5 mục tiêu tài chính bạn cần đạt được ở ngưỡng tuổi 30 nếu muốn nghỉ hưu sớm an nhàn
Độ tuổi 30 là một dấu mốc quan trọng đánh dấu bạn đã đủ trưởng thành để xây dựng gia đình và phát triển sự nghiệp.
Vì thế, hãy đặt cho bản thân 5 mục tiêu tài chính quan trọng sau đây để có thể tạo nền tảng vững chắc cho tuổi nghỉ hưu an nhàn.
Hẳn rằng sẽ có rất nhiều bạn độc giả đã từng nung nấu trong mình mong muốn trở thành triệu phú ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời và có thể nghỉ hưu ở tuổi 55. Nhưng để hoàn thành những mục tiêu đầy tham vọng này thì điều quan trọng là bạn cần phải đạt được các mốc tài chính nhất định trước tiên.
Dưới đây là 5 mục tiêu thực tế bạn nhất định phải hoàn thành trước tuổi 30 để giai đoạn tiếp theo của cuộc đời bạn sẽ giảm đi những căng thẳng đáng kể.
Mục tiêu 1: Xây dựng vốn con người của bạn
Trong số tất cả các mục tiêu, mục tiêu này có lẽ là thú vị nhất. Tuổi hai mươi là thời gian hoàn hảo để bạn đầu tư vào bản thân, cho dù đó là tiết kiệm tiền để đi học, đi du lịch hay bạn tích lũy tiền cho các trải nghiệm cuộc sống khác.
Jamie Hopkins, giám đốc nghiên cứu về hưu trí của Carson Wealth, cho biết đây là điều đầu tiên ông đề xuất cho những người trẻ tuổi. Tuổi đôi mươi là một giai đoạn trong cuộc đời mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy thời gian cũng như cảm thấy thoải mái để làm những điều bạn đam mê.
Jean Fullerton, một cố vấn về thu phí của Milestone Financial Planning, cho rằng bước quan trọng nhất là phát triển kỷ luật tiết kiệm trong mỗi lần nhận lương. Cô ấy cũng đồng thời gợi ý rằng bạn nên lấy tiền tiết kiệm trực tiếp từ tiền lương của bạn để bạn không bị cám dỗ để tiêu số tiền đó.
Mục tiêu 2: Quản lý nợ của bạn
Nghiên cứu cho thấy người Mỹ có số nợ tích lũy từ 5.000 đến 25.000 USD. Và con số này cao gấp đôi so với số tiền tiết kiệm cá nhân mà họ có được. Vì lý do này, bạn nên bắt tay ngay vào việc quản lý nợ của bạn – cho dù đó là khoản vay sinh viên, khoản nợ thẻ tín dụng hay khoản vay mua ô tô – khi bạn còn trẻ.
Có rất nhiều chiến lược được đặt ra để giúp bạn trả hết nợ, trong đó phương pháp được công bố rộng rãi nhất đó chính là phương pháp “quả cầu tuyết”, được phổ biến bởi chuyên gia tài chính cá nhân Dave Ramsey.
Video đang HOT
Trong chiến lược này, điều bạn cần làm đó là liệt kê các khoản nợ của mình theo thứ tự từ nhỏ nhất đến lớn nhất, sau đó hãy định ra một mức tối thiểu cho tất cả các khoản nợ trừ các khoản quá nhỏ và bạn trả nợ dần dựa trên đó.
Bạn không cần phải trả hết các khoản nợ của mình vào năm 30 tuổi, nhưng bạn nên bắt đầu kế hoạch trả các khoản nợ của mình ở độ tuổi đôi mươi.
Mục tiêu 3: Bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu
Nếu bạn không phải trả các khoản nợ trước khi bước sang tuổi 30 thì Fullerton khuyên bạn hãy nên đóng góp đủ 401(k) để phù hợp với tiêu chí của các nhà tuyển dụng.
Bạn bắt đầu tiết kiệm càng sớm thì tiền của bạn sẽ tăng lên càng nhiều do sức mạnh của lãi suất kép. Hãy luôn tăng số tiền mà bạn đóng góp mỗi khi bạn được tăng lương hay có các khoản thu nhập thêm khác.
