5 năm đi đòi lại nhà ‘bỗng dưng’ bị bán, thế chấp
Thực tế có rất nhiều vụ ‘nhà bỗng dưng bị bán, thế chấp’ nhưng đa số đều chưa được giải quyết và chủ nhà đang phải chờ công an, hoặc tòa xác minh, làm rõ.
Ngày 19.6, Báo Thanh Niên đăng bài Chính chủ đi đòi nhà “bỗng dưng” bị bán, thế chấp phản ánh trường hợp hy hữu chính chủ đòi lại được nhà sau 7 năm khởi kiện. Nhiều bạn đọc, cũng như luật sư cho rằng chủ nhà trong vụ án Báo Thanh Niên đề cập khá may mắn.
Bởi, thực tế có rất nhiều vụ tương tự, nhưng đa số đều chưa được giải quyết và chủ nhà đang phải chờ công an, hoặc tòa xác minh, làm rõ.
Trong khi chính họ vừa mất tài sản, vừa kiệt quệ về tài chính; hoặc có trường hợp bắt được kẻ lừa đảo và được tuyên bồi thường toàn bộ thiệt hại nhưng không biết khi nào được bồi thường.
Bị tráo sổ đỏ
Chẳng hạn, trường hợp của bà Nguyễn Diễm Lan (ngụ tại căn nhà số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.Gò Vấp, TP.HCM) tương tự như bà Hồ Thị Huệ (được tòa tuyên Eximbank phải trả lại sổ đỏ, mà Báo Thanh Niên đề cập).
Theo đơn tố cáo gửi Công an Q.Gò Vấp, Công an TP.HCM cũng như đơn yêu cầu độc lập của bà Lan tại TAND Q.5, giữa tháng 6.2016, bà Lan đăng báo và treo bảng bán căn nhà trên. Sau đó cũng có nhiều người đến xem nhà, xin bản photo giấy tờ nhà. Bà Lan cung cấp bản photo giấy tờ nhà cho người xem và môi giới.
Căn nhà số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.1, Q.Gò Vấp. Ảnh PHAN THƯƠNG
Video đang HOT
Ngày 12.7.2016, một người tên Thu đến đồng ý giá mua hơn 5,4 tỉ đồng, đặt cọc 30 triệu và hẹn 10 ngày sau ký hợp đồng mua bán và trả toàn bộ tiền còn lại. Thấy người mua có thiện chí, nên khi người này đề nghị tháo bảng bán nhà xuống, đưa bản chính giấy tờ nhà, CMND, hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bà Lan để họ kiểm tra xem bà Lan có phải chính chủ căn nhà hay không, bà Lan đều đồng ý và hỗ trợ.
Hai ngày sau, người tên Thu nói rằng, cần vay ngân hàng 1 tỉ đồng để có tiền mua nhà nên nhờ bà hỗ trợ cho cán bộ ngân hàng đến thẩm định tài sản. Bà Lan đồng ý, song đến thời hạn công chứng (22.7.2016), người này gọi điện nói rằng ngân hàng không cho vay tiền nên không thể mua nhà và chịu mất cọc 30 triệu đồng.
Đến tháng 9.2016, bà Lan và người mua nhà mới ra Phòng công chứng làm hợp đồng mua bán thì bất ngờ bà được công chứng viên thông báo căn nhà của bà đã bị chuyển nhượng ngày 13.7.2016 tại Văn phòng công chứng (VPCC) Chợ Lớn, và người nhận chuyển nhượng là ông Nguyễn Châu Thịnh (38 tuổi, quê Tây Ninh).
Làm hợp đồng khống, lừa đảo luôn ngân hàng
Chật vật kêu cứu khắp nơi, từ VPCC Chợ Lớn, sang Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Q.Gò Vấp, Công an Q.Gò Vấp, Công an TP.HCM thì bà Lan cũng nhận được kết luận giám định, rằng sổ đỏ mà Lan đang giữ là sổ giả; hai dấu vân tay đứng tên Nguyễn Diễm Lan trên hợp đồng mua bán nhà tại VPCC Chợ Lớn và hai dấu vân tay trên CMND của bà Lan không trùng nhau. Từ đó, ngày 30.11.2016, Cơ quan CSĐT Công an Q.Gò Vấp khởi tố vụ án “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Khi Cơ quan CSĐT đã có quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án do chưa tìm ra đối tượng thực hiện hành vi phạm tội thì tòa án phải tiếp tục giải quyết vụ án về mặt dân sự nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên đúng theo tinh thần Công văn số 649 ngày 15.6.2018 của TAND TP.HCM nêu rõ: “Tòa án phải tiếp tục giải quyết vụ án đối với những trường hợp nêu trên nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên”.
