5 năm hôn nhân sống trong nước mắt, chồng chỉ nói với vợ một câu “nhịn đi” và cái kết đắng ngắt
Đặt tờ giấy ly hôn xuống bàn, Ngân quyết đoán: “Nhịn đi, rồi mình ly hôn!”. Tiếp đến cô lập tức xách vali quần áo đã chuẩn bị sẵn rồi bước ra khỏi cánh cửa ngôi nhà ấy.
Ngày mới quen Hưng, Ngân phải lòng anh vì sự chu đáo, yêu thương gia đình, hiếu kính với mẹ. Cũng vì câu nói: “Anh muốn chúng ta về chung nhà để phụng dưỡng mẹ cho tiện”, Ngân gật đầu nhận lời cầu hôn. Người ta cứ tưởng rằng sự xứng đôi vừa lứa, hai bên yêu thương nhau là sẽ có được gia đình hạnh phúc.
Nào ngờ đâu bước chân về nhà chồng cô mới thấy, mọi chuyện đều không đơn giản như mình tưởng. Bởi trước đó mẹ của Hưng đã có ý định bắt con trai lấy một cô gái mà bà “nhắm” ngay gần nhà. Thế nên sự xuất hiện của Ngân chính là thứ khiến bà không chút nào vừa ý.
Ngay từ những ngày đầu về làm dâu, Ngân đã phải động viên bản thân rất nhiều vì biết mẹ chồng là người khó tính. Ngoài việc không có thiện cảm với con dâu cho tới việc bà luôn nhắc đến “dâu thành phố” là Ngân đã biết mình sẽ gặp không ít sóng gió khi bước chân vào cuộc sống gia đình. Chính vì vậy cô luôn cố gắng giữ ý tứ và lễ nghĩa nhất định để không phận ý của bà.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng vợ chồng son như đôi chim sẻ, Ngân với chồng quấn quýt nhau cả ngày không hết chuyện. Đến lúc đi ra ngoài thăm bà con cô bác, hai vợ chồng cười đùa vui vẻ thì mẹ chồng khó chịu ra mặt nói: “Ngoài đường chứ không phải phòng riêng của hai đứa đâu mà tự nhiên quá vậy. Cười cười nói nói cũng phải đúng nơi, đúng lúc”.
Hưng thấy mẹ khó chịu vô lý liền đáp: “Thì nhà cũng có ai đâu, tụi con là vợ chồng chứ có phải là hồi còn yêu nhau đâu mà mẹ sợ người ngoài đánh giá?”. Nghe thấy con trai bênh con dâu, bà một mạch đi thẳng chẳng đáp chẳng rằng.
Càng tiếp xúc nhiều bà càng thấy không ưa con dâu và tìm đủ mọi cách bắt bẻ. Hết việc dọn dẹp nhà của tới nấu cơm, chợ búa bà đều nói con dâu “không biết làm gì”. Đỉnh điểm là mỗi lần Ngân mắc phải những lỗi lầm nhỏ, mẹ chồng đều phóng đại lên và kể lể với hàng xóm, láng giềng.
Có lần chính tai cô thấy mẹ chồng rỉ tai với hàng xóm: “Bảo thằng Hưng nó lấy cái Lý có phải đỡ hơn không? Vừa chăm chỉ làm lụng, tiền đưa hết cho bố mẹ chi tiêu. Tự dưng vớ phải dâu thành phố, đi làm cũng chẳng đưa cho tôi đồng nào để chi tiêu. Nội trợ thì vụng tay hay mắt”.
Video đang HOT
Nghe xong câu chuyện, Ngân ấm ức không nói lên lời, định bụng nói ngay với chồng. Vì hàng tháng, cô cùng chồng vẫn trích ra 5 triệu để đưa cho bà tiện chi tiêu đám xá. Thỉnh thoảng bà bí tiền hỏi, Ngân còn phải rút tiền quỹ tiết kiệm để đưa cho. Ấy vậy mà bà lại nói là con dâu không đưa được đồng nào.
Tối đó, cô vừa nói đầu đuôi câu chuyện thì Hưng liền khó chịu ra mặt, quát lớn: “Có vậy mà hai mẹ con cũng xích mích, em không biết đường mà nhịn đi à?”. Ngân thấy vậy thì khóc tức tưởi vì tổn thương.
