5 mục tiêu Triều Tiên nhắm đến trong 1 lần phóng tên lửa
Kể từ khi ông Kim Jong-un nhậm chức, Triều Tiên đã thử tên lửa hơn 20 lần và ẩn chứa đằng sau là các mục tiêu chính trị rất rõ ràng.
Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo hôm 14.5.
Kể từ khi ông Kim Jong-un nhậm chức tháng 12.2012 tới nay, Triều Tiên đã thử hơn hai mươi quả tên lửa. Vụ thử hạt nhân lần thứ 6 được cho là sẽ thực hiện trong thời gian tới với mức công phá từ 0,6 kiloton tới 2,5 kiloton. Nếu kích thước quả bom tăng lên, điều này đồng nghĩa Triều Tiên dám “chơi tất tay” cho một sự đụng độ trong tương lai.
Tờ SCMP của Hong Kong vừa đưa ra 5 giả thuyết về các mục tiêu quan trọng mà Triều Tiên hướng tới mỗi lần thử tên lửa đạn đạo.
Đầu tiên, thử vũ khí cho thấy sự sẵn sàng của Triều Tiên dám đương đầu với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. 3 cường quốc này đủ vũ khí để “thổi bay” Triều Tiên nhưng sự quyết liệt của Bình Nhưỡng là điều mà các quốc gia trên phải e dè.
Thứ hai, Triều Tiên cho thấy quyết tâm của lãnh đạo Kim Jong-un thể hiện quyền lực của mình. Bằng cách gắn chặt hệ tư tưởng juche (tự lãnh đạo) qua các lần thử tên lửa, mục tiêu của Triều Tiên là thuyết phục dân chúng rằng không có gì phải sợ hãi. Tờ SCMP cho rằng đây là cách để chuyển biến những điều bất lợi ở Triều Tiên thành “sức mạnh tinh thần to lớn dành cho ông Kim”.
Video đang HOT
Lính biệt kích Triều Tiên duyệt binh hôm 15.4.
Thứ ba, tên lửa là một dòng tít không thể tốt hơn trên các bản tin toàn cầu. Thế giới nói tới tên lửa Triều Tiên là cách mà Bình Nhưỡng ẩn ý nhằm vào các quốc gia khác âm mưu lật đổ chế độ của mình. Vài ngày sau khi Hàn Quốc có tổng thống mới và định dùng biện pháp hòa bình để giải quyết căng thẳng chính trị, Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo đời mới. Ông Kim gửi đi thông điệp rõ ràng rằng, không gì thay thế được chương trình vũ khí đầy tham vọng của nước này.
Thứ tư, Triều Tiên chẳng có gì phải sợ ở thời điểm hiện tại. Trump đang tập trung mối quan tâm vào bê bối với Nga và đang bị FBI đặt nghi vấn. Phóng tên lửa là cách để nhấn mạnh rằng Triều Tiên rất nguy hiểm và buộc Mỹ, Trung Quốc phải nhượng bộ phần nào Bình Nhưỡng.
Trump và Kim Jong-un đang xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông thời gian qua.
Thứ năm, Triều Tiên biết Hàn Quốc chỉ quan tâm tới việc phát triển kinh tế nên không ngần ngại thử tên lửa liên tục. Cuộc thăm dò gần đây cho thấy mối nguy từ Triều Tiên chỉ xếp thứ 5 hoặc 6 trong các quan tâm của dân Hàn Quốc, sau việc làm, cắt giảm chi tiêu công, chi phí sống tăng và nhà ở đắt đỏ. Người Hàn Quốc không có nhiều thời gian để lo lắng về Triều Tiên vì cuộc sống mỗi ngày trải đầy khó khăn.
Theo Danviet
Triều Tiên tuyên bố tên lửa vừa bắn mang được hạt nhân
Tên lửa Triều Tiên đạt độ cao 2.000 km, hoàn toàn đủ khả năng công phá và gây thiệt hại nặng cho căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam.
KCNA khẳng định tên lửa mới gắn được đầu đạn hạt nhân.
Ngày 15.5, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) phát đi thông báo mới nhất, khẳng định tên lửa đạn đạo đất đối đất phóng thử hôm 14.5 có khả năng mang được đầu đạn hạt nhân.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới thị sát buổi phóng thử tên lửa Hwasong-12. Tên lửa này đạt độ cao 2.100 km và bay xa hơn 700 km trước khi rơi xuống biển, cách biên giới Nga gần 100 km. Quan chức Mỹ khẳng định chưa bao giờ tên lửa Triều Tiên bay gần Nga tới vậy.
Hãng thông tấn KCNA nói: "Vụ thử nhằm mục tiêu thẩm định khả năng kĩ thuật và chiến thuật của tên lửa đạn đạo đời mới có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân hạng nặng". Quan chức Mỹ cho biết vụ thử thực hiện gần thành phố Kusong, miền tây Triều Tiên và bay tới biển Nhật Bản. Địa điểm rơi cách thành phố Vladivostok của Nga gần 100 km.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng tên lửa đạt độ cao trên 2.000 km và bay trong khoảng 30 phút. "Có khả năng đây là một loại tên lửa mới", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Tomomi Inada tuyên bố. KCNA cũng cảnh báo Mỹ không nên khiêu khích quốc gia Đông Á này vì "lãnh thổ Mỹ và các căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên".
David Wright, giám đốc Liên minh Các nhà khoa học (UCS) cho rằng tên lửa bay được xa hơn và cao hơn chứng minh rằng đây là phiên bản cải tiến hoặc đời mới. Trên trang cá nhân của mình, David nhận định nếu bay tới độ cao 2.000 km, tên lửa này hoàn toàn có thể bắn tới căn cứ đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. Căn cứ đảo Guam của Mỹ là nơi chứa nhiều máy bay ném bom hạng nặng như B-1, B-2 và B-52.
Tầm bắn của tên lửa Triều Tiên.
Tong Zhao, nhà phân tích từ Trung tâm Chính sách Quốc tế Carnegie-Thanh Hoa (Trung Quốc) nhận định tên lửa mới giúp Triều Tiên có trong tay "khả năng răn đe hạt nhân khu vực". Điều này đồng nghĩa Bình Nhưỡng có thể không cần theo đuổi chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa để bắn tới đất Mỹ.
Nga phản ứng trước hành động bắn thử tên lửa của Triều Tiên bằng việc yêu cầu khu vực phía đông nâng cao cảnh giác. "Để chuẩn bị trước các tình huống bất ngờ xảy ra, chúng tôi luôn đặt hệ thống phòng không của mình ở vùng Viễn Đông trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu", Viktor Ozerov, giám đốc Ủy ban Hội đồng Quốc gia về Phòng thủ và An ninh, nói.
Theo Danviet
Triều Tiên thử tên lửa là "cú đấm trực diện vào nước Mỹ" Chuyên gia quân sự Mỹ khẳng định các quốc gia phương Tây đang đánh giá quá thấp năng lực quân sự của Triều Tiên. Tên lửa đời mới của Triều Tiên. Bất chấp việc chính quyền Trump thể hiện quyết tâm muốn giải quyết vấn đề hạt nhân tranh cãi của Triều Tiên, Bình Nhưỡng vẫn phóng tên lửa đạn đạo và tuyên...