5 quán chè truyền thống ngon, mát lạnh nhất định phải thử ở Hà Nội khi nắng nóng kéo về
Có tuổi đời hàng chục năm, mặc dù chỉ trung thành với những món chè truyền thống nhưng 5 quán chè này vẫn thu hút đông đảo thực khác đến thưởng thức.
Đông qua, hè sang, khi bắt đầu bước vào tháng 4, các quán chè trên địa bàn Hà Nội lại rục rịch trở lại để phục vụ mọi người: nào chè Thái, chè thập cẩm, chè đỗ đen, … Có thể nói, ở Hà Nội không khó để tìm được một quán chè nhưng để thưởng thức được những cốc chè mang hương vị truyền thống, là tuổi thơ của bao thế hệ Hà Thành, mọi người phải đến 5 quán sau đây.
Chè là thức uống giải nhiệt của mọi người ngày nắng lên.
Nhắc đến chè truyền thống Hà Nội không thể không kể đến quán chè nằm trên con phố Ngô Thì Nhậm đã đi qua hơn 30 năm thăng trầm của Hà Nội và gắn bó với biết bao thế hệ người Hà Thành.
Quán chè ở đây dung dị với những món dân dã cổ truyền quen thuộc như: chè đỗ đen, đỗ xanh, sen, bánh trôi, bánh chay, cốm xào, chè kho…
Chú Thanh chủ quán chè vẫn ở đây bán mỗi ngày.
Chè ở đây đơn giản nhưng đặc biệt hơn hẳn vì nó mang phong vị riêng của người Hà Nội. Cốc chè thập cẩm hoà quyện đầy đủ hương vị tinh tuý và được gói trọn trong từng nhân đỗ đen, xanh, thạch đen, hạt sen, viên bánh trôi, dừa tươi và cốt dừa dưới lên trên.
Điểm nhất của quán níu chân bao thực khách có lẽ là hạt sen, hạt đỗ được ninh nhừ vừa độ, không bị bở cũng không bị sượng.
Nhân sen chế biến nhà nghề lắm, từng hạt sen ăn bở bùi đến mức chỉ cần cắn nhẹ một chút là hạt sen có thể tan luôn thành bột trong miệng mà vẫn nguyên hạt tròn trịa.
Đặc biệt, sự kết hợp trân châu và thạch đen giòn mát, dừa non nạo mềm tơi ăn với sen khiến nhiều người phải nhớ thương. Thêm cả miếng bánh trôi đặc nhân đỗ xanh với lớp vỏ mềm dẻo, chỉ cần cắn 1 miếng như thấy được cả tâm tình người Hà Nội trong đó.
Quán bán đến 6h30 chiều là nghỉ, mỗi cốc có giá khoảng 25 nghìn.
Chè thập cẩm Trần Hưng Đạo
Những thế hệ thực khách từ già đến trẻ mỗi khi nhắc đến cốc chè thập cẩm nổi tiếng nhất Hà Thành không quên chỉ nhau về con phố Trần Hưng Đạo, kề về một lần thưởng thức cốc chè thập cẩm lâu đời và đắt đỏ nhất nhì Hà Nội có tuổi đời hơn 40 năm của mình.
Video đang HOT
Quán chè ở đây có trân châu rất đặc biệt gồm nhiều vị và được quán tự làm.
Quán nằm trong con ngõ nhỏ 72 có từ 1976. Đây là một trong nhưng quán chè hiếm hoi đã đi qua 4 thập kỷ cùng những thăng trầm, “thay da đổi thịt” của Hà Nội.Ở đây thực đơn rất dài với hàng chục loại chè, kem. Và sự lựa chọn đơn giản nhất là một cốc chè thập cẩm để đỡ đau đầu suy nghĩ.
Cốc chè thập cẩm có một không hai ở đây là sự hòa quyện của 4 thức chè: chè Thái, hoa quả dầm, sương sa hạt lựu và chè thập cẩm truyền thống với hương vị chè rất vừa miệng, ngọt nhưng không bị ngọt khé và luôn mang một đặc trưng riêng khiến cho ai ăn một lần cũng phải nhớ mãi.
Những nguyên liệu trong cốc chè.
Nghe nói cốc chè thập cẩm ở đây có sự hòa quyện của 17 nguyên liệu kết hợp, nào là hương vị của những loại hoa quả như mãng cầu, lê, xoài, dưa, nhãn, mít… Hương vị dẻo ngọt của 3 loại trân châu socola, đậu xanh vừng, nho; hương vị của cốm xào xanh non rồi hương vị thơm của các loại đậu, cốt dừa,…
Đặc biệt, cốm xào hay trân châu trong cốc chè đọng lại hương vị khó quên với thực khách. Sau khi thưởng thức xong, mọi người sẽ được tận hưởng “đã vị” khi tráng miệng bằng cốc trà hoa nhài thơm ngát.
Quán mở cả ngày, một cốc chè ở đây từ 45-60 nghìn.
Quán chè “ruột” của Nguyệt “thảo mai”
Với những ai muốn tìm đến quán chè “ruột” của nhân vật Nguyệt trong Phía trước là bầu trời có thể tìm đến khu chợ Thành Công B hỏi quán chè cô Huê. Quán chè có tuổi đời 30 năm nằm ở khu dãy hàng ăn đi thẳng nên không khó để tìm. Tuy nhiên, vì nằm ở trong chợ nên diện tích và không gian quán khá chật chội, chỉ kê vừa 2 chiếc bàn ngồi.
