5 quan điểm sai lầm về suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em
Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ là tình trạng rất được các bậc cha mẹ quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, do một số quan điểm sai lầm về suy dinh dưỡng thấp còi đã khiến nhiều phụ huynh chưa có nhận thức đúng về tình trạng này.
Suy dinh dưỡng thấp còi mặc dù là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên thế giới hiện nay, nhưng nó hoàn toàn có thể phòng tránh được và hạn chế tối đa nếu phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Nhưng một số quan điểm sai lầm về suy dinh dưỡng thấp còi đã khiến không ít bậc phụ huynh có nhận thức không đúng về các mối nguy hại của tình trạng này.
Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng rất dễ gặp phải ở trẻ (Ảnh: Internet)
Cùng tìm hiểu 5 sai lầm về suy dinh dưỡng thấp còi thường gặp trên thực tế:
1. Trẻ bị đói mới bị suy dinh dưỡng thấp còi
Nhiều người cho rằng, chỉ những trẻ ăn đói, ăn không đủ no do nhiều nguyên nhân khác nhau trẻ không chịu ăn, cha mẹ không đủ điều kiện kinh tế,… mới gây nên suy dinh dưỡng thấp còi cho trẻ. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm về suy dinh dưỡng thấp còi.
Sự thật là, trong rất nhiều trường hợp trẻ vẫn bị suy dinh dưỡng thấp còi kể cả khi đã được ăn uống đủ no với các bữa trong ngày. Điều này là do suy dinh dưỡng thấp còi có thể là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân khác nhau như tình trạng bệnh tật ở trẻ, trẻ sinh thiếu tháng, hấp thu kém,… chứ không phải chỉ chịu ảnh hưởng của khối lượng thức ăn sử dụng như nhiều người vẫn nghĩ.
2. Suy dinh dưỡng thấp còi không phải là vấn đề quá nguy hiểm
Video đang HOT
Nếu bạn cho rằng, suy dinh dưỡng thấp còi là vấn đề không quá nguy hiểm thì chắc chắn là bạn đã lầm bởi đây là quan điểm hoàn hoàn sai lầm về suy dinh dưỡng thấp còi.
Suy dinh dưỡng thấp còi có thể gây nên rất nhiều hậu quả khác nhau, sự biểu hiện của những hậu quả này có thể xuất hiện ở ngay hiện tại như (sức đề kháng kém, thường mắc các bệnh lý do thiếu hụt dinh dưỡng như thiếu máu, quáng gà,…) hay biểu hiện lâu dài trong tương lai như tầm vóc bé nhỏ,… Hay nó cũng có thể gây nên các vấn đề về tâm lý cho trẻ như sự tự ti về thể trạng bản thân,…
3. Suy dinh dưỡng chỉ gây hậu quả về thể chất mà không ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ
Điều này nghe có vẻ hợp lý nhưng thực sự đây lại là một quan điểm sai lầm về suy dinh dưỡng thấp còi rất thường gặp. Bởi, trên thực tế tình trạng dinh dưỡng bị thiếu hụt do suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến thể chất của trẻ mà nó còn làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.
Những hậu quả thần kinh gây nên bởi suy dinh dưỡng thấp còi có thể có nhiều biểu hiện khác nhau như kém hoạt bát, kém tập trung trong học tập, chậm phát triển trí tuệ,…
4. Suy dinh dưỡng thấp còi chỉ bắt đầu khi trẻ đã được sinh ra
Suy dinh dưỡng thấp còi chỉ bắt đầu khi trẻ đã được sinh ra cũng là một quan điểm sai lầm về suy dinh dưỡng thấp còi mà khá nhiều người gặp phải. Bởi quá trình suy dinh dưỡng của trẻ có thể đã được bắt đầu từ rất lâu trước đó ngay trong giai đoạn bào thai, còn gọi là suy dinh dưỡng bào thai.
Suy dinh dưỡng từ giai đoạn bào thai thường rất nguy hiểm do thiếu các nguyên liệu cho quá trình hình thành và phát triển ban đầu của cơ thể, dễ để lại các hậu quả sức khỏe cho trẻ về sau, đặc biệt là các bệnh tật bẩm sinh, cản trở sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ về sau và làm nặng nề hơn tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi sau sinh của trẻ. Do đó, sẽ thật là sai lầm về suy dinh dưỡng thấp còi khi cho rằng nó chỉ bắt đầu sau khi trẻ sinh ra.
5. Có thể bù đắp suy dinh dưỡng thấp còi khi trẻ lớn
Không nuôi được khi nhỏ thì nuôi bù khi lớn vẫn còn là quan niệm còn hiện hữu rất nhiều trong xã hội của chúng ta hiện nay. Nhưng điều này lại là sai lầm về suy dinh dưỡng thấp còi rất nghiêm trọng.
Bởi mỗi giai đoạn phát triển cơ thể của trẻ không chỉ là sự tích lũy về cân năng và chiều cao khi trẻ lớn lên mà nó còn là có sự biến đổi về chất khi mà chức năng của các bộ phận có sự thay đổi và hoàn thiện theo thời gian. Không cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ khiến quá trình phát triển của trẻ bị ảnh hưởng rất nặng nề, mà rất khó hoặc thậm chí là không thể khắc phụ về sau.
