5 món ngon nhưng hại gan khủng khiếp, người Việt vẫn thích ăn hàng ngày
Sử dụng những thực phẩm này không đúng cách, chế độ ăn uống thiếu lành lạnh sẽ gây hại cho chức năng gan.
Đồ ngọt
Những món ăn chứa nhiều đường luôn khiến người ta phải mê mẩn. Tuy nhiên, đây là một trong những món ăn có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.
Ăn thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến đường chuyển hóa thành chất béo và tích tụ lại trong gan. Việc này khiến chức năng gan vị suy giảm. Ngoài ra, enzyme tiếu hóa tiết ra quá nhiều trong đường ruột sau khi ăn đồ ngọt dễ dẫn tới tình trạng đầy hơi, chán ăn.
Đồ muối chua
Rau củ muối chua là một món ăn phổ biến ở các nước châu Á. Đây là cách giúp lưu trữ thực phẩm trong thời gian dài. Các món rau củ muối chua có thể kích thích vị giác, giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn cơm.
Tuy nhiên, món ăn này thường chứa quá nhiều muối. Thời gian ủ muối kéo dài dẫn tới việc sản sinh nhiều chất độc hại. Những chất này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra sức ép lớn lên gan.
Video đang HOT
Chất béo, nội tạng động vật
Việc thường xuyên sử dụng chất béo, nội tạng động vật sẽ làm bạn dễ tăng cân mất kiểm soát. Ngoài ra nó còn tăng nguy cơ khiến gan nhiễm mỡ.
Tốt nhất, bạn nên hạn chế việc ăn mỡ, nội tạng động vật, giảm các món chiên xào và sử dụng các phương pháp nấu nướng như hấp, luộc.
Đây là thực phẩm phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, măng tươi thường chứa một lượng chất độc nhất định. Trong 1kg măng củ tươi có chứa khoảng 230 gram chất cyanide. Chất này đi vào cơ thể dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa sẽ biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.
Thịt đỏ
Thịt đỏ có hàm lượng protein phong phú, là loại thực phẩm cần thiết trong chế độ ăn của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều thịt đỏ không hề có lợi cho sức khỏe.
Khi gan khỏe mạnh, nó có thể phân giải các protein trong thịt đỏ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu gan hoạt động không bình thưởng, nó sẽ không thể chuyển hóa hết các protein này. Khi đó, lượng protein dưa thừa sẽ trở thành “thủ phạm” gây hại cho não, dẫn tới các hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi.
Bạn nên tránh ăn thịt đỏ nếu được chẩn đoán mắc các bệnh lý về gan. Các loại thịt trắng như thịt gà, cá… là sự lựa chọn thay thế thích hợp.
Đây là bí quyết luộc măng tươi không bị đắng, khử hết độc và ăn cực ngọt
Đây là bí quyết luộc măng tươi không bị đắng, khử hết độc và ăn cực ngọt ai cũng cần biết.
Bí quyết luộc măng tươi không bị đắng
1. Với măng tươi khi mới hái về, bạn bóc bỏ bẹ và luộc với nước sôi nhiều lần. Khi măng mềm bạn mớ cho ra và xả bằng nước sạch.
Lúc này tính đắng và độc có trong măng sẽ bị loại bỏ.
2. Cũng thực hiện tương tự như cách 1, bạn chỉ cần luộc từ 2-3 lần. Sau đó, bạn cho măng đã luộc vào ngâm với nước gạo trong 2 ngày. Trong thời gian ngâm bạn cần thay nước gạo thường xuyên để tránh nước gạo lên men hoặc có mùi nhé. Sau thời gian ngâm bạn có thể đem măng đi rửa sạch và chế biến thành các món ăn.
3. Bóc vỏ và ngâm măng trong nước vôi trong. Cho măng vào nồi luộc vài lần cho tới khi nước trong nồi trong, không còn đục của nước vôi thì cho măng ra rửa sạch, thái hoặc tước nhỏ chế biến thành từng món ăn.
4. Bóc bẹ măng, thái thành từng lát nhỏ sau đó cho măng vào nồi cùng 1 nắm rau bồ ngót. Luộc măng qua một lần rồi cho măng ra nước sạch, vớt bỏ lá bồ ngót và có thể đem măng đi chế biến
5. Măng bạn sẽ để cả vỏ, khi luộc cho thêm vài lát ớt đã bỏ hạt và luộc măng với nước gạo. Khi măng mềm, cho măng qua và rửa sạch lại rồi có thể đem măng đi chế biến. Với cách này bạn lặp đi lặp lại việc luộc măng chừng 2-3 lần sẽ loại bỏ tính đắng và độc của măng rất hiệu quả.
6. Cách này thực hiện khá nhẹ nhàng đó là măng tươi được mua hoặc hái về, bóc bỏ bẹ lá ngoài, thái/tước nhỏ và ngâm nước sạch qua đêm. Thỉnh thoảng thay nước ngâm măng và và hôm sau chỉ cần đem măng đi rửa thật sạch lại và chế biến.
Chỉ với cách đơn giản trên đây, bạn đã có thể luộc măng mà không bị đắng và độc rồi.
Các món ngon từ măng
Măng tươi vốn có vị đắng, ngọt hậu, lại thơm và giòn nên thường được dùng để chế biến nên nhiều món ăn ngon. Phổ biến và dễ nấu nhất có lẽ là các món hầm. Thông thường, các bà nội trợ hay chọn giò heo hoặc gà, vịt để hầm măng. Món hầm này đặc biệt hấp dẫn vì thịt đã thấm mùi thơm đặc trưng của măng, nuớc dùng lại có sự hòa lẫn giữa vị ngọt đậm đà từ thịt và vị đắng từ măng. Ngoài ra còn có thể chế biến các món sau:
Món nộm măng thịt bò. Món này thường làm bằng măng sặt. Măng và thịt bọn thái sợi, măng cần chần 2 lần qua nước nóng trươc khi lam nôm. Măng ăn ngọt chứ không hề đắng.
Măng củ tươi nấu sườn. Món này thanh mát, mang giòn ngọt nước canh cũng rất ngọt hợp với ai mê mẩn món măng rừng.
Canh chân giò hầm măng tươi Canh chân giò hầm măng tươi vị đậm đà, hài hoà, măng giòn ngọt kết hợp với chân giò được hầm mềm, chấm nước mắm ớt. Nguyên liệu: - Chân giò 500 gr - 300 g măng tươi - Hành - Ngò - 2 củ hành tím - Gia vị (muối, hạt nêm, nước mắm, tiêu, ớt tươi) Cách làm: Bước 1: Chân...