5 nhà khoa học Việt Nam vào top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới
Theo bảng xếp hạng vừa được công bố ngày 20/10/2021, có 28 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2021.
Được biết, tác giả của công bố này vẫn là nhóm Metrics của các giáo sư Jeroen Baas, Kevin Boyack và John P.A. Ioannidis của Đại học Stanford của Hoa Kỳ nghiên cứu và công bố trên tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ.
Theo đó, nhóm tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến tháng 8.2021 trong hơn 7 triệu nhà khoa học và lọc ra top 100.000 người có ảnh hưởng nhất.
Tiếp theo những năm trước, nghiên cứu không có sự thay đổi trong công cụ đo lường và đánh giá khi nhóm nghiên cứu cập nhật cơ sở dữ liệu của hơn 100.000 nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất (từ nguồn dữ liệu của Scopus) và xếp hạng của họ dựa vào các tiêu chí quan trọng như: chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (composite score); tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính (tên đầu tiên – first author và tác giả liên hệ – corresponding author), và tác giả cuối cùng – last author, …
Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).
Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, Việt Nam có 5 nhà khoa học vào top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới gồm: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tiếp tục đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam, xếp hạng 5949 thế giới (và đứng thứ 96 thế giới trong lĩnh vực Engineering), tiếp đến là PGS.TS Lê Hoàng Sơn (ĐHQGHN) – xếp hạng 6766, GS.TS Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM) – xếp hạng 6818, GS.TS Bùi Tiến Diệu (ĐH Duy Tân) -9488, GS.TS Võ Xuân Vinh (ĐH Kinh tế TP HCM)- xếp thứ 9528.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tiếp tục đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam.
Video đang HOT
GS Nguyễn Đình Đức, GS Nguyễn Xuân Hùng và PGS Lê Hoàng Sơn là 3 người lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới trong 3 năm liên tiếp 2019, 2020,2021.
Tiếp đến trong danh sách này là các nhà khoa học Việt Nam là: Trần Hải Nguyên (ĐH Duy Tân) xếp thứ 14704, Trần Xuân Bách (ĐH Y Hà Nội) -19881, Phạm Thái Bình (ĐH Công nghệ Giao thông vận tải) – 21588, Hoàng Đức Nhật (ĐH Duy Tân-23301; Đặng Văn Hiếu (ĐH Thăng Long) – 31139; Hoàng Anh Tuấn (ĐH Công nghệ -TP Hồ Chí Minh) – 32938;
Phạm Văn Hùng (ĐH Quốc tế, ĐHQG Hồ Chí Minh) – 37520; Nguyễn Thời Trung (ĐH Tôn Đức Thắng) -46053; Trần Trung (ĐH Hòa Bình) – 48769; Thái Hoàng Chiến (ĐH Tôn Đức Thắng) -50676; Vũ Quang Bách (ĐH Tôn Đức Thắng) – 54001; Nguyễn Trung Kiên (ĐH Sư phạm Kỹ thuật HCM)- 53486; Nguyễn Minh Thọ (ĐH Tôn Đức Thắng) – 56922, Phạm Việt Thành (ĐH Tôn Đức Thắng) – 57491; Nguyễn Trường Khang (ĐH Tôn Đức Thắng) – 62835;
Nguyễn Trung Thắng (ĐH Tôn Đức Thắng) – 66150, Lê Thái Hà (ĐH Fulbrigh Việt Nam)- 74063, Nguyễn Đăng Nam (ĐH Duy Tân) – 81653,Văn Hiếu (ĐH Phenikaa) -82171, Phùng Văn Phúc (ĐH Công nghệ TP HCM) – 83196; Dương Viết Thông (ĐH Tôn Đức Thắng) – 88842; Nguyễn Hoàng Long (ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội) – xếp hạng 94128.
Trong số các nhà khoa học Việt Nam có tên tuổi đang làm việc ở nước ngoài có trong bảng xếp hạng năm nay, có thể kể đến như GS Đàm Thanh Sơn (Hoa Kỳ) – xếp hạng 7302, PGS Bùi Quốc Tính (Tokyo Institute of Technology, Nhật Bản) – 9640, GS Ngô Đức Tuấn (University of Melbourne, Úc) -xếp hạng 10652, GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc) – 21.835, và GS Duc Truong Pham (University of Birmingham, UK) -39062 thế giới.
Đặc biệt, năm nay có thêm nhiều nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước lọt vào bảng xếp hạng danh giá nhất – 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời, 05 nhà khoa học Việt Nam đứng đầu trong danh sách là GS Nguyen Minh Tho (ĐH Tôn Đức Thắng), GS. Tran Hien Trinh (Oxford University), GS Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM), GS Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN) và cố GS Hoàng Tụy (Viện Toán học).
