5 nguyên nhân gây ung thư bạn không ngờ tới
Dưới đây là 5 nguyên nhân gây ung thư mà bạn không bao giờ tin được, theo Tổ chức Kiểm soát sức khỏe Susan G. Komen Foundation (Mỹ).
1. Căng thẳng
Ít ai ngờ rằng, căng thẳng ảnh hưởng đến tuyến thượng thận. Về lâu dài, tình trạng này tác động đến sự cân bằng của muối và nước trong cơ thể, huyết áp, đồng thời tăng mức đường huyết và gây ra phản ứng viêm.
Bạn đã bao giờ nghe nói về hội chứng Cushing chưa? Đó là một rối loạn trong đó tuyến thượng thận sản xuất quá mức lượng cortisol có hại, làm khởi phát các bệnh ung thư đặc thù do có nhiều hormone độc hại.
2. Nitrat
Thịt chế biến sử dụng nhiều chất nitrat rất dễ gây ung thư. Nó đã được phân loại là chất gây ung thư loại 1-A tương đương với thuốc lá. Vì thế, bạn nên tránh dùng nhiều các loại thịt xông khói, dăm bông, xúc xích để giảm nguy cơ mắc bệnh này.
3. Bột ngọt
Bột ngọt là muối natri của axit glutamic (MSG). Loại gia vị này có nhiều trong các thực phẩm đóng hộp, khoai tây chiên cay, thịt xông khói, các món thức ăn nhanh, nhưng đây hoàn toàn không phải là gia vị tự nhiên tốt cho sức khỏe.
Nó là thành phẩm của một công thức pha chế hóa học, rất dễ gây tăng cân, tổn thương não, viêm gan và ung thư gan.
4. Dầu chế biến
Nhiều loại dầu ăn chế biến ở Mỹ được xử lý bằng hóa chất công nghiệp để loại bỏ mùi hôi thối và giữ chúng không bị hư hỏng trên kệ hàng tại các siêu thị. Hầu hết các loại dầu ăn chế biến vẫn chứa hexane, một thành phần hơi của xăng, tiêu thụ vào rất dễ gây ung thư.
Video đang HOT
5. Thực phẩm tẩy trắng
Có nhiều thực phẩm màu trắng được tẩy bằng thuốc tẩy trắng gây ra ung thư tuyến tụy và ung thư bàng quang bởi các hóa chất độc hại có trong thuốc tẩy đó. Nó có nhiều trong các loại bánh mì trắng, gạo, mì ống, đường tinh luyện, bột ngọt…
Theo TGTT
11 thay đổi nhỏ trong bữa ăn giúp đem lại lợi ích lớn
Một số lời khuyên về chế độ ăn uống có thể giúp làm cho bữa ăn của bạn lành mạnh hơn và do đó, dẫn đến sức khỏe tốt hơn.
Shutterstock
Nhiều người có xu hướng tin rằng làm cho bữa ăn lành mạnh hơn là công việc không dễ thực hiện và tốn kém nhiều.
Đây là một quan niệm sai lầm. Thực tế, có nhiều cách để làm cho bữa ăn của bạn lành mạnh hơn nhiều mà vẫn tiết kiệm.
Sau đây là 11 cách giúp bữa ăn lành mạnh hơn.
Bạn hoàn toàn có thể làm cho bữa ăn của bạn trở nên lành mạnh hơn với những thay đổi rất nhỏ như sau, theo Step To Health.
1. Nêm ít muối
Nếu bạn có thói quen ăn mặn thực sự, áp dụng thay đổi này sẽ gặp nhiều khó khăn lúc đầu.
Tuy nhiên, bạn không phải cắt giảm hoàn toàn muối mà chỉ cần giảm bớt lượng muối nêm vào món ăn.
Khuyến cáo này xuất phát từ việc muối ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể dẫn đến tăng huyết áp, gây ứ nước và liên quan đến nhiều vấn đề về tiêu hóa và tim mạch khác.
2. Sử dụng gia vị và thảo mộc thay thế muối
Gia vị và thảo mộc làm cho món ăn có hương vị thơm ngon và có thể được sử dụng để thay thế muối.
Vì các loại gia vị có hương vị đặc biệt, sử dụng chúng sẽ giúp bạn giảm lượng muối nêm vào món ăn.
Ngoài ra, nhiều loại gia vị có những đặc tính rất có lợi cho sức khỏe.