Luật sư Phùng Thanh Sơn (Đoàn luật sư TP.HCM)
Đồng thời, khi tìm hiểu, bà Lan biết được căn nhà số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm được ông Nguyễn Châu Thịnh thế chấp vay 3,5 tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Chợ Lớn (Q.5, TP.HCM). Quá trình xác minh việc thế chấp trên, Công an Q.Gò Vấp xác định, Thịnh cùng 2 người khác có dấu hiệu “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” khi xuất khống hóa đơn để lừa vay ngân hàng giải ngân 3,5 tỉ đồng. Vì vậy, với nội dung này, Công an Q.Gò Vấp có văn bản gửi Công an Q.5 thụ lý theo thẩm quyền.
Riêng vụ việc làm giả giấy tờ, đánh tráo sổ đỏ của bà Lan, do hết thời hạn điều tra nhưng Cơ quan CSĐT Công an Q.Gò Vấp chưa xác định được đối tượng làm giả sổ đỏ nên ngày 29.3.2017, Công an Q.Gò Vấp đã đình chỉ điều tra vụ án, chờ xác minh được đối tượng sẽ phục hồi điều tra xử lý sau.
Tạm đình chỉ vụ án hình sự, tòa vẫn giải quyết yêu cầu dân sự
Để đòi lại nhà, khi có các tài liệu khẳng định mình không bán nhà, bà Lan nộp đơn khởi kiện ra TAND Q.5 đề nghị hủy giao dịch giả mạo tên bà để bán nhà tại VPCC Chợ Lớn. Tuy nhiên, khi biết được TAND Q.5 đang thụ lý vụ án “tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa Ngân hàng TMCP Việt Á và ông Nguyễn Châu Thịnh, nên năm 2018, bà Lan có đơn yêu cầu độc lập trong vụ án này, đề nghị tòa tuyên hợp đồng mua bán tại VPCC Chợ Lớn vô hiệu, đồng thời buộc ngân hàng trả lại sổ đỏ cho bà.
Vụ án trên kéo dài 5 năm, và đến nay TAND Q.5 đang tạm đình chỉ để chờ kết quả giải quyết vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan đến hợp đồng vay tín dụng giữa ngân hàng và ông Thịnh. Song, theo bà Lan, ngày 22.4.2020, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM thông báo đã có quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với vụ án do chưa tìm ra đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo, đồng thời bà đã gửi quyết định tạm đình chỉ liên quan cho TAND Q.5 để tòa sớm đưa vụ án dân sự ra giải quyết nhưng đến nay tất cả vẫn rơi vào im lặng.
Luật sư Phùng Thanh Sơn (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, khi Cơ quan CSĐT đã có quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án do chưa tìm ra đối tượng thực hiện hành vi phạm tội thì tòa án phải tiếp tục giải quyết vụ án về mặt dân sự nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên đúng theo tinh thần Công văn số 649 ngày 15.6.2018 của TAND TP.HCM nêu rõ: “Tòa án phải tiếp tục giải quyết vụ án đối với những trường hợp nêu trên nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên”.
Vì vậy, hiện bà Lan và luật sư của mình vẫn đang tích cực gửi đơn đến thẩm phán thụ lý và Chánh án TAND Q.5, đề nghị tiến hành các thủ tục đưa vụ án ra xét xử.
Hạnh phúc vỡ òa khi đòi lại được giấy tờ nhà
Ngày 19.6, Báo Thanh Niên phản ánh trường hợp bà Hồ Thị Huệ (ngụ tại căn nhà 45 Trịnh Lỗi, Q.Tân Phú, TP.HCM) được tòa tuyên nhận lại giấy tờ nhà sau 7 năm đi đòi.
Bà Hồ Thị Huệ bị mất giấy tờ nhà, sau đó làm đơn cớ mất thì phát hiện căn nhà đã bị bán cho ông Phan Văn Hải ngày 28.10.2014 tại Phòng công chứng số 7, sau đó ông Hải chuyển nhượng lại cho ông Nguyễn Hồng Sang ngày 8.9.2015. Cùng ngày, ông Sang thế chấp căn nhà để vay tiền tại Eximbank.
