5 nữ đại gia 9X xinh như hoa khiến thiếu gia Việt kiêng nể
Không chỉ nổi tiếng vì tài năng hay khối tài sản khổng lồ, 5 nữ đại gia 9X Việt này còn sở hữu vẻ bề ngoài xinh như hoa.
Sinh năm 1991, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh là con gái ruột của bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cơ điện lạnh REE. Đây là doanh nghiệp đầu tiên cổ phần hóa, niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng như đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
Năm 2012, REE có doanh thu đạt gần 2300 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng gần 600 tỉ.
Sinh ra trong một gia đình doanh nhân giàu có, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh sở hữu thành tích học tập rất đáng nể. Khi mới học lớp 10, Nhất Hạnh đã giành chứng chỉ Tốt nghiệp Phổ thông cơ sở Quốc tế. Cuối năm học lớp 10, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh đã giành được chứng chỉ Tốt nghiệp Phổ thông cơ sở Quốc tế. Năm 2009, cô trở thành là một trong những thí sinh đạt điểm IELTS cao nhất Việt Nam khi mới 18 tuổi. Theo một nguồn tin, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh đã tốt nghiệp Đại Học Warwick, một trường ĐH danh tiếng bậc nhất ở Anh Quốc, đã về nước và làm việc tại ngân hàng HSBC một thời gian, trước khi đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính REE.
Nữ đại gia 9X trẻ nhất trên sàn chứng khoán 2013 và hiện nằm trong top 200 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán. Trước đó, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh cũng đã từng nắm giữ nhiều triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank và bán đi rất thành công hồi tháng 7.2011.
Nữ đại gia 9x trẻ nhất trên sàn chứng khoán 2013 và hiện nằm trong tốp 200 người giàu nhất trên TTCK.
Nữ tiểu thư xinh đẹp này trở nên nổi tiếng từ đầu năm 2013 sau khi bất ngờ tăng mạnh lượng cổ phiếu nắm giữ tại REE.
Đặng Nguyễn Quỳnh Anh
Đặng Nguyễn Quỳnh Anh là con gái của ông Đặng Thành Tâm với khối tài sản chứng khoán nắm giữ lên đến 160 tỉ đồng.
Ông Tâm là người nắm giữ 34,94% cổ phần KBC và là Chủ tịch HĐQT tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc.
Đặng Nguyễn Quỳnh Anh từng đăng ký thực hiện giao dịch “khủng” chào mua 10 triệu cổ phiếu của KBC, song do giá không đạt kỳ vọng, giao dịch không được thực hiện.
Video đang HOT
Phải tới đợt thứ hai, Đặng Nguyễn Quỳnh Anh mới mua vào thành công 10 triệu cổ phiếu của KBC bằng hình thức khớp lệnh và thỏa thuận từ 12.2.2014 đến 12.3.2014. Theo giới thạo tin, số tiền ái nữ của ông Đặng Thành Tâm phải bỏ ra để mua lượng cổ phiếu trên dao động từ 111 tỉ đồng tới 135 tỉ đồng. Tính theo giá cập nhật đến ngày 8.4.2014, 10 triệu cổ phiếu KBC thuộc sở hữu của Đặng Nguyễn Quỳnh Anh có giá trị tương đương 128 tỉ đồng.
Tính theo giá đóng cửa phiên ngày 31.12.2014, số cổ phiếu của Quỳnh Anh đã có giá trị lên tới 160 tỉ đồng, tăng khoảng 18,5% so với thời điểm mua vào. Với khối lượng tài sản này, Đặng Nguyễn Quỳnh Anh đang là 9X giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Đặng Nguyễn Quỳnh Anh cũng trở thành nữ triệu phú trẻ nhất lọt vào top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2014 (xếp thứ 99 trong danh sách).
