5 nguyên nhân làm chậm sự trao đổi chất dẫn đến tăng cân
Có thể bạn chưa biết nhưng thực tế, sự trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng cân.
Sự trao đổi chất là quá trình mà cơ thể bạn chuyển đổi những gì bạn ăn uống thành năng lượng. Ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi, cơ thể bạn vẫn cần năng lượng để thở, tuần hoàn máu và sửa chữa các tế bào bị hư hại. Số lượng calo mà cơ thể bạn đang sử dụng cho các chức năng này được gọi là tỉ lệ trao đổi chất cơ bản của bạn. Có nhiều yếu tố quyết định tỉ lệ trao đổi chất cơ bản bao gồm:
- Kích thước cơ thể: Những người có lượng cơ nhiều hơn mỡ thì sẽ đốt cháy nhiều calo hơn, vì vậy họ có tỉ lệ trao đổi chất nhanh trong cơ thể nhanh hơn những người khác.
- Tuổi tác: Khi bạn già đi, khối lượng cơ bắp trong cơ thể giảm nên tốc độ mà bạn đốt cháy calo cũng giảm theo.
- Giới tính: Cơ thể người đàn ông được cho là có ít mỡ, nhiều cơ hơn người phụ nữ nên họ có tỉ lệ đốt cháy calo cao hơn phụ nữ.
Nhiều người tin rằng, họ thừa cân là do cơ thể gặp trục trặc với việc chuyển hóa calo, thậm chí cơ thể không thể đốt cháy calo mà họ đã hấp thụ. Thực tế không hẳn vậy, trong nhiều trường hợp, sở dĩ họ thừa cân là do lượng calo hấp thụ vào cơ thể cao hơn lượng calo họ đã đốt cháy. Ngay cả những người thường xuyên vận động, thể dục nhưng nếu vẫn ăn quá nhiều thì cũng có thể gặp khó khăn trong việc giảm cân vì lượng calo không được tiêu hóa hết, tích tụ lại thành mỡ thừa và khó bị đốt cháy hơn các loại calo khác.
Ảnh minh họa
Do đó, có thể nói, tỉ lệ trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm chạp cũng có thể đóng một vai trò lớn trong việc tăng cân. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất của sự trao đổi chất chậm.
1. Do di truyền
Một số người may mắn có một sự trao đổi chất diễn ra nhanh trong cơ thể nhưng sự trao đổi chất trong cơ những người khác lại diễn ra chậm chạp mà không thể cải thiện được nhiều. Điều này là do yếu tố di truyền gây ra.
Video đang HOT
Về lý thuyết, nếu bạn chăm chỉ tập thể dục thường xuyên bao gồm cả hoạt động thể chất, tập các bài tập nặng để để xây dựng khối lượng cơ bắp trong cơ thể thì bạn sẽ đốt cháy được nhiều chất béo, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể để gầy đi. Nhưng nếu bạn vốn dĩ đã có gen trao đổi chất chậm thì cho dù bạn có cố gắng tập luyện khắc nghiệt thì tốc độ trao đổi chất cũng không được tăng cường là bao. Những người có tốc độ trao đổi chất trong cơ thể chậm thường khó giảm cân hơn.
2. Tuổi tác
Nếu cơ thể bạn tỉ lệ cơ bắp cao thi sự trao đổi chất cũng diễn ra nhanh hơn. Nhưng khi có tuổi, khối lượng cơ bắp trong cơ thể giảm một cách tự nhiên, điều này đồng nghĩa với việc sự trao đổi chất chậm lại. Vì vậy, bạn cần rèn luyện sức khỏe, chăm chỉ tập thể dục để duy trì cơ bắp, tránh sự suy giảm trong trao đổi chất. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người lớn sau tuổi 25.
Ảnh minh họa
3. Lối sống
Trong cuộc sống, nhiều khi chính những thói quen của bạn lại là nguyên nhân làm cho sự trao đổi chất của cơ thể giảm đi. Một số loại thuốc bạn uống, ví dụ như thuốc chống trầm cảm cũng dễ làm chậm sự trao đổi chất. Ăn chay khắc nghiệt, nhịn ăn liên tục, bỏ qua bữa sáng cũng dễ dẫn đến rối loạn hormone và kết quả là cơ thể rơi vào trạng thái “nghỉ ngơi”, trì trệ.
Khi ở trạng thái này, cơ thể của bạn phản ứng bằng cách làm chậm sự trao đổi chất để lưu trữ năng lượng. Năng lượng dự trữ liên tục sẽ biến thành mỡ thừa. Điều này dẫn đến một tỷ lệ trao đổi chất giảm và có thể gây ra tình trạng tăng cân.
4. Ăn quá nhiều
Tại sao ăn quá nhiều lại là nguyên nhân làm chậm sự trao đổi chất? Đó là bởi vì, khi lượng calo vào cơ thể quá nhiều, hệ tiêu hóa sẽ không thể xử lý kịp thời. Lượng calo vào cơ thể quá nhiều khiến cho dư thừa calo (vì không được đốt cháy hết vào các hoạt động của cơ thể). Từ đó nó làm cho lượng đường trong máu tăng, các mô không thể đồng hóa glucose. Kết quả là, lượng calo dư thừa được tích lũy trong các tế bào và là nguyên nhân làm chậm sự trao đổi chất và khiến bạn tăng cân.
