5 nỗi sợ hãi kỳ quái của con người
Con người ai cũng có những nỗi sợ hãi riêng, thế nhưng, có những nỗi sợ lại thuộc dạng “hiếm có khó tìm” gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chỉnh bản thân những người mắc nỗi sợ hãi này.
Sợ băng qua đường
Băng qua đường thậm chí cũng là việc đáng sợ với nhiều người
Những người mắc chứng sợ băng qua đường (hay còn gọi là Agyrophobia) cảm thấy sợ hãi tột độ khi phải tự mình băng qua các con phố hay đường cao tốc. Họ thậm chí còn sợ cả đường phố. Chứng sợ hãi này gây ảnh hưởng rất lớn tới những người sống tại các thành phố lớn. Sợ qua đường cũng có nhiều cấp độ, từ sợ băng qua đường lớn có nhiều phương tiện qua lại cho đến những con đường nhỏ thưa vắng tại ngoại ô. Có những người còn sợ băng qua các ngã tư đã được trang bị hệ thống đèn giao thông hiện đại.
Sợ nấu ăn
Từ Mageirocophobia- bệnh sợ nấu ăn có nguồn gốc từ từ mageirokos trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là người nấu ăn giỏi. Rối loạn này có thể gây suy nhược và có thể dẫn đến việc ăn uống không lành mạnh nếu người mắc nỗi sợ hãi này sống một mình. Người bị mageirokos có thể cảm thấy vô cùng sợ hãi những người có kỹ năng trong việc nấu nướng. Nếu bạn bị chứng sợ nấu ăn và mong muốn phát triển một số kỹ năng cơ bản trong nấu ăn, hãy tham khảo những cuốn sách dạy nấu ăn nhanh và dễ thực hiện để tự cải thiện cuộc sống cũng như chiến thắng nỗi sợ hãi nhé!
Sợ búp bê
Những con búp bê xinh xắn cũng có thể gây sợ hãi
Người mắc chứng sợ búp bê luôn có cảm giác bất an khi nhìn thấy búp bê. Không chỉ là những con búp bê có vẻ ngoài đáng sợ mà cả những cô búp bê xinh đẹp trong tủ kính. Những người này cũng sợ cả các mô hình rô-bốt và các ma-nơ-canh trong cửa hiệu, điều này làm cho họ rất ngại đi mua sắm. Nguyên nhân nỗi sợ là do họ lo rằng những con búp bê có thể sống dậy và làm những điều xấu với chủ nhân của chúng, hay rô-bốt sẽ nổi dậy khi chúng ngày càng được cải tiến cho giống con người hơn.
Sợ trò chuyện trong bữa cơm tối
Việc trò chuyện trong bữa ăn là rất bình thường nhưng rất nhiều người lấy đó làm nỗi sợ hãi của mình
Việc trò chuyện trong bữa ăn là rất bình thường, nhất là khi đi ăn ngoài hoặc phải gặp gỡ các đối tác làm ăn. Tuy nhiên, có nhiều người lại sợ phải nói chuyện trong bữa ăn. Vì vậy mà họ cũng tránh việc đi ăn ngoài. Họ luôn lo lắng rằng những cuộc nói chuyện này không đầu không cuối, không biết cách ứng xử như thế nào hoặc cảm thấy không được tự nhiên trong bữa ăn.
Sợ gương soi
Liệu những chiếc gương có chứa điều bí ẩn không?
Chứng sợ gương soi làm cho người ta có cảm giác nếu tiếp xúc với gương thì sẽ bị những thế lực tâm linh bên trong ám ảnh. Những người mắc bệnh luôn sợ hãi dù họ biết nỗi sợ của họ rất vô lý. Trong một số trường hợp, họ còn sợ làm vỡ gương sẽ mang lại điều không may hoặc nhìn vào gương sẽ làm cho họ bị cuốn vào thế giới siêu nhiên sau lớp kính.
Theo Anninthudo
Lại yêu lần nữa
Một buổi chiều tháng Ba năm 2010, tôi vào trang cá nhân của mình, bất chợt liếc qua phần "tình trạng hôn nhân". Frank, người chồng 42 tuổi của tôi vừa mất được một tháng, nhưng ở đó vẫn ghi "có gia đình".