Nguyễn Ngọc Huyền My – em gái Cường Đôla
Nguyễn Ngọc Huyền My, con gái bà Nguyễn Thị Như Loan là cô gái bí ẩn. Trong khi mọi thông tin về anh trai cô là Cường Đôla lũ lượt xuất hiện trên mặt báo thì Huyền My rất im hơi lặng tiếng.
Mặc dù không giữ chức vụ chủ chốt nào tại Quốc Cường Gia Lai, Nguyễn Ngọc Huyền My lại sở hữu một khối lượng lớn cổ phiếu QCG trị giá gần 400 tỉ đồng.
Nguyễn Ngọc Huyền My (đội mũ) thường xuyên xuất hiện trong các nghiệp vụ liên quan tới “dòng tiền” của Quốc Cường Gia Lai. “Dòng tiền” này có phần lòng vòng, quanh co.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 và cả năm 2013 của Quốc Cường Gia Lai, tính tới ngày 31.12.2013, Nguyễn Ngọc Huyền My nhận tạm ứng 98,3 tỉ đồng và trả tạm ứng 71,7 tỉ đồng. QCG cũng phải thu của cô khoản tiền tạm ứng lên tới 773 triệu đồng.
Ngoài ra, trong nghiệp vụ với các bên liên quan, tại khoản mục các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn, công ty này cũng có khoản phải trả lên tới 390 tỉ đồng cho bà Huyền My.
Đây cũng là cổ đông có giao dịch tạm ứng lớn nhất với QCG, vượt qua cả chủ tịch Như Loan, chiếm gần 37% tổng giá trị khoản phải trả ngắn hạn của công ty với các bên liên quan tính đến hết tháng 9.2014.
Nguyễn Trần Thảo Nguyên
Nguyễn Trần Thảo Nguyên, con gái ông Nguyễn Quang Hòa, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (TNA). Vào giữ tháng 5.2014, Nguyễn Trần Thảo Nguyên nổi lên trên sàn chứng khoán trước sự ngỡ ngàng của nhiều người khi cô chào mua công khai thành công 1,26 triệu cổ phiếu TNA, tương ứng 15,7% vốn TNA.
Qua đó, Nguyễn Trần Thảo Nguyên trở thành cổ đông lớn nhất khi nắm giữ 2,04 triệu cổ phiếu, tương đương 25,5% cổ phần của TNA. Theo đăng ký chào mua, với mức giá dự kiến thực hiện vào thời điểm đó là 24.900 đồng/CP thì số tiền mà tiểu thư 9X này phải bỏ ra là khoảng 31 tỉ đồng.
Tính tới ngày 29.12.2014, cổ phiếu TNA tăng 6.700 đồng/CP. Đà tăng mạnh giúp giá trị hơn 2 triệu cổ phiếu TNA của Thảo Nguyên tăng thêm 1,4 tỉ đồng. Ái nữ 9X của ông Quang Hòa hiện đang sở hữu khối tài sản lên tới gần 60 tỉ đồng.
Nguyễn Ngọc Mỹ
Sở hữu ngoại hình đẹp như hoa hậu, Nguyễn Ngọc Mỹ – ái nữ của ông Chủ tịch Alphanam Nguyễn Tuấn Hải được nhắc đến nhiều khi có bữa tối đáng nhớ với chàng tiền vệ điển trai David Beckham.
Nổi đình đám trên phương tiện thông tin đại chung nhưng “đường kinh tế” của nữ 9X giỏi giang này lại không được thuận buồm xuôi gió. Công ty Alphanam, nơi cô đóng góp nhiều công sức tiếp tục có chuỗi quý liên tục lỗ nặng. Thậm chí, cuối năm 2014, số phận cổ phiếu ALP được “định đoạt”. ALP sẽ hủy niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Với kết quả kinh doanh bết bát như vậy, không có gì ngạc nhiên khi ALP chỉ biết giao dịch dưới mệnh giá. Sau gần 1 năm trên sàn, ALP “bay” 500 đồng/CP và dừng ở mức 3.500 đồng/CP tại ngày 29.12.2014
Cổ phiếu ALP khiến khối tài sản của Nguyễn Ngọc Mỹ giảm hơn 4,5 tỷ đồng. Nếu tính theo mệnh giá, số cổ phiếu của Ngọc Mỹ tương đương 95 tỷ đồng. Nhưng tính theo thị giá, giá trị cổ phiếu ALP mà Ngọc Mỹ nắm giữ chỉ còn hơn 33 tỷ đồng.
