5 quán ăn lâu đời ở Sài Gòn
TPHCM có những quán ăn trải qua bao nhiêu năm mà khi nhắc đến ai cũng đều trầm trồ khen ngợi
Quán hủ tiếu Tu Ký
Quán ăn gốc người Hoa, năm tại 36 Gò Công, quận 5. Món hủ tiếu này là món ăn gia truyền được giữ gìn qua 3 thế hệ, chế biến với 30 gia vị. Chiếc máy xay gia vị cũng tồn tại gần 60 năm.
Hủ tiếu Tu Ký
Quán canh bún Mẹ Tôi
Quán ăn nằm ở 115/62 Lê Văn Sỹ (quận 3), đã tồn tại gần 30 năm, qua 2 thế hệ. Anh chủ quán chia sẻ trước đây người ta nấu canh bún hay tẩm màu đỏ cho cọng bún cho giống màu ghẹ cua, nhưng mẹ anh cứ để sợi bún nguyên chất vậy, để không độc hại. Nhiều người nhìn màu nhạt không thích, nhưng ăn rồi thấy ngon thì ghé hoài, thành khách quen.
Video đang HOT
Quán canh bún Mẹ Tôi
Quán cháo lòng cô Út
Cháo lòng ở 193 Cô Giang, quận 1 cũng bán được hơn 80 năm, từ đời ông truyền lại cho cô, từ khi chỉ là gánh hàng rong bên lề đường cho khi mở được quán xá đàng hoàng
Quán cháo lòng cô Út
Gánh chè Vĩnh Ký
Quán nằm ở một góc nhỏ ở số 29C đường Nguyễn Thái Bình (quận 1) lúc nào cũng tấp nập khách, rộn tiếng nói tiếng cười. Xe chè được gọi bằng cái tên thân thuộc là Chè Tàu đêm. Chủ quán bây giờ là cháu đời thứ 3 trong gia đình. Bác Sơn nay đã ngoài 50 tuổi.
Gánh chè Vĩnh Ký
Quán ăn bún bò Gánh nằm ở 110 Lý Chính Thắng, quận 3, tồn tại hơn 30 năm và chuyên bán những món đặc sản Huế: bún bò, các loại bánh Huế, chè nóng – lạnh…
Bún bò Gánh
Bún bì - nỗi nhớ Sài Gòn
Nếu về miền Tây Nam bộ và có dịp ngớ người trước món cháo lòng trộn bún tươi của người dân nơi đây, thì ở Sài Gòn đôi khi ta cũng bị bất ngờ bởi những biến tấu thú vị, chẳng hạn như món bún bì chua ngọt.
ảnh: TẠ TƯ VŨ
Bún bì (ảnh) là món rẻ mà ngon "nhức nách" trong họ nhà bún. Khác với bún mắm, bún riêu, bún tôm, bún Thái..., bún bì là món có tính linh động một cách tài tình. Bình dân cũng là nó, sang chảnh cũng là nó. Cũng vì tính "linh động" như vậy, cho nên khó có thể liệt kê như thế nào là một tô bún bì hoàn chỉnh. Có điều kiện thì bún bì có tôm, có thịt; ít điều kiện hơn thì bún bì chỉ có bì và rau sống.
Dù kiểu cách thế nào thì một tô bún bì tối thiểu phải có 3 thành phần chính gồm: bún, bì heo và rau sống. Một tô bún bì ngon hay dở đều phụ thuộc vào 2 thứ sống còn là bì và nước mắm chua ngọt. Da heo, thịt ba chỉ làm sạch ướp sơ gia vị, đem luộc và làm lạnh cho giòn, xắt sợi, nên nếm, trộn thính gạo. Nước mắm chua ngọt được pha chế từ nước mắm, đường, nước lọc, nước cốt chanh, ớt băm, tỏi băm, gia giảm tùy khẩu vị. Tiếp đó tùy điều kiện mà thêm thịt heo, thịt bò xào hành hay tôm luộc ăn kèm.
Đã rất nhiều lần tôi cùng Sài Gòn mỉm cười nhìn ngắm nét hạnh phúc giản đơn của những cảnh đời vất vả bên tô bún bì. Những ngày lãnh lương, nhiều anh công nhân, lao động tự do xáp vào quán bún bì vỉa hè, dõng dạc gọi to: "Cho con tô bún bì tôm thịt nha dì Sáu, tiền bạc khỏi phải lo". Dì Sáu cười tươi, nhìn những anh chàng khách "VIP" quá quen thuộc của mình rồi xởi lởi: "Bảnh dữ ha, chút nhớ trả luôn mấy tô bì rau hổm rày nha mậy!"... Những tràng cười rổn rảng dậy cả góc phố.
Tô bún bì đầy xắp với bún, bì, rau sống, thịt hòa quyện với từng muỗng nước mắm chua ngọt, rưới lên chút đậu phộng rang xay. Trộn đều tô bún, lên đũa, vị mềm mại của bún, vị dai dai của bì heo đậm đà thính gạo cùng mùi thơm nồng rau quế, diếp cá, một cảm giác "đã" cứ dồn dập và liên tục theo từng lượt gắp...
Chỉ vậy thôi mà món bún bì trở thành nỗi nhớ ngọt ngào của nhiều phận đời ở Sài Gòn, trong ấy có tôi.
Mang "gánh tàu hũ" trong miền ký ức về gian bếp thân thương Sài Gòn đang căng mình chống dịch, tìm được chén tàu hũ thưởng thức không phải là chuyện dễ dàng. Thế nên, tôi lại bắt tay vào bếp làm tàu hũ, trước là thưởng thức, sau là tìm lại cho mình miền ký ức tuổi thơ. Tôi sinh ra tại mảnh đất miền Trung cháy nắng, những ngày vào mùa gặt thường hay...