Nếu bạn không có quyền truy cập vào quỹ hưu trí do người sử dụng lao động tài trợ, hãy bắt đầu với Roth IRA. Cái hay của Roth IRA là bạn có thể lấy lại các khoản đóng góp ban đầu của mình mà không bị đóng thuế hay bị phạt, nghĩa là bạn có thể khai thác khoản đó cho các mục đích khác của bạn.
Fullerton cũng khuyên và lưu ý một điều với bạn đó là bạn nên đặt những người thụ hưởng vào tài khoản hưu trí của bạn, cũng như trên tài khoản ngân hàng của bạn. Điều này sẽ giúp bạn và họ tránh được rất nhiều rắc rối sau này.
Mục tiêu 4: Có được thẻ tín dụng
Điểm tín dụng của bạn có thể chưa hoàn hảo thế nhưng bạn có thể xây dựng tín dụng ngay từ bây giờ.
Nếu bạn không có tín dụng trung bình, bạn có thể thử tạo một thẻ tín dụng bảo đảm, và thẻ này yêu cầu một khoản tiền đặt cọc để mở tài khoản.
Mặc dù thẻ có bảo đảm thường có hạn mức tín dụng thấp, nhưng chúng dễ dàng được chấp nhận hơn thẻ tín dụng không có bảo đảm và điều này vẫn giúp bạn xây dựng lịch sử tín dụng cũng như điểm số của mình.
Mục tiêu 5: Thoải mái với việc đầu tư
Có rất nhiều cách khác nhau để giúp bạn đầu tư ở độ tuổi đôi mươi. Mặc dù với độ tuổi này còn có thể là còn quá sớm để nói chuyện với một cố vấn tài chính, thế nhưng bạn có thể lựa chọn cố vấn robot với mức chi phí thấp hơn.
Một lựa chọn khác cho bạn là ứng dụng web và thiết bị di động Robinhood, cung cấp các giao dịch chứng khoán cơ bản miễn phí và dịch vụ Vàng. Ứng dụng này cũng đã ra mắt tiền điện tử Robinhood, cho phép người dùng giao dịch bitcoin và các loại tiền điện tử khác miễn phí.
5 quy tắc khôn ngoan sẽ giúp chị em tự tin độc lập tài chính khi chạm ngưỡng tuổi 30
Để có thể quản lý tiền bạc một cách khôn ngoan không phải là điều mà bất cứ ai một sớm một chiều có thể học ngay được. Hãy tự lập ngân sách cho bản thân càng sớm càng tốt sẽ giúp tình hình tài chính của bạn nở hoa rực rỡ.
Trong cuộc đời mỗi người sẽ cần rất nhiều thời gian và kỷ luật để hiểu cách quản lý tiền một cách khôn ngoan. Đó không phải là điều mà bất cứ ai cũng học ngay được, thậm chí một số người đi cả đời mà không học được cách quản lý tiền bạc đúng đắn.
Mặc dù bạn có thể vẫn cảm thấy bản thân còn rất trẻ khi chạm ngưỡng 30 nhưng thật ra đó là giai đoạn có thể bạn sẽ sắp nghỉ hưu giữa chừng. Dưới đây là những bài học tài chính quan trọng nhất bạn sẽ cần khi ở tuổi 30.
1. Bám sát ngân sách
Hầu hết những người 20 tuổi đều không có ý định nghiêm túc đối với ý tưởng lập ngân sách hoặc down load một ứng dụng để theo dõi tài chính của họ theo trào lưu nhưng chả mấy khi ngó ngàng tới. Nhưng khi bạn bước sang tuổi 30, chính là thời điểm bắt đầu phân bổ từng đồng mà bạn kiếm được sẽ được chi tiêu đến đâu.
Mục tiêu chung của việc lập ngân sách là biết tiền của bạn đang đi đến đâu để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Hãy nhớ rằng số tiền đã chi tiêu sẽ tăng lên theo thời gian.