Khi không còn khả năng thanh toán nợ, ngân hàng khởi kiện yêu cầu phát mại tài sản thu hồi nợ. Ngay lập tức, bà Huệ có đơn yêu cầu độc lập buộc ngân hàng trả lại giấy tờ nhà cho bà, và yêu cầu tòa tuyên các giao dịch chuyển nhượng trái pháp luật vô hiệu.
Sau khi Công an Q.6 xác định có người giả bà Huệ đứng ra mua bán nhà, nhưng hết thời hạn điều tra chưa xác định đối tượng “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra ngày 28.2.2014 tại Phòng công chứng số 7, nên Cơ quan CSĐT Công an Q.6 tạm đình chỉ điều tra, và sẽ phục hồi điều tra khi làm rõ đối tượng.
Từ kết quả này, TAND TP.HCM đã tiếp tục giải quyết vụ án dân sự liên quan đến căn nhà. Căn cứ vào hồ sơ, chứng cứ, tòa buộc Eximbank trả lại giấy tờ nhà cho bà Huệ, còn các giao dịch chuyển nhượng do vi phạm về chủ thể (chủ nhà – PV) nên tuyên vô hiệu. Ngày 15.6, TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên y án sơ thẩm.
Sau nhiều tháng tố tụng, ông Võ Hoàng Yên đã có thái độ gì sau thời gian dài gặp lại bà Phương Hằng tại cơ quan công an?
Theo bà Hằng, ông Võ Hoàng Yên đi với 4 luật sư, sau phiên đối chất bà Hằng đã bị 5 người hành hung trong đó có ông Yên.
Như vậy, đã 7 tháng kể từ thời điểm bà Nguyễn Phương Hằng - CEO Đại Nam khởi kiện ông Võ Hoàng Yên lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Sau 7 tháng bà Nguyễn Phương Hằng tố cáo ông Võ Hoàng Yên (ngụ Bình Thuận) về hành vi lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tại buổi làm việc với cơ quan công an hôm qua (16/10), bà Nguyễn Phương Hằng đi cùng chồng và 1 luật sư, ông Võ Hoàng Yên đi cùng 4 luật sư khác và 2 bên đã có phiên đụng mặt và đối chất với nhau, thông tin này được bà Hằng tiết lộ trong phát ngôn mới nhất.
Sau một thời gian dài không gặp mặt, bà Hằng cho biết tại phòng làm việc thuộc Cơ quan Công an TP.HCM, ông Võ Hoàng Yên sau khi đối chất với vợ chồng bà đã hành hung bà.
"Một sự xung đột xảy ra... May mà tôi có miệng ăn miệng nói, tôi có lá gan mà còn đối đãi với tôi như vậy, tại một Công an TP.HCM... Thằng Võ Hoàng Yên nó giơ tay đòi đánh tôi, 4 luật sư của nó 2 người canh cửa, 2 người chỉ tay vô mặt tôi, hành hung tôi", bà Hằng kể.
Theo bà Hằng, ông Võ Hoàng Yên đi với 4 luật sư, sau phiên đối chất bà Hằng đã bị 5 người hành hung trong đó có ông Yên.
"5 con người tấn công tôi cùng một lúc quý vị ơi trong phòng 10 mét vuông. Luật sư của Võ Hoàng Yên nói: "Cơ quan công an chưa kết luận tôi không được gọi nó là lừa đảo". Tôi mới chỉ vào mặt cô luật sư và nói: "Mày phải là tao mày mới biết, bị lừa hàng trăm tỷ đi mới biết". Một mình tôi mà 5 người tấn công tôi cùng một lúc. Nếu tôi nói sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật... Kẻ thì đòi đánh, người thì đòi tán vào mặt tôi, tôi la lên mới thôi", bà chủ Đại Nam khẳng định.
Trương Hồng Ba - Từ trang trại gà tới gia tài hơn 17 tỷ NDT, vào tù vì làm ăn bất chấp Trương Hồng Ba sinh năm 1966, tại huyện Khánh Vân, thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Đây là nơi cuối cùng ở tỉnh Sơn Đông thoát khỏi nghèo đói, rất xa xôi và giao thông không thuận tiện. Ở Khánh Vân vào thời điểm đó, mỗi hộ gia đình sẽ nuôi một số gia cầm như gà và vịt, người...