5 món ngon bổ khí huyết mùa lạnh, ăn thường xuyên sẽ không sợ lạnh tay chân và giúp tăng sức đề kháng
Chị em có thể bổ sung dinh dưỡng trong mùa đông thông qua các món ăn ngon này.
Những người thiếu khí huyết vào mùa đông chân tay dễ bị lạnh, người cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Nhiệt độ giảm nhiều ngoài việc giữ ấm thì cần ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng. Đặc biệt với chị em phụ nữ, ngoài việc mặc ấm cũng cần điều chỉnh nhiều hơn trong chế độ ăn uống, nhớ ăn nhiều thực phẩm bổ máu, khí huyết, điều này sẽ giữ ấm chân tay và tử cung.
Với những người chân tay dễ lạnh vào mùa đông, hãy thường xuyên ăn thêm 5 món canh/ chè dinh dưỡng này.
1. Chè ngũ hồng
Nguyên liệu cần thiết
- 5 thứ đậu đỏ, lạc đỏ, táo đỏ, kỷ tử mỗi thứ một nhúm (khoảng 30g mỗi thứ, riêng kỷ tử 10g), đường đỏ (đường nâu, tốt nên chọn loại đường nâu miếng, loại đường này có tác dụng bổ huyết hơn).
Cách thực hiện
Bước 1: Đậu đỏ, lạc đỏ, táo đỏ rửa sạch với nước. Cho vào nồi cơm điện, thêm lượng nước vừa phải, đậy nắp và nhấn nút nấu.
Bước 2: Khi sắp chín, thêm kỷ tử đã rửa sạch và sau đó là những viên đường nâu vào. Nấu xong, khuấy đều một lần nữa là có thể thưởng thức được. Món chè này rất hợp với phụ nữ thiếu khí huyết, chân tay lạnh và kinh nguyệt không đều, chị em có thể thử ngay.
2. Chè nấm tuyết bí đỏ
Nguyên liệu cần thiết
- 50g nấm tuyết khô, 5 quả táo đỏ, 80g bí đỏ gọt vỏ và cắt nhỏ, đường phèn vừa đủ.
Cách thực hiện
Bước 1: Dùng nấm tuyết cho vào bát tô cùng vài thìa bột mì, đổ lượng nước ngập quá nấm để ngâm. Bột mì sẽ giúp nấm nở nhanh và đều hơn. Khoảng 1 giờ nấm nở đều, rửa sạch và cắt đi phần rễ vàng. Xé thành các miếng nhỏ vừa ăn và để bên để dùng sau.
Bước 2: Cho nấm tuyết vào nồi, thêm lượng nước thích hợp. Đậy nắp lại và đun lửa lớn trong 5 phút. Sau đó, vặn lửa nhỏ nấu trong nửa giờ đến khi nấm tuyết trắng keo lại. Hãy lưu ý khi nấm sôi sẽ tràn khỏi nồi nên hãy trông chừng cẩn thận.
Bước 3: Tiếp đó, cho bí đỏ và táo đỏ vào nấu. Đến khi bí mềm thì cho đường phèn vào đến khi vừa miệng, khuấy đều rồi tắt bếp.
Video đang HOT
3. Chè dưỡng nhan bí đỏ táo đỏ
Nguyên liệu cần thiết
- 100g bí đỏ gọt vỏ, 80g bột nếp, 8 quả táo đỏ, 10g kỷ tử, một chút cơm rượu nếp.
Cách thực hiện
Bước 1: Bí đỏ rửa sạch, cắt miếng nhỏ, mang hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Thêm bột gạo nếp vào nhồi đều và vo thành các viên nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Táo đỏ rửa sạch, bỏ lõi, cắt thành miếng nhỏ. Kỷ tử rửa sạch.
Bước 3: Thêm nước vào nồi, bỏ táo đỏ, kỷ tử và sau đó là các viên bí đỏ gạo nếp. Nấu đến khi các viên bí đỏ gạo nếp nổi lên. Sau đó, cho một lượng cơm rượu nếp vừa đủ vào, khuấy đều và cho đường nâu đến khi đường tan hết. Nếu nước loãng, chưa đủ độ đặc như mong muốn thì có thể cho thêm chút bột năng vào để điều chỉnh.
4. Canh gà hạt dẻ đông trùng hạ thảo
Nguyên liệu cần thiết
- 500g thịt gà, 100g nấm đông trùng hạ thảo, 200g hạt dẻ, 5 quả táo đỏ, 1 nhúm kỷ tử, rượu nấu ăn, muối.