Suy tuyến giáp (tuyến giáp kém) là một tình trạng trong đó tuyến giáp không sản xuất đủ của một số hormone quan trọng cho cơ thể. Ở những người mắc bệnh này, tuyến giáp có thể phình to (gây bướu cổ) hoặc không. Suy giáp làm tăng nguy cơ tai biến tim mạch, có thể gây hôn mê, ngừng thở…
Sự thiếu hụt hormone này cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone chung trong cơ thể và ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất làm cho quá trình này bị chậm lại. Sự trao đổi chất bị chậm lại đồng nghĩa với việc lượng chất béo không được đốt cháy hết và gây tăng cân. Phương pháp điều trị suy giáp cần được dựa theo nguyên nhân gây bệnh và phải theo chỉ định của bác sĩ. Nếu suy giáp tạm thời do dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều, chỉ cần giảm thuốc là đủ. Nếu suy giáp do thiếu hụt iốt, cần bổ sung chất này.
Theo TNO
Lý do khiến bạn tăng cân nhanh chóng
Không phải chỉ có ăn nhiều mới khiến bạn tăng cân, còn rất nhiều "kẻ thù" giấu mặt khác.
Đừng nghĩ rằng chỉ có ăn nhiều mới khiến bạn tăng cân vùn vụt. Dưới đây là những nguyên nhân làm bạn tăng cân nhanh chóng mà có thể bạn không hề lường trước được.
Do gen di truyền
Gen là một trong những nguyên nhân gây tăng cân nhanh chóng bất ngờ nhất mà bạn không biết. Gen không những chỉ ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể mà còn có tác động đến vóc dáng cơ thể bạn. Sở dĩ gen có tác động đến vóc dáng và cân nặng của bạn là bởi vì nó có ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn. Nếu cơ thể bạn có lượng mỡ cao thì bạn cũng sẽ dễ dàng tăng cân hơn những người khác cho dù bạn không ăn nhiều hơn họ.
Suy tuyến giáp
Tuyến yên trong não có nhiệm vụ sản xuất hormone để kích thích tuyến giáp. Sau khi được kích thích, tuyến giáp tiết ra các loại hormone khác để kiểm soát sự trao đổi chất. Nếu tuyến giáp thực hiện tốt chức năng của nó thì sự trao đổi chất diễn ra thuận lợi, nếu nó bị suy yếu thì đồng thời cũng có thể ảnh hưởng đến trao đổi chất trong cơ thể, ví dụ như làm rối loạn sự trao đổi chất, sự trao đổi chất diễn ra chậm hơn.
Tăng cân không chỉ do ăn nhiều (Ảnh minh họa)
Một khi quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng thì khả năng đốt cháy năng lượng của cơ thể sẽ bị kém đi, lượng mỡ thừa không được đốt cháy hết sẽ tích tụ lại nhiều hơn và khiến bạn tăng cân. Vậy nên, hãy kiểm tra sức khỏe định kì hàng năm để có thể phát hiện những khiến bạn tăng cân nhanh chóng tiềm ẩn này.
Cơ thể thiếu nước
Nước là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Nước giúp bôi trơn các bộ phận cơ thể để chúng thực hiện tốt chức năng của chúng, đặc biệt là não.
Không có nước, các hoạt động của não bị phụ thuộc rất nhiều vào gluco được cung cấp từ trong máu. Sau đó gluco sẽ chuyển thành đường, đường dư thừa tạo thành chất béo. Sự lắng động của chất béo gây nên hiện tượng béo phì. Chính vì vậy, cơ thể thiếu nước cũng bị coi là một trong những nguyên nhân gây tăng cân nhanh chóng.
Một số dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu nước có thể bao gồm: khô miệng, nước tiểu có màu vàng đậm. Nếu cơ thể thiếu nước, các quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra rất chậm, hậu quả là chất béo được đốt cháy ít, dẫn đến tăng cân và sớm lão hóa.
Vậy nên, đừng để cơ thể tăng cân do thiếu nước. Hàng ngày, hãy uống nước ngay cả khi bạn không khát nhé.
Tích tụ độc tố trong cơ thể
Trong cuộc sống hàng ngày, các sinh hoạt, vận động, ăn uống có thể sẽ khiến một lượng độc tố (từ môi trường hoặc thực phẩm) tích tụ lại trong cơ thể. Độc tố khi tích tụ trong cơ thể sẽ phá vỡ sự trao đổi chất và ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan khiến chúng không thực hiện tốt "nhiệm vụ" của mình.
Một lượng khá lớn các độc tố lưu lại sẽ gây ra sự rối loạn nội tiết tố, dẫn đến việc tích tụ mỡ thừa, chủ yếu ở các vùng như bụng, mông và khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Cách tốt nhất để loại bỏ độc tố là hãy ăn các loại thực phẩm có tác dụng thải độc cho cơ thể như rau xanh, trái cây...
Theo Eva
Bí quyết vàng giúp XY luyện cơ bắp Khi mới tập luyện, bạn cần tránh tập hổ lốn tất cả các bài luyện cơ bắp khác nhau. 1. Kiểm tra sức khỏe Nếu bạn mới bắt đầu tập luyện hoặc có vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là vấn đề liên quan đến tim, cơ và khớp, bạn nên đi khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn...