5 quan niệm sai lầm trong chăm sóc da không nên bỏ qua
Free Radical Technology, Inc. (FRIC), công ty tư vấn chuyên về gốc tự do của Mỹ, vừa cập nhật một số quan niệm sai lầm trong chăm sóc da, kèm theo những khuyến cáo bổ ích.
Ảnh minh họa
Tất cả kem chống nắng đều tốt?
Quan niệm này chưa chính xác. Thành phần chống nắng hóa học thâm nhập vào da và hấp thụ bức xạ UV thông qua các liên kết hóa học. Chúng từ từ phân hủy và giải phóng nhiệt dưới dạng sản phẩm phụ của quá trình tương tác hóa học với ánh sáng cực tím. Năng lượng nhiệt này sau đó tiêu tan và thoát ra khỏi da. Ngoài ra, kem chống nắng hóa học có liên quan đến sự gián đoạn nội tiết và có thể gây kích ứng cho da, đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm.
Sự lựa chọn tốt hơn là các thành phần chống nắng vật lý như: Titanium Dioxide và Zinc Oxide (sử dụng trong các sản phẩm chống nắng Colorescience). Chúng phản xạ tia cực tím và không có phản ứng nhiệt liên quan đến việc sử dụng chúng. Kem chống nắng vật lý không xâm nhập vào da mà thay vào đó hoạt hóa như những tấm gương nhỏ để phản chiếu lại tia cực tím. Vì vậy sản phẩm này là một lựa chọn tốt hơn cho mục đích chống nắng.
Sản phẩm hữu cơ tốt hơn sản phẩm phi hữu cơ?
Có nhiều tổ chức của Mỹ đã chứng nhận các sản phẩm hữu cơ như USDA, Ecocert, BDIH, NPA… dựa theo các tiêu chuẩn khác nhau. Do đó, chỉ vì một sản phẩm được dán nhãn hữu cơ thì không thể biết cụ thể nó có bao nhiêu phần trăm nguyên liệu hữu cơ. Ngoài ra, một số sản phẩm liệt kê các thành phần là hữu cơ nhưng lại được kết hợp theo công thức ở mức rất thấp. Trong trường hợp này, thuật ngữ hữu cơ có rất ít hoặc không có ý nghĩa. Các sản phẩm hữu cơ cũng có thể không được bảo quản đúng cách và có thể bị ô nhiễm trong quá trình sử dụng, khiến chúng có thể không an toàn.
Video đang HOT
Quan tâm tới thành phần hóa học, “không đau, không tác dụng”?
Một số sản phẩm chăm sóc da thường tạo cảm giác vật lý nhưng thực tế lại không “hoạt hóa”, như dầu bạc hà hoặc cồn, hay các thành phần có thể làm ngứa da như dầu bạc hà, hương thảo và long não… Những thành phần này được pha chế không đúng cách có thể gây kích ứng, viêm và gây tổn thương da. Một cảm giác tạm thời cho da thường vô hại nhưng kích ứng kéo dài có thể dẫn đến nhạy cảm và gây phản ứng dị ứng. Ngược lại, nhiều thành phần như kích hoạt thực vật tiêu chuẩn, peptide và hydrators, như những chất có trong sản phẩm chống lão hóa Colorescience Anti-Aging Serum hay Even Up Clinical Pigment Perfector SPF 50 có tác dụng rất tốt cho da và hầu hết lại không gây ra một phản ứng cảm giác nào.
Sau 40 tuổi, SPF là vô nghĩa?
Khi chúng ta già đi, da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Điều này có nghĩa, chúng ta bị cháy nắng nhanh hơn so với khi còn trẻ. Hầu hết các bệnh ung thư da là do tác hại của ánh nắng mặt trời mà chúng ta phơi nhiễm trong suốt cuộc đời. Phơi nắng làm tổn hại ADN da, không chỉ tăng nguy cơ bị ung thư, mà còn làm hỏng hệ thống ma trận ngoại bào da, bao gồm chủ yếu là collagen và elastin. Theo thời gian, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn đến nếp nhăn sớm và đổi màu da.
