5 năm mới dám xin về Tết ngoại, bố chồng nói một câu khiến tôi sững người
Cho đến ngày Tết tôi mới thấu nỗi khổ lấy chồng xa.
5 năm ròng, chị chưa một lần được về ngoại đón Tết (ảnh minh họa)
Tết là ngày gia đình quây quần bên mâm cơm ấm cúng, ngày trẻ con mừng rỡ khi nhận lì xì, ngày bạn bè, người thân gặp nhau, tay bắt mặt mừng hỏi han về một năm đầy biến đổi.
Nhưng với người con gái lấy chồng xa, Tết lại không vui trọn vẹn đến thế. Sau những lúc vui vầy bên gia đình chồng, họ ngậm ngùi hướng về nhà đẻ.
Chị Thanh (32 tuổi, kế toán, quê Hải Phòng) không ngờ ngày lên xe hoa về nhà chồng lại là ngày từ biệt cái Tết quê mẹ. Chị lấy chồng Vĩnh Phúc, cách hơn trăm cây số. Không phải đường xá quá xa xôi, cũng không phải thiếu điều kiện đi lại nhưng 5 năm ròng, chị vẫn chưa được một lần về ngoại đón Tết.
Vợ chồng chị làm kế toán ở thị xã Hương Canh, mua đất làm nhà ở đó. Ông bà nội ở cùng vợ chồng người con trai thứ hai, hai chị gái lấy chồng cùng làng nên nhà cửa lúc nào cũng đông vui.
Kể từ lúc có nhà riêng, vợ chồng chị thường về quê đón Tết với ông bà nội ngày 30, mùng 1, rồi mùng 2 lại về nhà. Rảnh rang là vậy nhưng bố mẹ chồng chị luôn tìm cách ngăn cản con cái về quê ngoại.
Video đang HOT
Năm đầu tiên, bố chồng lấy lý do chị là dâu mới, phải ở nhà ra mắt bà con, đến mùng 5 Tết mới được về Hải Phòng. Khi ấy đã hết Tết. Năm thứ 2, thứ 3 thì lấy lý do chị bầu bí rồi con nhỏ, khuyên hai vợ chồng tránh đi lại. Có năm, chị và con phải về nhà nội suốt mấy ngày Tết, chỉ có chồng chị đánh xe về ngoại gửi lễ rồi đi luôn.
Tết năm nào chị cũng chúc Tết bố mẹ bằng cuộc điện thoại ngắn ngủi rồi sau đó là dòng nước mắt chảy dài. Bố mẹ chị sinh được 4 cô con gái, 3 người lấy chồng cùng làng nhưng vẫn phải lo việc gia đình, nhiệt tình săn sóc đến đâu cũng không thể đến đón Giao thừa cùng bố mẹ đẻ. Còn chị thì lấy chồng xa…
Tết năm ngoái con cái đã lớn, nhà lại sắm được xe riêng nên chị “đánh liều” xin bố chồng cho về ngoại ăn Tết. Chị biết đây là việc cực khó bởi kể từ lúc vợ chồng có nhà riêng, bố chồng chị đã quán triệt: “Mùng 2 về Hương Canh nhưng đi đâu, làm gì cũng phải xin phép. Đừng để lúc tao xuống chơi mà thấy nhà đóng cửa bỏ đấy, tự ý đưa nhau về ngoại”.
Kiên quyết là vậy nhưng phải đến 24 tháng Chạp, khi đã chuẩn bị Tết xong xuôi cho nhà chồng, biếu thêm ông bà nội 10 triệu, chị mới dám mở lời. Ai dè bố chồng giật nảy như con dâu vừa nói hỗn, rồi nói xa xả: “Con cháu nhà này không thiếu cơm thiếu gạo mà phải đi ăn nhờ, ăn ké nhà khác”.
“Tôi không bao giờ dám quên ngày hôm đó, bố chồng ngồi sập gỗ, em trai, em dâu ngồi bên giường. Tôi không kìm được mà khóc nấc lên. Nhà khác là nhà nào? Đó là nhà bố mẹ tôi, nhà ông bà ngoại của các con tôi. Đời này làm gì có chuyện, lấy con dâu về là bắt nó phải bỏ Tết nhà ngoại”, chị ấm ức.
Nhưng trời chẳng chịu đất thì đất chịu trời, chị vẫn phải vui vẻ mà đón Tết nhà chồng. Nhìn bố mẹ chồng có cả bầy con, bầy cháu vây quanh đêm Giao thừa, nghĩ về bố mẹ mình chị lại chạnh lòng.
Vẫn là những cuộc điện thoại đầy nước mắt với bố mẹ. Vẫn là những lời trấn an: “Bố mẹ không sao, mai các cháu ngoại lại đến đầy nhà. Con bận việc thì thôi, Tết sau sắp xếp về là được” nhưng đêm Giao thừa đó chị thực sự xót xa. Bởi chị biết, “Tết sau” chính là lời hẹn chẳng thể thực hiện.
Theo danviet.vn
Đau đầu Tết ở nhà nội hay về nhà ngoại
Với quan niệm truyền thống đã có từ lâu "lấy chồng phải theo chồng" đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người dân Việt, có rất nhiều người phụ nữ vẫn phải lặng lẽ giấu những nỗi buồn, nỗi nhớ về cái Tết trong vòng tay cha mẹ...
