5 người gặp phản ứng phụ khi tham gia thử nghiệm 2 loại vaccine Covid-19 hàng đầu tại Mỹ
Cả 5 người tham gia thử nghiệm cho biết họ bị sốt cao, đau nhức cơ thể, đau đầu, kiệt sức suốt cả ngày và các triệu chứng khác sau khi tiêm.
5 trong số những tình nguyện viên người Mỹ tham gia thử nghiệm giai đoạn cuối loại vaccine ngừa Covid-19 tiềm năng của hai hãng Moderna và Pfizer đã bắt gặp các phản ứng phụ.
Trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC ngày 1/10, cả năm người tham gia thử nghiệm cho biết họ bị sốt cao, đau nhức cơ thể, đau đầu, kiệt sức suốt cả ngày và các triệu chứng khác sau khi tiêm.
Trong số đó, 3 người thử nghiệm vaccine của Moderna và 2 người thử nghiệm vaccine của Pfizer, đều cho rằng những cảm giác khó chịu mà họ phải trải qua là đáng giá để tự bảo vệ bản thân chống lại virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Luke Hutchison, một nhà sinh vật học 44 tuổi ở bang Utah, cho biết ông nằm liệt giường với cơn sốt hơn 101 độ F (38,3 độ C), run rẩy, ớn lạnh, đau đầu dữ dội và khó thở sau khi tiêm liều thứ hai loại vaccine của Moderna . Tuy nhiên, tình trạng nóng sốt chấm dứt trong khoảng 12 tiếng.
Một người khác, đang tham gia thử nghiệm vaccine của Pfize, cũng thức dậy với cảm giác ớn lạnh, run rẩy đến mức nứt một chiếc răng sau khi sử dụng liều thứ hai.
Mặc dù có thể một số triệu chứng được mô tả có thể là do một căn bệnh không liên quan, Moderna và Pfize từng nói rằng một số người tham gia thử nghiệm vaccine giai đoạn một của họ đã trải qua các triệu chứng như mắc bệnh Covid-19 thể nhẹ./.
Chuyên gia Nga bảo vệ cách sản xuất vaccine Covid-19 như 'thời chiến'
Nga lên kế hoạch công bố kết quả sơ bộ của thử nghiệm vaccine Sputnik V sau 6 tuần theo dõi, đẩy nhanh tốc độ trong cuộc chạy đua toàn cầu.
Ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Viện Gamaleya, phụ trách điều chế vaccine ngừa Covid-19 của Nga, nói với Reuters rằng tốc độ phát triển vaccine là rất quan trọng trong điều kiện "thời chiến", ám chỉ đại dịch Covid-19, nhưng không có nghĩa là bất cứ công đoạn nào bị bỏ qua.
Nga đã đẩy nhanh việc thử nghiệm vaccine tiềm năng với việc tiêm chủng đại trà trên những người tình nguyện, song song tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, điều này làm dấy lên lo ngại từ một số nhà quan sát, cho rằng Moscow đang coi trọng uy tín quốc gia hơn tính an toàn và bền vững của vaccine.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya của Nga, ông Alexander Gintsburg. Ảnh: Reuters.
"Mọi người đang chết đi như trong một cuộc chiến", ông Gintsburg nói trong khi cầm trên tay mẫu đựng vaccine trong suốt. "Nhưng tốc độ sản xuất nhanh chóng này không đồng nghĩa với việc bỏ qua điều gì đó, như một số hãng truyền thông lan truyền. Không đời nào có chuyện đó".
Ông Gintsburg cho biết nhóm nghiên cứu đã ấn định thời hạn chặt chẽ cho việc sản xuất, cũng như tuân thủ mọi hướng dẫn về kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của Sputnik V.
Kết quả sơ bộ dự định được công bố sau 42 ngày theo dõi các tình nguyện viên. Điều này có nghĩa Nga có khả năng cao trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công bố dữ liệu về giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, hay được biết đến là Giai đoạn III.
Ông Gintsburg cho biết cho đến nay không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận trong quá trình thử nghiệm Giai đoạn III, chỉ có 14-15% tình nguyện viên gặp phải các tác dụng phụ nhỏ, nhưng đã được dự đoán trước.
Người đầu tiên trong số 5.000 tình nguyện viên đã được tiêm chủng vào ngày 9/9, tức kết quả sơ bộ có thể được công bố khoảng sau ngày 21/10. Quỹ tài sản quốc gia Nga, nơi đầu tư cho sản xuất vaccine, cho biết họ dự kiến công bố kết quả thử nghiệm sơ bộ vào tháng 10 hoặc 11.
Trong khi đó, một số nhà phát triển phương Tây đã tiến hành thử nghiệm giai đoạn cuối trên vaccine của họ quá 42 ngày nhưng vẫn chưa công bố bất kỳ kết quả sơ bộ nào.
Giám đốc viện nghiên cứu của Nga cho rằng lợi ích cộng đồng là lý do chính đáng để công bố kết quả sơ bộ sau 42 ngày. Theo ông, kết quả này nói lên bản chất chung của vaccine. "Đối với tôi, có thể thời hạn này quá ngắn. Nhưng với những người quan tâm đến việc dịch bệnh tiến triển thế nào thì đã là quá lâu rồi".
Ông Gintsburg cho biết các tình nguyện viên sẽ được theo dõi trong 180 ngày sau khi người cuối cùng trong số 40.000 người tham gia được tiêm chủng. Sau 6 tháng, nhóm nghiên cứu của ông sẽ công bố kết quả cuối cùng trên tạp chí quốc tế.
Kết quả thử nghiệm Giai đoạn I của Nga đã được hội đồng chuyên gia thẩm định và công bố trên The Lancet - tạp chí y khoa danh tiếng của Anh.
Ca tái nhiễm nCoV làm lung lay niềm tin vaccine Nhóm nhà khoa học cho biết ca tái nhiễm nCoV có thể ảnh hưởng đến các loại vaccine được nghiên cứu phát triển dựa trên chủng virus ở Vũ Hán. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm chuyên gia của Trung tâm Y tế Thụy Điển tại Mỹ, trên bệnh nhân 60 tuổi ở Seattle. Người này từng mắc Covid-19 hồi tháng 3,...