Ngoài ra, khi chúng ta già đi, làn da của chúng ta trải qua những thay đổi làm suy yếu khả năng phòng vệ, chống lại bệnh ngoài da với hệ thống miễn dịch bị tổn thương và khả năng chữa bệnh kém hơn. Những ảnh hưởng này đều trầm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy dùng SPF không bao giờ là thừa hay vô nghĩa.
SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ làn da chống lại tia UVB, tia gây ra cháy nắng và ung thư da) trong thời gian nhất định. Chỉ số SPF có trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức quốc tế, 1 SPF có khả năng bảo vệ da và hạn chế tác hại của tia UV trong khoảng 10 phút. Có nghĩa là kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ hoạt động hiệu quả trong 150 phút, còn SPF 50 là 500 phút.
Nếu sản phẩm không tác dụng ngay lập tức thì loại ngay?
Không nên, bởi có rất ít sản phẩm có tác dụng tức thì, trừ chất tẩy rửa và dưỡng ẩm. Các sản phẩm chống lão hóa da làm giảm rõ rệt sự xuất hiện của nếp nhăn và nếp nhăn có thể mất từ 4 đến 12 tuần, nhanh cũng phải mất 2-3 tuần. Những tác dụng ban đầu của các sản phẩm làm sáng da có thể thấy trong 2-3 tuần, khi tiếp tục sử dụng hơn 8-12 tuần sẽ phát huy tác dụng lâu dài hơn. Tương tự, các sản phẩm chăm sóc da như Retinol và các sản phẩm chống mụn trứng cá cũng phải mất một thời gian nhất định. Vì vậy, bạn hãy kiên trì, không nên loại ngay sản phẩm khi không thấy có tác dụng tức thì.
Tác dụng phụ khi sử dụng vitamin E hỗ trợ điều trị sẹo
Nhiều người nghĩ rằng sử dụng vitamin E để điều trị sẹo sẽ rất hiệu quả. Vậy vitamin E có thực sự trị được sẹo rỗ như lời đồn hay không?
Hiện nay có rất nhiều website của các cơ sở thẩm mỹ đồng loạt nói về cách trị sẹo rỗ bằng vitamin E mà không thể trích dẫn kiến thức này được lấy ra từ bất kỳ tài liệu y học nào.
Chỉ cần gõ từ khóa "vitamin E trị sẹo" thì google sẽ cho ra hàng triệu kết quả mà nội dung bài báo nào cũng na ná tương tự nhau như "6 cách trị sẹo rỗ bằng vitamin E" , "7 cách trị sẹo rỗ bằng vitamin E" hay "cách trị sẹo rỗ hiệu quả bằng vitamin E". Vậy vitamin E có thực sự trị được sẹo rỗ như lời đồn hay không?
Theo BSCKI. Ninh Vũ Hoàng Tuấn tại một phòng khám đa khoa ở Hà Nội cho biết, vitamin E được tìm ra năm 1922 bởi Evans và Bishop. Vitamin E là chất chống oxy hóa dồi dào nhất trong da và là chất chống oxy hóa liên kết màng, tan trong lipid quan trọng nhất trong cơ thể.
Dùng vitamin E trị sẹo rỗ cũng có tác dụng phụ nhất định. Ảnh minh họa
Vitamin E giúp bảo vệ chống lại quá trình peroxy hóa lipid trong huyết tương và các mô, đặc biệt là da. Cấu trúc hóa học của vitamin E có phần đầu là vòng chromanol thơm và phần đuôi là chuỗi hydrocarbon dài 16 carbon. Số lượng nhóm thế methyl trên vòng chromanol làm phát sinh các đồng phân , , , trong khi độ bão hòa của chuỗi hydrocarbon xác định dạng tocopherol (chuỗi hydrocarbon bão hòa) hoặc tocotrienol (chuỗi hydrocarbon không no). Từ đó tạo ra 8 loại đồng phân của vitamin E. Trong đó, các dạng phổ biến nhất ở da là alpha-tocopherol (khoảng 90%) và gamma-tocopherol (10%).