Trong sự dứt khoát thoáng chốc của kẻ đang ngồi ở thế kỷ 21, tôi chuyển tình trạng hôn nhân của mình thành "góa bụa". Chẳng từ nào diễn tả được chính xác hơn thế, "độc thân" nói lên quá ít. Tôi cũng nghĩ đến một lựa chọn khác là "Rất phức tạp" (có sự mất mát nào không phức tạp cơ chứ?), nhưng rồi lại thôi. Một số từ khác như "Chia cách" cũng hiện ra trong đầu, nhưng tình trạng của tôi còn bi đát hơn chia cách nhiều. Có những người vẫn hy vọng có thể tìm lại nhau dù chia cách. Còn với tôi, sự ra đi này là mãi mãi.
Vậy nên, ở tuổi 39, sau 7 năm kết hôn, tôi không còn là phụ nữ có gia đình. Tôi là bà góa. Bệnh tật và cái chết của Frank thuộc về anh ấy, nhưng chúng cũng làm thay đổi cuộc đời tôi, đưa ra những yêu cầu và đòi hỏi hy sinh. Con đường biến tôi từ một người vợ sang một bà góa rất dài, gập ghềnh và đau đớn. Hai năm trước khi Frank mất, tôi ở đó bên anh ấy, nhìn anh chống chọi với bệnh tật, không lúc nào không nuôi hy vọng và luôn nhắc mình phải lạc quan lên. Frank mắc một loại ung thư thực quản rất hiếm và quái ác. Khi tình trạng ung thư được kiểm soát, tôi vui với anh, khi nó xuất hiện trở lại, tôi đau nỗi đau của anh, tuyệt vọng cùng anh. Tôi nhào theo khi xe cấp cứu chở anh đến bệnh viện lúc nửa đêm, hỏi bác sĩ hàng ngàn câu hỏi về ung thư và ghi chép. Tôi khóc trên điện thoại khi gọi điện làm việc với bảo hiểm y tế. Rồi một sáng, khi tôi rời phòng bệnh có một lát để đi gọi điện, thì Frank qua đời. Lúc người ta thông báo, tôi quỵ xuống sàn, khóc lóc, đau đớn, dày vò tột độ vì đã không ở bên anh đúng giây phút cuối cùng.
Cho dù đã quyết định sẽ vẫn tiếp tục đeo nhẫn cưới suốt 1 năm sau khi Frank mất, 6 tháng sau, tôi cảm thấy vết thương đã dịu đi rất nhiều và có thể hẹn hò trở lại. Tôi bắt đầu nhớ cảm giác có đôi, có một người đàn ông làm bạn đồng hành. Thế nhưng khi quay lại hẹn hò, "góa bụa" lại trở thành vấn đề quá lớn. Đàn ông tránh nói về chủ đề đó với tôi.
Người đàn ông đầu tiên tôi thử hò hẹn là một vận động viên thể thao. Sau 2 tháng, anh ấy cố nặn nụ cười để nói với tôi lời "anh rất tiếc" trước khi đổi chủ đề từ "góa bụa" sang nói chuyện thể thao. Đó là một phản ứng thích hợp, nhưng chẳng cần nói tôi cũng đủ cảm thấy tiếc cho mình rồi. Sau chuyện này, tôi khó lòng chịu nổi việc ở bên ai đó cảm thấy tiếc cho tôi, thương hại tôi.
Một người đàn ông khác, khi biết "tiểu sử" của tôi thì "chạy" ngay tắp lự. Nhìn chung, đàn ông đến với tôi, cứ khi nào tôi thấy đủ thoải mái để kể chuyện của mình cho họ, thường là sau vài lần hẹn hò, thì họ sẽ ngãng ra, không email, không điện thoại nữa.
Tôi thừa nhận, việc tôi vẫn còn đeo nhẫn cưới và nói về Frank có thể là dấu hiệu để người ta nghĩ tôi chưa sẵn sàng sống tiếp. Nhưng tôi thực sự bị giằng xé giữa cảm giác quá gắn bó với những kỷ niệm về Frank và mong muốn bước tiếp về tương lai mà không có anh ấy.
