5 người trong đêm tự tử bằng chất độc, tỉnh táo đến lúc chết
Chỉ trong 1 đêm, 5 bệnh nhân ngộ độc được chuyển vào BV Bạch Mai cấp cứu do tự tử bằng loại chất kịch độc.
ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cho biết, hầu như ngày nào trung tâm cũng tiếp nhận ít nhất 1 ca ngộ độc thuốc diệt cỏ cháy paraquat.
Tuy nhiên những ngày gần đây, số bệnh nhân tăng lên, có ngày 2-3 ca, cá biệt có đêm 5 ca cấp cứu.
Mới nhất, bệnh nhân P.T.H.N (38 tuổi, Hải Dương) đã được gia đình xin về lo hậu sự do tình trạng quá nặng. Trước đó vào ngày 24/7, bệnh nhân tự uống 1 chai diệt cỏ Paraquat và 1 chai Butachlor để tự tử do mâu thuẫn gia đình.
Bệnh nhân ngộ độc điều trị tại BV Bạch Mai
Dù được gia đình phát hiện đưa ngay đến BV huyện cấp cứu, rửa dạ dày rồi chuyển tiếp tuyến trên nhưng do lượng độc quá lớn nên các bác sĩ không thể làm gì hơn.
Trường hợp khác là nữ bệnh nhân 42 tuổi ở Hưng Yên, uống Paraquat tự tử sau khi cãi nhau với bố mẹ. Dù đã được lọc máu, điều trị tích cực xong tiên lượng hết sức dè dặt.
Theo BS Nguyên, Paraquat là chất kịch độc. Số lượng ngộ độc loại thuốc này vào Bạch Mai cấp cứu không ngừng tăng qua từng năm, từ 300 ca năm 2014 lên 350 ca 2015 và đến 2016 tăng lên 450 ca.
Đáng tiếc, đến nay các nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam chỉ có thể khử độc Paraquat bằng cách rửa dạ dày, lọc máu, dùng thuốc giải độc và kết quả rất hạn chết. 70-90% bệnh nhân sẽ tử vong dù chỉ uống 1 ngụm 5ml.
Video đang HOT
Đặc biệt, trong khi các bệnh khác khiến bệnh nhân hôn mê, mệt mỏi riêng với ngộ độc paraquat, bệnh nhân tỉnh táo, đau đớn, vật vã cho đến lúc nhắm mắt. Đây cũng là điều ám ảnh các bác sĩ và người thân.
Trường hợp nặng có thể tử vong trong 2-3 ngày, đa phần tử vong trong 5- 7 ngày, thậm chí bệnh nhân tỉnh táo đến 3 tháng nhưng vẫn có thể chết do suy hô hấp.
Theo quyết định của Bộ trưởng NN&PTNT, từ 8/2/2019, thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4D và paraquat sẽ bị loại ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Theo tính toán, khi loại bỏ được paraquat, mỗi năm Việt Nam sẽ cứu được ít nhất 1.000 người tự tử bằng loại thuốc này.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet.vn
Sau đột quỵ, người đàn ông bị mất ngủ triền miên nhưng không ngờ cơ thể mắc căn bệnh đáng sợ này
Sau đột quy nhẹ, người đàn ông ngoài 50 tuổi thường xuyên bị đau đầu, khó ngủ có đêm thức trắng không ngủ được nhưng không ngơ la bi trâm cam.
5 ngày liên tiếp bệnh nhân không thể ngủ được
Thơi gian gân đây, ông Đ.V.C (52 tuổi) xuât hiên triêu chưng mât ngu. Ông C. chia sẻ, cách đây 3 tháng, ông có bị đột quỵ nhẹ và được gia đình đưa đi điều trị tại Bạch Mai. Sau khi bị đột quỵ, viêc dung thuốc khiến cho ông C. rơi vào tình trạng khó ngủ. Trong 5 ngày gần đây nhất, ông C. không thể ngủ được va thức trắng đêm.
"Tôi cảm thấy rất mệt mỏi vi không ngu đươc. Nhiều lúc tôi cũng nghĩ tới cái chết, nhưng thương vợ thương con cháu nên tôi lại cố gắng sống tiếp", ông C. nói.
Bệnh nhân C. đang điều trị bệnh trầm cảm sau đột quỵ.