Những tháng sau đó, liên tiếp những câu “nhịn đi” của anh khiến cuộc sống hôn nhân trở nên ngột ngạt. Đến tận lúc cô sinh con, bị mẹ chồng khắc nghiệt đay nghiến vì sinh con gái, Ngân cũng ngậm ngùi nín nhịn trong nước mắt. Đến khi đứa con đã lớn hẳn, mẹ chồng càng ngày càng ghét cô ra mặt thì hôn nhân cũng được ngót nghét 5 năm.
Ảnh minh họa.
Hôm đó, khi cô vừa tan sở, mẹ chồng vừa thấy bóng dáng cô về đến nhà bèn hoạnh họe: “Đi đâu mà đến tận 6 giờ tối cô mới vác mặt về. Định để gia đình này nhịn đói đợi cô đấy à?”. Ngân nghe mẹ chồng nói, không đáp gì thêm, bước chân vào trong nhà thì mẹ chồng liền túm lấy tay cô lôi lại: “Cô khinh không thèm nói hay giả điếc thế? Cô làm dâu chứ không phải bà hoàng.”
Ngân nghe xong, quay sang: “Mẹ làm mẹ chồng, chứ không phải là dì ghẻ. Sao cái gì mẹ cũng thấy không ưng mắt, vừa lòng?”. Nghe con dâu nói xong, mẹ chồng liền được nước làm ầm mọi chuyện lên, Hưng từ phòng chạy ra, không biết thế nào đã một mực bênh mẹ chằm chặp. Ngân cười nhạt, đi thẳng vào phòng, một lúc sau thì trở ra phòng khách, nơi cả chồng và mẹ chồng đang ngồi.
Đặt tờ giấy xuống bàn, Ngân quyết đoán: “Mình ly hôn, em nhịn hết nổi rồi!”. Tiếp đến cô lập tức xách vali quần áo đã chuẩn bị sẵn rồi bế cả đứa con bước ra khỏi cánh cửa ngôi nhà ấy. Mặc phía sau bà mẹ chồng tru tréo và gã chồng lặng người nhìn theo. Thực sự 5 năm hôn nhân này, Ngân đã chịu đựng quá đủ rồi!
Theo afamily.vn
Tôi hối hận vì đã ngăn cản ba đi bước nữa
Lần gần nhất về quê, tôi thấy ba thui thủi trong căn nhà gỗ. Ông khoe rằng mới xin một chú mèo nhỏ để bầu bạn. Tôi nghe ba nói mà ứa nước mắt hối hận.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Tiền Giang - một vùng quê nghèo, chủ yếu lấy nông nghiệp làm nền tảng sống. Năm tôi được 7 tuổi thì mẹ qua đời trong một lần bệnh nặng. 7 tuổi, tôi chưa biết gì nhiều nhưng nhìn người ta đến khóc mẹ, nhìn mẹ nằm đó một chỗ, tôi cũng khóc theo.
Những tháng ngày sau đó, ba một mình nuôi tôi. Ngoài ra, tôi cũng được ông bà nội ngoại, bà con hai bên bảo bọc nên được lớn lên trong tình yêu thương dù thiếu dáng hình của mẹ. Cứ thế, tôi đủ đầy về vật chất, tinh thần, học hành không thua kém ai trong suốt những năm cấp một, cấp hai. Ba tôi vừa là người cha, vừa là người mẹ, vừa là người bạn tinh thần quan trọng của tôi. Có chuyện gì tôi cũng chia sẻ với ông, thậm chí có những khi tới ngày, ba lật đật vừa mua đồ con gái cho tôi, vừa chăm sóc, nấu nướng. Tôi cảm thấy vô cùng yêu quý và tôn trọng ba mình.
Cho đến khi lên cấp 3, tôi bắt đầu ăn diện nhiều hơn, đã có những lời tán tỉnh ra vào và lờ mờ bước chân vào chuyện tình cảm, hiểu sơ sơ thế nào là mối quan hệ trai gái. Ba tôi thì vẫn vậy, ngoài con gái ra, dường như ba chẳng có niềm vui nào khác. Trong khi đó, tôi có nhiều bạn bè hơn và cũng mải chơi hơn, ít sà vào lòng ông như trước.
Ba luôn yêu thương tôi suốt những năm tháng thơ bé. Ảnh minh họa
Một tối nọ, khi đang ngủ thì tôi giật mình thức giấc. Tỉnh dậy, nhìn ra phòng khách không thấy ba đâu, tôi hơi lo. Nghĩ rằng ba đi vệ sinh, tôi thấp thỏm chờ thêm 10 phút nữa, vậy mà chờ mãi không thấy tiếng chân ông bước vào nhà. Tôi lo ông có chuyện gì nên bước ra ngoài xem thử. Vừa bước ra hiên nhà, tôi sững người khi thấy ba đang ngồi bên cạnh một người phụ nữ. Cánh tay ba choàng lên vai bà. Tôi đứng như trời trồng.