Có thể thấy, Nguyễn Ngọc Mỹ là cái tên đình đám nhất trong làng 9X nhưng cũng là người chịu nhiều “mất mát” nhất về mặt tiền bạc trong năm 2014.
Theo_VietNamNet
Bán hàng trăm triệu cổ phần ngân hàng
Nhiều ngân hàng chạy nước rút chào bán cổ phần đang nắm giữ tại ngân hàng khác vì lo bị xử phạt theo lệnh của Ngân hàng Nhà nước
Theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng (NH) Nhà nước, ngày 1-2-2016 là hạn chót để các NH chốt tỉ lệ nắm giữ cổ phần ở NH khác dưới 5% vốn điều lệ và 1 NH không được nắm giữ cổ phần ở nhiều hơn 2 NH khác. Như vậy, các NH chỉ còn hơn 3 tháng để thoái vốn khỏi NH bạn.
Gấp rút thoái vốn
Số liệu các NH công bố cho thấy: NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sở hữu 7,1% cổ phần NH Quân đội (MB), 8,2% cổ phần NH Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), 5% cổ phần NH Phương Đông (OCB) và 4,3% cổ phần NH Sài Gòn Công Thương (Saigonbank). Còn Eximbank đang nắm giữ 8,76% cổ phần NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NH Hàng hải (Maritime Bank) nắm giữ 8,9% cổ phần MB...
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang sở hữu 5% cổ phần Ngân hàng Phương Đông Ảnh: Tấn Thạnh
Khi được hỏi về việc thoái vốn khỏi NH bạn, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cho biết Vietcombank sẽ giảm tỉ lệ sở hữu cổ phần về đúng quy định, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của NH Nhà nước về việc nắm giữ cổ phần ở NH khác.
Cũng theo Thông tư 36, NH Nhà nước có thể chấp thuận hoặc chỉ định NH được phép nắm giữ cổ phần NH khác vượt quá quy định nhằm tái cơ cấu, hỗ trợ tài chính cho NH đó. Do đó, trong trường hợp được NH Nhà nước cho phép tham gia tái cơ cấu Eximbank và Saigonbank thì Vietcombank không phải thoái vốn tại 2 NH này. Còn 114,5 triệu cổ phần tại MB và 17,9 triệu cổ phần tại OCB, Vietcombank phải bán dần, đưa tỉ lệ nắm giữ về dưới 5% vốn điều lệ của MB và OCB.
Đề cập đến việc thoái vốn tại Saigonbank, Tổng Giám đốc NH Công Thương Việt Nam (VietinBank) Lê Đức Thọ cho biết VietinBank đang triển khai phương án đấu giá cổ phần Saigonbank để giảm tỉ lệ nắm giữ từ 10,3% xuống dưới 5% vốn điều lệ NH này. Lãnh đạo Maritime Bank cũng cho biết đã có phương án giảm tỉ lệ sở hữu cổ phần tại MB đúng quy định.
Tuy phải bán bớt cổ phần tại NH khác song Vietcombank vẫn tính đến phương án phát hành cổ phần tăng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Động thái mới nhất là Vietcombank đã ký hợp đồng tư vấn tài chính phát hành cổ phần với liên danh tư vấn gồm Credit Suisse và Công ty Luật TNHH Quốc tế Việt Nam. Theo đó, Credit Suisse sẽ đảm nhiệm vai trò tư vấn tài chính đợt phát hành cổ phần giúp Vietcombank nâng cao năng lực tài chính nhằm bắt kịp tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Hồi năm 2012, tổ chức này đã tư vấn cho Vietcombank bán gần 348 triệu cổ phần với giá 34.000 đồng/cổ phần cho đối tác chiến lược là NH Mizuho Nhật Bản.