Hiện nay người cháu cô Huê đang bán chè ở chợ.
Theo cô chủ quán chia sẻ, nguyên liệu nấu chè đều được nhập loại ngon, đường Lam Sơn uy tín. Dù không được đa dạng, chủ yếu bán các loại chè truyền thống nhưng mỗi cốc chè ở quán gửi đến tay thực khách đều rất đầy đặn, thơm ngon. Hương vị của mỗi cốc chè đều mang lại sự thanh mát, vị ngọt đủ độ không bị ngọt khé ở cổ.
Quán mở từ 8h-17h, mỗi cốc chè từ 12-15 nghìn.
Quán chè Hàng Cân
Đúng như tên gọi, chè Hàng Cân hay còn gọi là chè Bốn mùa phục vụ thực khách quanh năm với các loại chè phù hợp với các mùa. Về thực đơn, quán đơn giản với chè đỗ xanh, chè đỗ đen, chè sen, lục tào xá và bánh trôi tàu. Tuy vậy, quán vẫn luôn có một lượng khách nhất định, để khi nào đi qua phố Hàng Cân cũng thấy ngồi kín vỉa hè.
Ảnh: Internet
Các món chè ở đây được nấu rất khéo, không chút hóa chất mà vẫn dậy lên mùi thơm của nguyên liệu. Ngon nhất có lẽ là Bánh trôi tàu và Lục tào xá với nước bánh thanh thanh vừa miệng, cốt dừa bùi bùi, hấp dẫn từ miếng ăn đầu tiên.
Mùa hè, khách gọi chè đá ăn mát lịm tim. Đến mùa đông, nhà hàng lại có thêm món lục tàu xá thơm lựng vị vỏ quýt. Chè ở đây ít ngọt nên phù hợp với những người không thích ăn ngọt.
Quán mở từ 9h-22h, mỗi cốc có giá 15-22 nghìn.
Ban đầu xuất phát chỉ hàng chè bán rong từ thập kỉ 30 của thế kỉ trước, đến nay quán đã có cửa hàng trên đoạn giao giữa Bát Đàn với Hàng Thiếc. Quán bà Thìn chuyên về các món chè truyền thống nên muốn ăn cốc chè đỗ xanh, đỗ đen, bạn chỉ cần đến nơi này vùa thưởng thức. Tuy nhiên món nổi tiếng nhất ở đây là xôi chè được nấu theo kiểu truyền thống.
Thực đơn chè được thay đổi theo mùa. Những ngày Hà Nội nóng như đổ lửa, chè bà Thìn có chè hạt sen, chè đỗ xanh, thạch trân châu. Đến mùa lạnh, quán chỉ bán các loại chè đặc để ăn một mình hoặc ăn với xôi là chè hoa cau, chè bà cốt, chè đỗ đen đặc.
Quán bán từ 9h-18h, mỗi cốc từ 15-30 nghìn.
Theo khám phá
Bánh trôi nhân bơ lạc độc đáo
Bánh trôi nhân vừng đen hay đậu xanh đã trở nên quen thuộc thì nhân bơ lạc lại có mùi vị khác lạ, bùi bùi, ngọt ngào.
Nguyên liệu:
Nhân lạc:
- 1/2 chén lạc
- 1/2 chén bơ lạc
- 2 muỗng canh đường
- 3 muỗng canh bơ hoặc mỡ lợn. Người ăn chay có thể thay bằng dầu dừa
Vỏ
- 2 chén bột nếp, khoảng 250 gr
- 1 cốc nước ấm
Cách làm:
- Làm nóng chảo với lửa nhỏ, cho lạc lên trên, rang tới khi có màu vàng nhạt, sau đó bỏ vỏ
- Cho lạc với máy xay, cho thêm chút đường.
- Đun chảy bơ trong một chảo nhỏ.
- Trộn đều bơ lạc, lạc xay và bơ đun chảy, có thể điều chỉnh độ rắn lỏng của hỗn hợp tùy theo sở thích bằng cách thêm bơ hoặc mỡ tùy thích. Sau đó, cho hỗn hợp vào tủ lạnh khoảng 1 giờ.
- Làm vỏ bánh: chuẩn bị một tô lớn, cho bột nếp, khuấy từ từ với nước ấm, đậy nắp, để nghỉ trong 2-3 phút. Nếu bột quá dính, bạn có thể cho thêm một muỗng bột, sau đó đậy tô bằng miếng vải ướt.
- Chia bột thành 2 nửa, phần nào chưa làm thì vẫn để trong tô. Vê bột thành viên tròn, sau đó cho nhân bơ lạc vào giữa rồi vê kín lại.
- Đun sôi nước trong nồi lớn, cho bánh trôi vào, nấu trong 2-3 phút trên lửa vừa. Khi nào bánh nổi trên mặt nước là được.
- Cho bánh ra bát, có thể chan nước dùng trà xanh, siro gừng, nước đường hay siro hoa mộc. Ăn ngay khi nóng.
Hà Nguyên (Theo China Sichuan Food)
Gợi ý mâm cơm gia đình thuần Việt cho ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Nếu không đi chơi xa, 3 ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, bạn có thể quây quần cùng gia đình, trổ tài nấu những món ngon truyền thống để cả nhà thêm gắn kết. Nghỉ lễ có nhiều thời gian rảnh rỗi, bạn sẽ làm được những món ăn cầu kỳ về hình thức và cách chế biến. Với các món nem...