Những kết quả đáng tự hào này một lần nữa tiếp tục khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế. Và cũng là thành quả của sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học của Việt Nam.
Chuyên gia đề xuất 'điều chỉnh linh hoạt' chiến lược chống Covid-19
Chuyên gia, nhà khoa học đề xuất điều chỉnh chiến lược phòng, chống Covid-19 giai đoạn mới theo hướng tăng khả năng đáp ứng của hệ thống y tế.
Ngày 15/9, tại cuộc làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nhận định dịch bệnh sẽ kéo dài với khả năng đột biến, lây nhiễm mạnh của nCoV.
Thời gian qua, số bệnh nhân Covid-19 tăng nhanh cùng một thời điểm, gây quá tải cho hệ thống y tế, bộc lộ yếu kém về khả năng hồi sức cấp cứu, thiếu phương tiện vận chuyển, thiếu máy thở, oxy...
Từ thực tế này, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực y tế cho rằng, cần điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch giai đoạn mới, theo hướng tăng cường khả năng đáp ứng của hệ thống, bao gồm xét nghiệm trọng điểm; điều trị hiệu quả; triển khai tiêm vaccine, dịch đến đâu xử lý gọn đến đấy.
Nhân viên y tế phường 3, quận 8, TP HCM đến thăm khám, phát thuốc cho người mắc Covid-19 (F0) điều trị tại nhà, ngày 29/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Những tỉnh đang kiểm soát được dịch bệnh sẽ tiếp tục nguyên tắc ngăn chặn, phát hiện sớm, truy vết khoanh vùng, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả.
Những địa phương dịch nhiễm sâu và nặng như TP HCM, một phần tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An... , cần có những biện pháp chống dịch đặc biệt, như: Tập trung kiểm soát nguồn lây, kéo giảm số ca nhiễm mới, giảm nhanh số ca tử vong, đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine. Sau khi tiêm vaccine đạt miễn dịch cộng đồng, những nơi này dần nới lỏng sản xuất, kinh doanh theo trạng thái "bình thường mới".
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, trong chiến lược mới cần tiếp tục thực hiện 5K; hình thành mô hình sống chung an toàn như sinh hoạt, giáo dục, đi lại, sản xuất an toàn; giãn cách xã hội khi cần thiết để làm chậm chuỗi lây nhiễm mới.
Với dân số 100 triệu, Việt Nam cần tự chủ công nghệ xét nghiệm, thuốc điều trị, vaccine, trang thiết bị, máy móc, hệ thống oxy... 船
Xe tiêm vaccine lưu động cho người dân quận Gò Vấp, TP HCM, tháng 8/2021. Ảnh: Quỳnh Trần
GS.TS Đỗ Tất Cường, Phó chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu chống độc Việt Nam, đề nghị tăng cường năng lực điều trị ngay từ những tầng dưới (mô hình tháp điều trị 3 tầng của Bộ Y tế), phát huy tối đa mạng lưới y tế cơ sở; giảm tỷ lệ diễn biến nặng phải chuyển lên tầng cao hơn.
Đồng tình với quan điểm này, Trung tướng, GS.TS Đỗ Quyết (Giám đốc Học viện Quân y) và PGS.TS Nguyễn Viết Nhung (Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương) cho rằng tới đây công tác điều trị sẽ theo hướng giảm số ca chuyển nặng, giảm tử vong, tối ưu hoá nguồn lực y tế.
Về nhân lực tại chỗ, các chuyên gia đánh giá cơ chế chỉ huy cấp xã (phường), quận (huyện) đang gặp khó khăn, bất cập, thiếu linh hoạt, sáng tạo. Nguyên nhân, do năng lực tham mưu hạn chế của y tế cơ sở; hướng dẫn của ngành y tế quá chi tiết, cụ thể mà thiếu quy định mang tính nguyên tắc để vận dụng. Vì vậy, GS.TS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội, kiến nghị thay vì chỉ đưa sinh viên y khoa đi hỗ trợ chống dịch, các trường y cần đào tạo cho đội ngũ y, bác sĩ cấp cơ sở.
Các chuyên gia cũng đề xuất cần có cơ chế huy động nguồn lực y tế tư nhân tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 và công tác chống dịch, nhất là hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất an toàn.
Trước đó, trong ba đợt bùng phát dịch bệnh năm 2020, Việt Nam kiên trì với chiến lược ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị hiệu quả.
Thủ tướng: 'Không thể dùng biện pháp phong tỏa mãi' Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng không thể sử dụng biện pháp phong tỏa mãi, vì khó khăn cho nhân dân và nền kinh tế là rất lớn. Sau khi nhấn mạnh quan điểm trên tại buổi làm việc chiều 1/9 với hơn 70 nhà khoa học trong lĩnh vực y tế, Thủ tướng nói phải đẩy lùi và chiến thắng dịch...