5 người nhập viện, 1 người t.ử von.g sau bữa cơm trưa
Trong lúc ăn cơm trưa, nhóm người uống rượu ngâm rễ cây khiến 5 trường hợp nhập viện trong đó 1 người t.ử von.g.
Ngày 10/1, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Văn Huy, Chủ tịch UBND xã An Sinh, TP Đông Triều, Quảng Ninh cho biết trên địa bàn vừa xảy ra một vụ ngộ độc rượu khiến 5 người nhập viện.
Cụ thể, khoảng 11h ngày 9/1, một nhóm 6 người cùng nhau ăn cơm và lấy chai rượu ngâm rễ cây ra dùng. Trong đó 1 người không uống rượu. Đến 13h cùng ngày, 5 người uống rượu có biểu hiện chóng mặt, ngứa, hoa mắt và buồn ngủ. Cả 5 người được đưa vào Trung tâm Y tế TP Đông Triều để cấp cứu.
Khoảng 15h30 cùng ngày, anh L.Đ.V đã t.ử von.g.
“Ngay sau khi nhận tin, lực lượng chức năng đã tới kiểm tra, ghi nhận bữa cơm có canh, thịt kho và chai rượu ngâm rễ cây. Người dân ở đây nói rằng rượu ngâm rễ cây lá ngón”, ông Huy cho biết.
Video đang HOT
TP.HCM ghi nhận 1 ca t.ử von.g do sốt xuất huyết
Sở Y tế TP.HCM vừa ghi nhận 1 ca t.ử von.g do sốt xuất huyết, những tuần gần đây bệnh này có xu hướng tăng liên tục.
Chiều tối 23-11, Sở Y tế TP.HCM cho biết TP vừa ghi nhận 1 ca t.ử von.g do sốt xuất huyết.
Theo Sở Y tế, tính đến tuần 46, TP.HCM đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 27,8% so với cùng kỳ năm 2023 (16.636 ca) và là tỉnh,TP có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam, chiếm 25,0% tổng số ca mắc của khu vực.
Mặc dù số ca mắc giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc của TP có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã ghi nhận 1 trường hợp t.ử von.g do sốt xuất huyết.
Nếu tính cả khu vực phía Nam, số ca mắc bệnh năm nay đều thấp hơn năm ngoái.
Theo số liệu giám sát của Viện Pasteur TP.HCM, số ca mắc sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm đến tuần 45 năm 2024 của khu vực phía Nam là 44.980, giảm 26,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Số ca sốt xuất huyết tại TP.HCM có xu hướng tăng liên tục. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Qua giám sát các điểm nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (HCDC) đã ghi nhận các điểm nguy cơ có lăng quăng. Nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết xuất hiện ở khắp nơi và gắn liền với nếp sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, hiện diện ở mọi nơi từ nội thành đến ngoại thành và ở tất cả các quận huyện, phường xã.
Vì vậy, Sở Y tế nhận định nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng nếu chúng ta không có những biện pháp quyết liệt.
Gần đây, vaccine sốt xuất huyết đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Tạo miễn dịch chủ động bằng vaccine là một biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ nhập viện và bệnh nặng.
Sở Y tế cho rằng tiêm chủng vaccine sốt xuất huyết là một phần trong giải pháp tổng thể phòng chống sốt xuất huyết. Các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, phòng ngừa muỗi đốt cần được duy trì thường xuyên ngay cả khi đã tiêm chủng vaccine.
Việc kiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết rất cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các cơ quan đơn vị và từ mỗi gia đình. Để tăng cường phòng chống sốt xuất huyết trong những tháng cuối năm, Sở Y tế đề nghị các trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế phường xã điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết triệt để trên địa bàn.
Các đơn vị cần theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn để đưa ra hướng xử lý kịp thời và hiệu quả không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng. Bên cạnh đó, việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ điểm nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn cũng cần được đồng thời thực hiện.
Sở Y tế cũng đề nghị các UBND quận huyện, phường xã tiếp tục triển khai quyết liệt các hoạt động như duy trì loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống dịch và xử phạt vi phạm hành chính trong phòng chống dịch bệnh.
Ngành giáo dục cần tăng cường các hoạt động phòng chống dịch trong trường học, đặc biệt không để phát sinh vật chứa nước phát sinh lăng quăng, muỗi; đồng thời thực hiện các biện pháp giám sát bệnh trong trường học cũng như kỹ năng truyền thông cho phụ huynh.
Đối với các sở, ban ngành, Sở Y tế lưu ý cần phải chủ động triển khai hoạt động phòng chống sốt xuất huyết trong cơ quan, đơn vị và trong phạm vi mình quản lý.
Nguy cơ sốt xuất huyết xuất hiện rải rác khắp nơi, chỉ cần một vật đọng nước vài ngày cũng sẽ thành nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh. Vì vậy, trong mỗi hoạt động của mỗi ban ngành cần có đán.h giá tác động đến môi trường xung quanh, đến nguy cơ phát sinh dịch bệnh để từ đó có biện pháp giải quyết căn cơ.
Các đoàn thể cần tùy đối tượng đoàn viên, hội viên để lựa chọn nội dung phòng chống dịch phù hợp và lồng ghép vào các buổi sinh hoạt đoàn thể nhằm thay đổi hành vi của đoàn viên, hội viên cũng như tham gia các chiến dịch vận động cộng đồng do chính quyền địa phương phát động.
Điều quan trọng nhất là mỗi cá nhân, gia đình cần chủ động tìm và loại bỏ các vật chứa có khả năng phát sinh lăng quăng. Khi trong gia đình có người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp.
7 học sinh chọc tổ ong đất, một em bị đốt t.ử von.g Trên đường đi học về, 7 em học sinh chọc tổ ong đất bên đường và bị đốt. Hậu quả làm 1 em t.ử von.g, các em còn lại đang được cấp cứu tại bệnh viện. Ngày 14/9, ông Sầm Văn Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, đơn vị đang điều trị cho 4 em học...