Không dễ bán
Để chuẩn bị thoái vốn, một lãnh đạo cấp cao của Eximbank cho biết NH đã thôi cử người đại diện vốn và đang lên phương án bán số cổ phần đang nắm giữ tại Sacombank. Trước mắt, Eximbank sẽ bán cổ phần theo nhiều đợt, giảm tỉ lệ nắm giữ về dưới 5% vốn điều lệ Sacombank, sau đó mới tính đến phương án bán tiếp hay giữ lại số cổ phần còn lại.
Đầu năm 2012, Eximbank bỏ ra gần 1.650 tỉ đồng để mua 103 triệu cổ phần Sacombank từ NH ANZ (lúc đó là cổ đông lớn của Sacombank) với giá 16.000 đồng/cổ phần. Ngoài cổ tức của năm 2012, năm 2013 và 2014, Eximbank có thêm cổ tức bằng cổ phần và cổ phần thưởng nên số cổ phần của NH này tại Sacombank lên tới 165,2 triệu đơn vị.
Giả sử Eximbank bán hết số cổ phần tại Sacombank với giá 12.500 đồng/cổ phần (mức giá khớp lệnh ngày 18-11) sẽ thu về 2.065 tỉ đồng. Tính ra, qua 4 năm nắm giữ cổ phần Sacombank, ngoài cổ tức là tiền mặt, Eximbank có được lợi nhuận 415 tỉ đồng.
Theo giới phân tích, do thị trường không mấy sôi động, hàng loạt doanh nghiệp gấp rút thoái vốn ngoài ngành, trong đó có cổ phần NH, nên việc các NH bán cổ phần đang nắm giữ tại NH khác sẽ không đơn giản bởi áp lực cạnh tranh rất lớn. Chẳng hạn, hôm nay (20-11), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đưa ra bán đấu giá 71,5 triệu cổ phần Maritime Bank với giá 11.700 đồng/cổ phần. Trong khi đó, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn chào bán trên 10,7 triệu cổ phần Saigonbank với giá khởi điểm 9.756 đồng/cổ phần vào ngày 2-12. Ngay cả Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng tổ chức đấu giá 81,5 triệu cổ phần NH An Bình song chỉ bán được 40 triệu cổ phần với giá 10.000 đồng/cổ phần và phải tiếp tục chào bán 41,5 triệu cổ phần còn lại trong thời gian tới. Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn cũng phải 4 lần tổ chức đấu giá mới bán được 25 triệu cổ phần Eximbank.
Làm nghiêm
Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra NH Nhà nước, nếu đến thời hạn cuối của Thông tư 36, NH nào không thực hiện đúng quy định nắm giữ cổ phần tại NH khác thì cơ quan quản lý sẽ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 96 về xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và NH hoặc cưỡng chế NH đó bán cổ phần. "Do Thông tư 36 được ban hành vào tháng 11-2014 nên các NH có đủ thời gian để tính toán thoái vốn khỏi NH bạn nên không có lý do gì để "thoái lui" trong thực hiện quy định thông tư này" - ông Nghĩa nói.
Thy Thơ
Theo_Người lao động
Cô gái cân nặng 25kg có khuôn mặt bà lão và ăn khỏe như lực sỹ "Em ăn được lắm. Một ngày em ăn cũng 6-7 bữa. Mỗi bữa ăn của em hết 5 tô bún hay tô mỳ. Ngoài ra, em còn uống nước nhiều lắm. Nếu uống để thỏa cơn khát, em có thể uống hết 7 lít nước cùng một lúc đó...", chị Ý chia sẻ. Cô gái có khuôn mặt bà già Nếu mới gặp...