5 quốc gia EU kêu gọi duy trì kênh liên lạc mở với Nga
Các ngoại trưởng của 5 nước thành viên EU ở Trung Âu đã gặp nhau để thảo luận về hậu quả từ cuộc xung đột Nga – Ukraine trong lĩnh vực an ninh năng lượng và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Các ngoại trưởng 5 nước Trung Âu đã gặp nhau để thảo luận về một số vấn đề cùng quan tâm. Ảnh: mzv.cz
Theo mạng tin EURACTIV.de (Đức), Ngoại trưởng của 5 quốc gia Trung Âu mới đây đã gặp nhau và kêu gọi duy trì các đường dây liên lạc với Nga thông qua Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ( OSCE) để tạo điều kiện thuận lợi cho con đường dẫn đến hòa bình ở Ukraine.
Cụ thể, các Ngoại trưởng của Áo, Slovakia, Slovenia, CH Séc và Hungary đã gặp nhau tại Vienna theo hình thức được gọi là “Trung tâm 5″ (“Central 5″) để thảo luận về một số vấn đề cùng quan tâm. Trong số đó có lời kêu gọi đảm bảo sự liên lạc liên tục của OSCE, một trong số ít tổ chức toàn châu Âu mà Nga vẫn là thành viên.
Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg, người chủ trì sự kiện, phát biểu trong một cuộc họp báo: “Tôi tin rằng chúng ta phải tiếp tục mở các đường dây liên lạc và nền tảng cần thiết mà chúng ta có thể cần khi thời điểm đến”.
Video đang HOT
Trong khi nhấn mạnh sự ủng hộ vô điều kiện của mình đối với Ukraine, Ngoại trưởng Schallenberg nói rằng OSCE là “nền tảng đối thoại duy nhất của toàn châu Âu và tôi tin rằng tổ chức này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai”.
Những người đồng cấp của ông Schallenberg cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của OSCE, trong đó Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó đặc biệt lưu ý rằng “các kênh liên lạc phải được mở”.
Tuy nhiên, Hungary đã nhiều lần bị các nước EU khác chỉ trích vì cách tiếp cận hòa giải hơn với Nga. Vào tháng 4 năm nay, quốc gia nhận khoảng 80% khí đốt từ Nga này đã ký một thỏa thuận năng lượng mới với Moskva để đảm bảo tiếp tục cung cấp dầu và khí đốt bất chấp cam kết của châu Âu về việc giảm dần nhập khẩu năng lượng của Nga.
Ngoại trưởng Szijjártó sẽ trở lại Nga vào giữa tháng 10 này để tham gia “Tuần lễ Năng lượng Nga”.
Áo cũng bị chỉ trích tương tự vì có quan điểm nhẹ nhàng hơn với Nga. Tính đến tháng 7/2023, Áo nhập khẩu khoảng 66% lượng khí đốt từ Nga, giảm so với mức 79% trước xung đột ở Ukraine.
Áo còn bị chỉ trích nặng nề vì cho phép đại diện của Nga trong OSCE đến Vienna để tham gia các cuộc họp của tổ chức này. Tuy nhiên, ông Schallenberg tuyên bố rằng việc có thêm Belarus và Nga sẽ rất quan trọng đối với hoạt động của tổ chức.
Trong khi đó, Slovenia, CH Séc và Slovakia cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải “cứu OSCE khỏi tình trạng không còn phù hợp”. Ngoại trưởng Slovenia Tanja Fajon cho biết OSCE là “tổ chức duy nhất có đối thoại cởi mở với Nga”, khi người đồng cấp CH Séc Jan Lipavský nói thêm rằng OSCE là “một trong những trụ cột của kiến trúc an ninh châu Âu”.
Đức, Ba Lan, CH Séc thành lập lực lượng đặc nhiệm chống nhập cư bất hợp pháp
Cảnh sát ở 3 quốc gia trên sẽ hợp tác để chống lại tình trạng di cư bất hợp pháp và xác định các tuyến đường buôn lậu.
Cảnh sát Đức, CH Séc và Ba Lan sẽ hợp tác với nhau trên lãnh thổ của 3 nước để hạn chế nhập cư bất hợp pháp và xác định các tuyến đường buôn lậu. Ảnh: Anadolu
Theo Politico.eu, Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser mới đây tuyên bố rằng nước này cùng với Ba Lan và CH Séc đang thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung để trấn áp "tội phạm buôn lậu" và nhập cư bất hợp pháp.
Bà Faeser nêu rõ trong một tuyên bố: "Cùng nhau, chúng tôi muốn đập tan hoạt động kinh doanh của các băng nhóm buôn lậu kiếm lợi nhuận tối đa từ hoàn cảnh khó khăn của người dân và buôn người qua biên giới gây đe dọa đến tính mạng của họ".
Bà Faeser nói thêm: "Đó là lý do tại sao chúng tôi hiện đã đồng ý tăng cường tuần tra chung giữa lực lượng cảnh sát Đức, CH Séc và Ba Lan".
Lực lượng đặc nhiệm chung - do Bộ trưởng Faeser điều phối với những người đồng cấp Séc Vít Rakuan và Ba Lan Mariusz Kamiński - sẽ nằm trong chương trình EMPACT của Europol (Cơ quan cảnh sát EU). Cảnh sát Đức, CH Séc và Ba Lan sẽ hợp tác với nhau trên lãnh thổ của 3 nước để hạn chế nhập cư bất hợp pháp và xác định các tuyến đường buôn lậu.
Đây là nỗ lực mới nhất của Bộ trưởng Faeser nhằm kiểm soát tình trạng nhập cư bất hợp pháp sau khi bà công bố các biện pháp kiểm soát tạm thời ở biên giới của Đức với Ba Lan và CH Séc vào giữa tuần này. Động thái của bà được đưa ra trong bối cảnh các đảng chính thống ở Đức ngày càng lo ngại về vấn đề di cư.
Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu. Các Bộ trưởng Nội vụ EU không đạt được sự đồng thuận về vấn đề di cư. Ảnh: Anadolu Theo trang tin Euronews.com ngày 28/9, sự bất đồng giữa Đức và Italy đã làm trì hoãn...