Nhưng, để có một điều ước thì bất cứ ai cũng đều mong vào một ngày gần nhất họ được trở về đón một cái Tết đầm ấm, trọn vẹn bên người thân ruột thịt.
Chị Võ Thị Xuân, ngụ quận 6, TP.HCM tâm sự: "Quê tôi ở Kon Tum, chồng lại ở Phú Yên, vợ chồng tôi làm ăn ở Sài Gòn. Nhớ năm đầu tiên lấy nhau về, không lường trước được việc ăn Tết bên nào lại phức tạp như vậy nên vợ chồng tôi giận nhau to và quyết định ở lại thành phố. Cuối cùng giáp Tết buồn và nhớ quê quá nên tự mỗi người đón xe về quê ăn Tết".
Mặc dù mới lấy chồng 2 năm nhưng chị Vũ Thảo Linh (Hưng Yên) cũng tâm sự rằng: "2 năm tôi đi lấy chồng thì cũng là 2 năm tôi chưa được đón Tết cùng mẹ, thực sự cũng rất nhớ nhà và muốn về nhà đón Tết cùng mẹ. Thế nhưng, tôi cũng chỉ có thể về thăm mẹ khi đã lo xong việc bên nhà nội".
Không những thế, chỉ riêng với nhiều gia đình, Tết nội hay Tết ngoại đã trở thành một "trận chiến" đối với nhiều gia đình.
Anh Hồng Anh (Thạch Thất, Hà Nội) than thở, quê anh và nhà vợ chỉ cách nhau gần 40 km. Nhà ngoại ở trung tâm Hà Nội và suốt 3 Tết rồi, vợ anh luôn muốn ở lại đón giao thừa tại Thủ đô, mùng một mới về quê chồng.
"Mình đã chiều vợ mấy năm rồi, cũng phân tích cho cô ấy hiểu như vậy là làm khó chồng. Năm nào mùng một thì gia đình các chị em gái, anh trai cũng tập trung ở nhà mình ăn uống rồi đi chúc Tết. Mọi năm, khi mọi người đã đến đông đủ, hai vợ chồng mình mới vác mặt về, bố mẹ không hài lòng, cả nhà cũng nói ra nói vào mãi", anh Bách kể.
Năm nay, nghĩ vợ đã hiểu chuyện và tự động cùng chồng về quê ngay sau ngày được nghỉ Tết nên khi nghe chị bày tỏ ý định ở lại đêm giao thừa nhà bố mẹ đẻ, anh đã vô cùng tức giận. "Cô ấy thực sự không biết điều. Từ mấy hôm nay tôi không thèm nói với vợ câu nào", anh nói.
Ảnh minh họa.
Ngày nay, nhiều phụ nữ hiện đại không muốn sống chung với nhà chồng. Bởi họ cho rằng hôn nhân là việc của hai người cảm thấy yêu thương, hòa hợp muốn gắn bó xây dựng tổ ấm riêng, chứ không phải rước dâu về để có thêm người hầu hạ. Tuy nhiên, Tết vui vầy cùng cha mẹ, anh chị em vốn là truyền thống lâu đời của người Việt, và bên nào cũng muốn được ăn Tết cùng gia đình, do đó cần thiết phải bàn bạc, đưa ra một giải pháp chung nhất để tránh tranh cãi.
Chuyên gia tâm lý Trần Thị Ngọc Lan trả lời trên một trang báo: "Hôn nhân ngoài tình yêu còn là trách nhiệm, việc về nhà chồng, hay nhà vợ ăn Tết là trách nhiệm của cả hai bên chứ không riêng gì phụ nữ phải chịu thiệt thòi. Thế nên, dẫu hoàn cảnh thế nào, thì vợ và chồng cũng nên chia đều khoảng thời gian nghỉ Tết của mình để vui vầy bên cha mẹ người thân".
Nhiều gia đình chọn cách một năm ăn Tết quê chồng, một năm ăn Tết quê vợ. Những gia đình gần nhau thì thống nhất chia đôi ngày nghỉ, một nửa bên ngoại, một nửa bên nội, hay ai về nhà nấy... Chuyên gia tâm lý Ngọc Lan cho biết thêm: "Dù có dùng cách nào đi chăng nữa, cũng là thỏa thuận của cả hai bên, để cả vợ và chồng đều hài lòng vừa ý. Và một khi đã thống nhất giải pháp, thì cùng nhau thực hiện. Đừng tùy hứng, hơn thua để xảy ra tranh cãi mà dịp Tết mỗi năm mới có một lần lại mất vui".
Ai cũng có cha mẹ, quê xứ, đó là thứ tình cảm thiêng liêng của mỗi người mà đối phương phải tôn trọng. Cần bình tĩnh nhường nhịn, nghĩ một chút cho nhau thì Tết sẽ đầm ấm yên vui cho cả hai bên nội ngoại.
Phương Nghi (t/h)
Theo giadinh.net.vn
Mạnh tay chi tiền để sắm Tết cho nhà chồng, tôi chẳng những không được khen mà còn bị mắng thế này Nghe bố chồng mắng, tôi chẳng biết nói gì hơn bởi rõ ràng mua sắm cũng chỉ để cho trong nhà thôi chứ có phải cho mình tôi đâu. Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố. Nhà tôi chỉ có một mình tôi là con gái lại con út nên từ nhỏ đã được cưng chiều. Thực ra gia đình tôi...