Bạn hoàn toàn có thể chi tiền cho những cuộc mua sắm hoặc chuyến đi vui vẻ, miễn là chúng phù hợp với những gì bạn đã lập ngân sách và mục tiêu tiết kiệm của bạn.
2. Để lại 10% - 20% số tiền bạn kiếm được hàng tháng để tiết kiệm
Đây là một lời khuyên vô cùng hữu ích mà bạn cần ghi nhớ khi ở độ tuổi 30 và được khuyến nghị bởi đại hầu hết các nhà hoạch định tài chính. Khi lương của bạn được nhận định kỳ mỗi tháng, bạn hãy phân bổ thành 3 khoản: chi phí cố định, chi phí biến đổi và cuối cùng là tiết kiệm.
Hãy nhớ luôn luôn dành ra 20% số tiền vào tài khoản hiện tại của mình mỗi tháng. Nếu thu nhập của bạn thấp, thì có thể để ra 10%.
3. Hãy thực tế về các mục tiêu tài chính của bạn
Hãy ngồi xuống và tập trung suy nghĩ về các mục tiêu tài chính của bản thân mình và hình dung đến độ tuổi mà bạn muốn đạt được chúng. Sau đó bạn có thể viết chúng ra và lên kế hoạch để biến chúng thành hiện thực.
Theo nhiều thống kê cho thấy mục tiêu sẽ dễ đạt được hơn nếu mỗi người chúng ta thực sự lập một bản kế hoạch nghiêm túc.
Ví dụ, nếu bạn muốn đi nghỉ ở Ý, hãy ngừng mơ mộng và lên kế hoạch cho nó. Thực hiện một số nghiên cứu để tìm hiểu xem bạn sẽ tiêu tốn bao nhiêu cho kỳ nghỉ và sau đó tính xem bạn sẽ phải tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng.
Kỳ nghỉ trong mơ của bạn có thể trở thành hiện thực trong một hoặc hai năm nếu bạn thực hiện đúng các bước lập kế hoạch và tiết kiệm.
4. Giải quyết tình hình nợ của bạn
Nhiều người trở nên tự mãn về khoản nợ của họ khi họ đến tuổi 30. Đối với những người có các khoản vay cá nhân, thế chấp, hoặc nợ thẻ tín dụng, việc trả hết nợ sẽ trở thành một cách sống khác. Bạn thậm chí có thể coi nợ là bình thường.
Sự thật là bạn không cần phải sống cả đời để trả nợ. Có nhiều phương pháp để xóa nợ, nhưng hiệu ứng quả cầu tuyết phổ biến để giữ cho mọi người có động lực.
Hãy liệt kê tất cả các khoản nợ của bạn từ nhỏ nhất đến lớn nhất, bất kể mức lãi suất nào và trả khoản thanh toán tối thiểu cho tất cả trừ khoản nợ nhỏ nhất của bạn. Việc trả hết nợ sẽ có tác động đáng kể đến tài chính cá nhân của bạn. Nó sẽ cho phép ngân sách của bạn mở rộng hơn và để bạn thêm vào khoản tiết kiệm của mình.
5. Bắt đầu một quỹ khẩn cấp
Nếu không có quỹ khẩn cấp, nhiều khả năng bạn sẽ sử dụng tiền tiết kiệm của mình hoặc dựa vào thẻ tín dụng để thanh toán cho các chi phí ngoài kế hoạch.
Vì vậy với một khoản tiền của quỹ khẩn cấp sẽ giúp đỡ bạn không bị tiêu quá và số tiền mình tiết kiệm hàng tháng để thực hiện mục tiêu lâu dài nào đó.
Nếu bạn đang ở độ tuổi 30 thì cần tỉnh táo để tránh mắc phải 4 sai lầm về tiền này Ở độ tuổi này, một quyết định tài chính sai lầm có thể tác động lớn tới tương lai của bạn. Tài chính cá nhân đối với nhiều chị em là một bài toán khó. Quản lý tài chính cá nhân còn phức tạp hơn nhiều so với việc chi tiêu hàng ngày. Để tránh những cạm bẫy và sai lầm tài chính...