Ông C. chia sẻ với bác sĩ nhiều thú vui trong cuộc sống của ông đã bị giảm sút, ông cảm thấy thường xuyên đau đầu nhưng không căng thẳng.
GS.TS Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 (Hà Nội) cho hay, bệnh nhân C. được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm. Nguyên nhân gây ra trầm cảm của bệnh nhân rất có thể là do đột quỵ hoăc do tuổi tác.
Măc cac bênh ly trên cơ thể dễ đối mặt với trầm cảm
Hiện nay, mọi người thường nhắc nhiều tới nguyên nhân trầm cảm do căng thẳng trong công việc, môi trường sống, những cú sốc stress, sau sinh... Rất ít người biết tới một nguyên nhân có thể gây ra trầm cảm la do cac căn bênh như: bệnh dạ dày, hen phế quản, dạ dày, khớp, nội tiết, tiểu đường...
Các bệnh lý cơ thể nếu thường xuyên tái đi, tái lại không được điều trị dứt điểm rất dễ cho người bệnh rơi vào tâm trạng lo âu, buồn phiền, lâu ngày tích tụ sẽ dẫn tới trầm cảm. Một số bệnh nhân sẽ không còn muốn sống va chọn cái chết để giải thoát cho bản thân.
Giáo sư Đức đã từng chứng kiến bệnh nhân mắc hen phế quản. Căn bênh nay khiên cho bênh nhân bi quan về sưc khoe nên đã rơi vào trầm cảm. Bệnh nhân luôn có tư tưởng muốn chết, nhiều lần tự sát nhưng không thành, sau đó gia đình đưa đi điều trị tâm thần. Sức khỏe của bệnh nhân hiện nay đã ổn định.
"Trầm cảm là căn bệnh rất dễ mắc, bất cứ ai cũng có nguy cơ bị mắc trầm cảm đặc biệt người có bệnh lý cơ thể thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ. Đối với các đối tượng có bệnh lý cơ thể cần phải tuân thủ điều trị bệnh lý theo chỉ định của bác sĩ. Phòng trầm cảm bằng cách có lối sống lành mạnh, lạc quan, dinh dưỡng tốt. Khi có những triệu chứng tâm lý bất thường như: mất ngủ, buồn chan, lo âu... nên đi khám sức khỏe tâm thần", GS. Đức khuyến cáo.
Sự tương tác giữa bệnh cơ thể và bệnh trầm cảm là một hiện tượng phức tạp, nhiều yếu tố sinh học, tâm lý học. Trầm cảm nguyên phát có thể xuất hiện cùng lúc với bệnh cơ thể mà không có liên hệ nhân quả. Trầm cảm thứ phát được coi là hậu quả của một bệnh cơ thể hoặc là phản ứng phụ của thuốc điều trị. Trầm cảm xảy ra cùng với một bệnh cơ thể cân được điều trị bằng các liệu pháp hóa dược phối hợp liệu pháp tâm lý.
Một số bệnh cơ thể gây ra triệu chứng trầm cảm hoặc làm tăng nguy cơ xuất hiện trầm cảm:
Bệnh về thần kinh: Parkinson, Huntington, đột quỵ, sa sút tâm thần, u não, chấn thường đầu, động kinh, chứng xơ cưng.
Nhóm bệnh nội tiết: tăng và giảm tuyến thượng thận, tăng và giảm tuyến giáp, tăng và giảm tuyến cận giáp, suy buồng trứng và tinh hoàn, suy tuyến yên.
Rối loạn tim mạch: nhồi máu cơ tim, bệnh lý cơ tim, suy tim.
Rối loạn chuyển hóa và huyết học: thiếu vitamin B12, giảm natri trong máu, tăng calcium trong máu, thiếu máu, bệnh bạch cầu...
Bệnh nhiễm virus khác: viêm gan, bạch cầu đơn nhân, AIDS...
Bệnh lý tự miễn: Lupus ban đo, vảy nến...
Các bệnh ung thư
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Bác sĩ Sài Gòn hợp sức cứu bệnh nhân tự tử trong viện Nam bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM đã tự dùng kéo đâm vào ngực, được bác sĩ phối hợp cứu sống. Ảnh minh họa Bệnh nhân 43 tuổi bị gãy xương đùi trái, nằm điều trị tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM chờ xếp lịch mổ. Chiều 8/7, người bệnh tự dùng...