
Nga "tố" Mỹ diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân sát biên giới
Nga cáo buộc máy bay ném bom hạt nhân của Mỹ xuất kích hàng chục lần trên khắp Đông Âu trong vài tuần qua để thăm dò phản ứng của Moscow trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Máy bay chiến đấu F-22 của Không quân Mỹ áp sát máy bay ném bom Tu-95 của Nga (Ảnh: NORAD).
Phát biểu sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc tại Moscow hôm 23/11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết Moscow đã phát hiện "sự gia tăng đáng kể các hoạt động của máy bay ném bom chiến lược Mỹ gần biên giới Nga".
Theo ông Shoigu, "trong tháng qua, khoảng 30 chuyến bay của Mỹ đã được thực hiện gần biên giới Nga, gấp khoảng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái".
Ông Shoigu cho biết trong cuộc tập trận Global Thunder gần đây của quân đội Mỹ, 10 máy bay ném bom chiến lược diễn tập phương án sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nga gần như cùng lúc từ phía tây và phía đông, với khoảng cách tối thiểu từ biên giới của Nga là 20 km.
Bộ trưởng Shoigu cho biết mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng "trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và nguy cơ xung đột ngày càng gia tăng".
Bình luận của Bộ trưởng Shoigu được đưa ra trong bối cảnh Nga đang leo thang căng thẳng với NATO về vấn đề Ukraine. Ukraine nghi ngờ Nga tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực biên giới chung có thể là tiền đề cho một cuộc xung đột.
Tuy nhiên, Nga phủ nhận việc nước này đang lên kế hoạch như vậy, đồng thời nhấn mạnh rằng "việc di dời một số thiết bị quân sự hoặc đơn vị quân đội trên lãnh thổ Nga là công việc nội bộ của Nga".
Cả Nga và khối NATO do Mỹ dẫn đầu đều cáo buộc bên còn lại tăng cường điều động máy bay chiến đấu áp sát biên giới khiến căng thẳng leo thang.
Ngày 22/11, cơ quan tình báo nước ngoài hàng đầu của Nga cáo buộc Mỹ dàn dựng một chiến dịch tung tin sai lệch có nguy cơ gây ra xung đột.
Phía Nga nói rằng Mỹ đang vẽ ra "một bức tranh khủng khiếp về việc các đoàn xe tăng Nga bắt đầu nghiền nát các thành phố của Ukraine như thế nào". Moscow cho rằng Washington đang sử dụng các kênh ngoại giao để "chia sẻ với các đồng minh và đối tác những thông tin hoàn toàn sai lệch về việc Nga tập trung lực lượng trên lãnh thổ của mình để chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự với Ukraine".
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hồi đầu tháng dẫn một số nguồn tin cáo buộc Nga đã triển khai gần 100.000 binh sĩ sát biên giới Ukraine. Những thông tin này làm dấy lên lo ngại một cuộc tấn công quân sự của Nga nhằm vào Ukraine.
Trong khi đó, các quan chức quân sự cấp cao của Nga cũng cáo buộc NATO tăng cường hiện diện quân sự ở châu Âu và Biển Đen - hành động bị coi là gây ra mối đe dọa với an ninh của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Ukraine tiến hành các vụ không kích bằng máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất ở vùng Donbass, cho rằng hành động này vi phạm thỏa thuận ngừng bắn năm 2015 giữa chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai ở miền đông.
EMA phê duyệt hai phương pháp điều trị kháng thể chống lại coronavirus Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 11/11 cho biết lần đầu tiên phê duyệt việc triển khai tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) hai phương pháp điều trị kháng thể đơn dòng chống lại coronavirus. Thuốc Rekirona điều trị COVID-19 được sản xuất bởi Tập đoàn dược phẩm khổng lồ Hàn Quốc Celltrion Inc. Ảnh: Pulse News/TTXVN Theo phóng...