Vitamin E được cơ thể hấp thu chủ yếu qua thực phẩm. Trong tự nhiên, vitamin E được tìm thấy trong rau, dầu thực vật, các loại hạt, bắp, đậu nành, và một số sản phẩm từ sữa và thịt.
Hoạt tính sinh học của vitamin E nói chung là do tác dụng chống oxy hóa ức chế quá trình peroxy hóa lipid bằng cách loại bỏ các gốc tự do peroxyl (ROO ) trong màng sinh học, do đó loại bỏ phản ứng dây chuyền lan truyền gốc acid béo.
Kể từ khi phát hiện vitamin E là chất chống oxy hóa hòa tan trong lipid chính trong da để duy trì sự ổn định của màng sinh học, vitamin E đã được sử dụng để điều trị nhiều loại tổn thương trên da, trong đó có cả việc điều trị các vết sẹo bỏng nhẹ, sẹo phẫu thuật và các vết thương khác mặc dù chưa được FDA chấp thuận.
Vitamin E bảo vệ da dưới ánh sáng mặt trời khi dùng đường uống và bôi tại chỗ. Nhiều báo cáo chỉ ra rằng việc bôi alpha tocopherol lên da động vật có hiệu quả trong việc giảm tế bào tổn thương, giảm tác hại do tiếp xúc với tia UVB và ức chế hình thành ung thư. Vitamin E uống và bôi tại chỗ đã được chứng minh là có tác dụng ức chế ban đỏ và phù nề do tia cực tím ở động vật.
Tuy nhiên trên thực tế, với nhiều công dụng với làn da nói riêng và sức khỏe nói chung nhưng việc sử dụng vitamin E không dễ dàng vì phải đảm bảo nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, cách sử dụng và thời gian phù hợp với từng mục đích điều trị bởi vitamin E cũng có tác dụng phụ nhất định.
Đối với vitamin E dạng bôi: viêm da tiếp xúc (thường gặp nhất là tocopherol acetate), mề đay tiếp xúc, hồng ban đa dạng...
Vitamin E đường uống: vì vitamin E có thể góp phần làm loãng máu, bệnh nhân đang điều trị chống đông cần tránh dùng vitamin E liều cao (>4000UI). Mặc dù không làm giảm kết tập tiểu cầu một cách đáng kể về mặt lâm sàng, nhưng nên tạm ngưng bổ sung vitamin E trước khi phẫu thuật đặc biệt đối với những người có tiểu cầu bất thường, thiếu vitamin K hoặc đang dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu.
Do đó, không nên sử dụng thường xuyên vì rất dễ gây bào mòn da, chỉ nên sử dụng tối đa 2-3 lần/tuần. Đối với người có cơ địa da dầu phải thận trọng khi sử dụng vì tinh chất dạng dầu của Vitamin E rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông sinh ra mụn.
Đối với người có cơ địa da dầu phải thận trọng khi sử dụng vì tinh chất dạng dầu của Vitamin E rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông sinh ra mụn. Vitamin E chỉ có tác dụng trong việc làm đầy những vết sẹo nông, sẹo mới hình thành, tuy nhiên vẫn phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
Nếu dùng kem chống nắng mà mắc 7 sai lầm sau, da bạn sẽ ngày càng sạm đen và lão hóa Giống như các loại mỹ phẩm khác, sử dụng kem chống nắng không đúng cách không những không mang lại hiệu quả. Dùng không đủ lượng kem chống nắng Lượng kem chống nắng bằng kích cỡ lòng bàn tay đủ dùng cho cơ thể. Còn với phần mặt, bạn nên bôi lượng kem chống nắng có kích cỡ bằng đồng xu. Không thường...