Có thể thấy rằng, đôi khi những quan điểm tưởng chừng đúng nhưng lại là sai lầm về suy dinh dưỡng thấp còi rất trầm trọng. Cha mẹ nên tự trang bị kiến thức chính xác, tham khảo bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để phòng tránh, phát hiện và xử lý sớm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ.
Cách đơn giản để phát hiện trẻ suy dinh dưỡng thấp còi sớm và chính xác
Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ là một trong những gánh nặng sức khỏe hàng đầu hiện nay bởi gây nên nhiều hậu quả lâu dài khác nhau. Các biểu hiện như chiều cao, cân nặng thấp, kém tập trung,... là những biểu hiện thường thấy khi trẻ mắc suy dinh dưỡng thấp còi.
1. Suy dinh dưỡng thấp còi là gì?
Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ dẫn đến sự chậm phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ. Hiện nay, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ được các tổ chức y tế đánh giá là một trong các vấn đề sức khỏe hàng đầu trên toàn cầu khi mà có đến 24,3% trẻ em mắc suy dinh dưỡng thấp còi.
Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây nên suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ như suy dinh dưỡng bào thai, thiếu thốn dinh dưỡng, hấp thu kém, bệnh tật,... Trong phần lớn các trường hợp, suy dinh dưỡng thấp còi không phải là hậu quả của một nguyên nhân đơn độc mà là hậu quả của sự phối hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, bởi giữa các nguyên nhân này có những mối liên hệ nhất định.
Suy dinh dưỡng thấp còi gây nên nhiều gánh nặng rất lớn cho sức khỏe của trẻ, để lại nhiều hậu quả sức khỏe khác nhau nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Các hậu quả thường thấy của suy dinh dưỡng thấp còi bao gồm chậm phát triển thể chất, suy giảm đề kháng, chậm phát triển trí tuệ,... Những hậu quả sẽ càng trầm trọng nếu suy dinh dưỡng thấp còi diễn ra càng sớm và càng nặng.
2. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
- Chiều cao, cân nặng thấp: Chiều cao và cân nặng của trẻ thấp là triệu chứng điển hình, đặc trưng để ta có thể chẩn đoán suy dinh dưỡng thấp còi. Khi chiều cao và cân nặng của trẻ thấp hơn so với mức chuẩn của lứa tuổi lớn hơn 10%, điều này có nghĩa suy dinh dưỡng thấp còi đang diễn ra.
- Kém tập trung, chậm trí tuệ: Kém tập trung, chậm trí tuệ vừa là hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi, nhưng cũng là biểu hiện để ta có thể phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Bởi sự thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng hệ thần kinh sẽ khiến khả năng tập trung, học tập của trẻ bị suy giảm, trí tuệ phát triển kém hơn các trẻ bình thường.
- Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn: Một triệu chứng dễ thấy ở các trẻ suy dinh dưỡng thấp còi là việc thường xuyên mắc đi mắc lại các bệnh lý nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn tiêu hóa (thường gặp nhất là tiêu chảy) và hô hấp.
Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ còn có thể biểu hiện bằng một số triệu chứng khác như cơ bắp của trẻ có cảm giác nhão hơn, không có sức, lớp mỡ dưới da rất ít nên da thường nhẽo hơn, da xanh, tóc rụng,...
3. Làm thế nào để phát hiện sớm suy dinh dưỡng thấp còi
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, cách phát hiện chính xác nhất trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi là kiểm tra tỷ số chiều cao, cân nặng của trẻ và đối chiếu chúng với chuẩn lứa tuổi mà không cần chờ các biểu hiện khác. Bởi những biểu hiện khác của suy dinh dưỡng thấp còi thường là các biểu hiện khi suy dinh dưỡng đã trở nên khá nặng nề, đôi khi là các biểu hiện biến chứng của bệnh.
Do đó, trẻ cần được theo dõi chiều cao và cân nặng định kỳ để theo dõi sự tăng trưởng bình thường của chiều cao và cân nặng. Nên cho trẻ kiểm tra 1 lần/tháng với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, với trẻ tử 2-5 tuổi nên kiểm tra 6 tháng một lần.
Việc kiểm tra chiều cao và cân nặng của trẻ có thể được thực hiện tại cơ sở y tế hoặc phụ huynh đo ngay tại nhà khi đã được hướng dẫn về cách đọc kết quả đo.
Có thể thấy rằng, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ là tình trạng sức khỏe hết sức nghiêm trọng, cần được phát hiện và can thiệp sớm nhất có thể để hạn chế tối đa các hậu quả mà nó gây ra. Vì vậy, cha mẹ hãy thường xuyên cho trẻ kiểm tra chiều cao và cân nặng để có thể phát hiện suy dinh dưỡng ở trẻ nếu có.
Thời điểm nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm? Bắt đầu cho trẻ ăn dặm giúp trẻ làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, ăn dặm cần được bắt đầu vào thời điểm thích hợp để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ. 1. Vì sao cần...