Từ sau hôm ấy, tôi ít nói chuyện với ba hẳn. Ông cũng ngờ ngợ nhận ra sự thay đổi của tôi. Rồi tôi cố tình để ý, hóa ra người ba thích là người đàn bà từ ngoài Bắc vào thăm bà con, cách nhà tôi chỉ ba căn. Cô ấy thua ba tôi 3 tuổi, rất hiền và ít nói. Sự ghen tị trong tôi trỗi dậy. Có phải là ba tôi đã quên mẹ? Có phải là ba tôi sẽ sớm cưới vợ mới, rồi tôi sẽ có một dì ghẻ trong nhà. Nghĩ đến đó, tôi càng không chấp nhận người phụ nữ lạ.
Một đêm nữa, tôi lại bắt gặp ba chờ tôi ngủ rồi đi gặp người đàn bà đó. Họ dựa vào nhau, tâm sự. Có lẽ sự giấu giếm bao lâu đã làm ba tôi nhớ nhung người phụ nữ ấy. Họ ôm nhau, tôi đứng ngay đó, thét lên giận dữ: Ba!
Ba tôi giật mình, người đàn bà kia bối rối. Tôi chạy về nhà, nằm trong phòng rấm rứt khóc. Mặc dù chẳng nói câu nào với ba, nhưng ông thừa hiểu tôi không chấp nhận mối quan hệ này. Hôm sau, tôi chủ động gặp người đàn bà đó, nói rành rọt trước mặt bà con của cô ấy: "Từ nay cô đừng tìm ba con nữa. Con không thích cô".
Có lẽ vì câu nói đó của tôi mà người đàn bà đã quay trở ra Bắc chỉ nửa tuần sau đó. Ba tôi buồn rười rượi, ông vẫn thương và chăm lo cho tôi nhưng ít nói hẳn.
Rồi tôi lên Sài Gòn học. Một thời gian sau tôi kết hôn, cùng chồng sống ở đó luôn. Khoảng vài tháng tôi mới về quê thăm ba. Ông ở một mình, chỉ mong vợ chồng chúng tôi tranh thủ ghé về.
Tôi hối hận vô cùng vì đã cản ông đi bước nữa. Ảnh minh họa
Kết hôn rồi tôi mới nhận ra con người ai ai cũng cần có người bầu bạn xiết bao. Chồng tôi đi công tác chỉ vài ngày, để tôi một mình thôi cũng khiến tôi tủi thân vô cùng. Những lúc ấy tôi mới thấy mình ích kỷ với ba, thấy hối hận vì năm xưa không để ba đi bước nữa.
Những lần trở về nhà, tôi thấy ba ngày càng già yếu, tôi đã có gia đình nhỏ, lại ở thành phố nên chẳng thể thường xuyên chăm sóc ông. Giá mà năm đó tôi để ba đến với người phụ nữ đó. Giá mà tôi hiểu chuyện hơn.
Lần gần nhất về quê, tôi thấy ba thui thủi trong căn nhà gỗ. Ông khoe rằng mới xin một chú mèo nhỏ để bầu bạn. Tôi nghe ba nói mà ứa nước mắt hối hận. Tôi khẽ bảo: Hay là ba tìm một người, đi bước nữa nhen ba!
Ông mỉm cười, chỉ nói một câu lặng lẽ: Ba già rồi.
Tôi bật khóc, đến lúc này tôi mới ân hận vô cùng vì hành động nông nổi của mình năm xưa. Người phụ nữ thương ba đã không còn ở đây nữa. Tôi ước gì khi xưa mình cảm thông cho cảm xúc của ông. Tôi thật quá ích kỉ mà!
Ngọc.N (TP.HCM)
Theo phunuonline.com.vn
Chồng bỗng tâm lý bảo vợ con về ngoại ăn Tết, lúc phát hiện ra nguyên nhân vợ đau khổ uất nghẹn Khi Huân vui vẻ bảo năm nay dì Nga lấy chồng, sợ ông bà ngoại ăn Tết buồn nên đưa vợ con về ngoại sớm, cô ngạc nhiên khoe khắp nơi vì chồng tâm lý. Thu kết hôn với Huân đã 10 năm. Lúc yêu anh là người tình cảm, tâm lý và chu đáo. Sau khi cưới anh như biến thành con...