3. Cắt giảm đường
Có lẽ đây là biện pháp quyết định nhất mà bạn có thể thực hiện đối với sức khỏe của bạn và gia đình.
Đường tinh luyện có liên quan trực tiếp đến béo phì, tiểu đường và rất nhiều bệnh khác nữa.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải nói lời tạm biệt với sự ngọt ngào. May mắn là có những sản phẩm làm cho món ăn có vị ngọt mà không gây hại. Ví dụ, hãy thử các chất làm ngọt tự nhiên như cỏ ngọt và mật ong.
4. Ăn nhiều trái cây
Điều này có liên quan đến việc giảm đường, vì trái cây có chứa một loại đường rất tốt cho cơ thể. Trái cây cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng vi lượng có lợi có thể cải thiện sức khỏe.
Bạn thậm chí có thể sử dụng trái cây để đưa vào công thức nấu ăn. Hãy thử làm salad với táo, quả óc chó, dứa và xoài, và các loại trái cây khác. Sẽ rất ngon đấy!
5. Ăn nhiều rau
Mặc dù bạn có thể không thích, nhưng rau quả là một trong những nguồn vitamin và khoáng chất lớn nhất và là một số những thực phẩm lành mạnh nhất trên thế giới.
Nếu bạn không thích rau cải, hãy thử mua các loại khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy loại mình yêu thích, theo Step To Health.
6. Làm món nướng thay cho món chiên
Thực phẩm chiên rất phổ biến. Một số người có xu hướng chiên gần như tất cả mọi thứ.
Tuy nhiên, bạn nên cố gắng tìm những cách mới để chuẩn bị bữa ăn. Thay vì chiên, hãy thử nướng.
Điều này sẽ cho phép bạn ăn uống lành mạnh hơn. Bạn thậm chí có thể khám phá ra rằng bạn thích đồ nướng hơn đồ chiên!
7. Hạn chế bơ thực vật (margarine) khỏi chế độ ăn
Bơ là một chất béo không lành mạnh. Mặc dù cơ thể bạn cần chất béo, nhưng nó chỉ cần loại chất béo lành mạnh.
Do đó, nên hạn chế bơ hoặc thay thế bơ bằng dầu ô liu, dầu hạt cải hoặc dầu trái bơ trong các món ăn chế biến với bơ, để làm cho bữa ăn lành mạnh hơn, theo Step To Health.
8. Chỉ ăn các sản phẩm từ sữa ít béo
Bạn cần tiêu thụ các sản phẩm sữa vì chúng cung cấp canxi, vitamin và protein chất lượng cao. Tuy nhiên, tốt nhất là nên chọn loại ít béo.
9. Đọc nhãn sản phẩm
Đọc nhãn của thực phẩm đóng gói bạn mua quan trọng hơn nhiều so với bạn nghĩ.
Bạn cũng phải hiểu những gì bạn đang đọc. Một số thực phẩm được bán dưới dạng "ít đường" hoặc "không có đường" hoặc "tự nhiên" dễ gây nhầm lẫn.
Nắm rõ những gì thực sự có trong thực phẩm sẽ giúp bạn có những lựa chọn tốt nhất khi mua sắm.
10. Cắt giảm thực phẩm chế biến
Nên cắt giảm thực phẩm chế biến càng nhiều càng tốt.
Hãy nhớ rằng thực phẩm chế biến có chứa nhiều chất bảo quản có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe về lâu dài. Thực phẩm càng hữu cơ thì càng tốt.
11. Tự nấu ăn
Khi bạn tự nấu ăn, bạn biết chính xác những gì bạn thêm vào món ăn. Do đó, tự nấu ăn cho phép bạn kiểm soát các thành phần, số lượng, phương pháp chuẩn bị và thậm chí cả các điều kiện vệ sinh trong khi nấu.
Và một mẹo cuối cùng, hãy lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ hay chuyên gia, vì điều này sẽ cho phép bạn thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống và chăm sóc cơ thể của bạn, theo Step To Health.
Theo Thanh Niên
Bộ Y tế đề nghị ghi nhãn dinh dưỡng ở Việt Nam Những thông tin trên nhãn thực phẩm cho biết người sử dụng có đang ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tốt cho sức khỏe hay không. Ngày 19/4, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trương Đình Bắc cho biết, Việt Nam chưa có quy định bắt buộc về ghi nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm thực phẩm chế...