Góa bụa dường như có một ảnh hưởng lạ kỳ nào đó lên cách đàn ông tiếp nhận tôi. Một số họ gọi tôi là "đầy nghị lực", đến nỗi có lúc tôi thấy như họ đang nhìn tôi là một vị thánh sống. Còn cuộc hôn nhân đã qua của tôi trong mắt họ thì hoàn hảo đến không tì vết, mặc dù thực tế không phải vậy.
Cuộc hôn nhân ấy bình thường như hôn nhân của bao người khác, cũng có lúc thăng trầm. Một năm trước khi Frank ốm, chúng tôi có lúc còn phải gõ cửa trung tâm tư vấn, thậm chí đã thử chia tay, nhưng chưa bao giờ chúng tôi đặt câu hỏi liệu tôi có ở bên Frank không khi anh ấy ốm.
Dẫu thế, có vẻ như sự ra đi của Frank đã làm dịu tất cả, những sần sùi, gai góc của cuộc hôn nhân, chỉ để lại điều gì đó thật lý tưởng đến không thể chạm vào, như một mối đe dọa với những người đàn ông định đến bên tôi vậy.
Cứ thế tôi hò hẹn được 2 năm, có những người chỉ gặp gỡ, chuyện trò duy nhất 1 lần, có người vài tháng. Dường như luôn có rào cản giữa tôi với họ, và đó thường là Frank. Ở tuổi còn trẻ, tôi đã kết luận rằng, "bà góa" khác với những người đàn bà khác, khác với mọi người. Và tôi thì là một trong những người đàn bà góa bụa.
Rồi gần đây, tôi gặp một người đàn ông - bạn của bạn. Anh ấy gặp tôi khi đang từ Châu Âu du lịch khắp New York. Chúng tôi hẹn nhau đi uống nước và có khoảng thời gian vui vẻ, kể nhau nghe những câu chuyện về thời thơ ấu, chia sẻ về cuộc sống của mình như thế nào khi là một nhà văn. Tôi cho rằng người bạn chung đã nói với anh ấy việc tôi mất chồng. Thực ra thì người bạn ấy không nói, nhưng tôi cứ cảm giác thoải mái trong khi trò chuyện như thể anh biết rõ về điều đó vậy. Có lẽ vì cuộc trò chuyện đó không thực sự giống một buổi hẹn hò. Thay vì "rất tiếc", anh ấy phản ứng bằng sự đồng cảm: Anh ấy muốn nghe nhiều hơn, anh ấy hiểu, được nói ra hết quan trọng với tôi thế nào.
Đó là điều những người đàn ông khác còn thiếu. Buổi tối của chúng tôi kết thúc rất trong sáng, nhưng lại ngân lên những rung động lớn trong tôi, nhắc tôi một điều rằng mình vẫn có khả năng gắn kết với đàn ông.
Tôi không tin cái chết đồng nghĩa với một bài học nào đó cho chúng ta. Nhưng tôi biết Frank khi ốm chẳng mong muốn gì hơn là được sống thêm một ngày. Và đó là điều đáng ghi nhớ: Nên trân trọng mỗi ngày mà mình có. Tôi không chắc rồi mình có kết hôn nữa hay không. Cho dù có kết hôn lần nữa, cho dù "tình trạng hôn nhân" trên trang cá nhân của tôi lại thay đổi, tôi vẫn mãi mang theo trải nghiệm về cuộc sống của một phụ nữ góa chồng.
Song gánh nặng đã nhẹ hơn. Ở chính nơi mà ý nghĩ về việc yêu thêm lần nữa dường như chẳng bao giờ thành hiện thực, tôi đã mang một cảm giác khác. Tôi không cảm thấy bi kịch, dị thường. Tôi thấy sẵn sàng. Gần như là thế.
Theo Dantri
Những cái chết uất ức đối với game thủ FPS Ngồi đếm số đợi hồi sinh hoặc trở thành khán giả của trận chiến luôn khiến game thủ FPS không vui, sau đây là những nguyên nhân khiến cho game thủ phải bực tức. Trong thế giới ảo của một game online bắn súng góc nhìn thứ nhất và thứ 3, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc nhân vật của game...