Cách thực hiện
Bước 1: Nấm đông trùng hạ thảo bỏ phần rễ, ngâm rửa sạch và để ráo. Hạt dẻ bóc vỏ khi tươi hơi khó và mất thời gian. Bạn có thể khía ở vỏ hạt dẻ hình dấu nhân, sau đó cho vào nồi luộc trong 5 phút, sau đó bóc khi còn nóng sẽ dễ hơn.
Bước 2: Thịt gà làm sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn. Cho nước lạnh vào nồi, thêm 1 thìa rượu nấu ăn, đun trên lửa lớn trong vài phút, vớt gà ra rửa sạch.
Bước 3: Cho gà, hạt dẻ, nấm đông trùng hạ thảo, táo đỏ vào nồi. Thêm một lượng nước thích hợp rồi thêm chút muối để tăng hương vị. Bạn có thể thêm muối khi canh gần chín. Sau khi đun sôi, vặn nhỏ lửa nấu cho đến khi gà chín thì cho kỷ tử vào, 5 phút sau tắt bếp.
Nguyên liệu cần thiết
- 300g sườn heo, 2 củ cải, gừng, rượu nấu ăn, 1 nhúm kỷ tử, muối.
Cách thực hiện
Bước 1: Sườn heo chặt miếng nhỏ vừa ăn, mang ngâm rửa sạch trong nước nóng có pha bột mì và chút muối. Ngoài ra, bạn có thể chần qua nước sôi khoảng 1 phút để loại bỏ tạp chất và bọt bẩn. Rửa sạch lại với nước lần nữa.
Bước 2: Cho sườn vào nồi, thêm nước lạnh, 1 thìa rượu nấu ăn, 3 lát gừng nhỏ cùng vài khúc đầu hành. Đun sôi trên lửa lớn. Sau đó, cho lửa nhỏ, hầm trong khoảng 45 phút.
Bước 3: Trong lúc đó, củ cải mang gọt vỏ, rửa sạch. Cắt miếng vừa ăn. Khi canh sườn gần được, cho củ cải và và hầm thêm 10-15 phút. Cuối cùng, nêm nếm muối cho vừa miệng. Thêm chút kỷ tử, nấu thêm 5 phút nữa. Món canh sườn heo củ cải kỷ tử không chỉ thơm ngon mà còn giúp bổ khí huyết, làm ấm cơ thể rất tốt.
Chúc bạn thực hiện các món ngon mùa đông thành công!
Thực đơn cơm tối ngon lành, dễ nấu, có món giúp bổ phổi, dưỡng dạ dày trong mùa lạnh
Thực đơn cơm tối 3 món rất dễ nấu mà hao cơm.
1. Cá diếc chiên giòn
Cá diếc còn được gọi là tức ngư, phụ ngư. Loại cá này tuy lắm xương nhưng khi chiên giòn hoặc kho nhừ thì ăn vẫn rất hao cơm. Trong Đông y, cá diếc có tính ấm, vị ngọt, bổ huyết, tiêu khát, có khả năng sát khuẩn. Cá diếc dùng trong trường hợp bồi bổ cơ thể, suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém hiệu quả.
Nguyên liệu cần thiết
- 1 kg cá diếc nhỏ, 1 thìa cà phê bột ngũ vị hương, 2 thìa cà phê hạt tiêu đen, 1 thìa rượu nấu ăn, dầu ăn, ớt đỏ, ớt xanh, 2 thìa tinh bột bắp, 1 củ tỏi.
Cách thực hiện
1. Cá diếc mua về làm sạch, có thể rửa qua bằng nước rượu gừng cho khử mùi tanh. Để ráo. Thấm khô. Pha tinh bột bắp, bột ngũ vị hương, tiêu đen, trộn đều với nhau. Sau đó, đổ phần gia vị này vào ướp với cá. Để khoảng 30 phút đến 1 giờ cho ngấm gia vị.
2. Để nóng dầu trong chảo, cho cá diếc vào chiên, khoảng 4-5 phút, cá chín vàng giòn thì lật mặt. Khi chúng giòn, vàng ruộm thì vớt ra.
3. Ớt đỏ, ớt xanh thái nhỏ. Tỏi băm nhỏ. Cho tất cả vào phi thơm với 2 thìa dầu ăn. Sau đó, vớt ra, rắc lên phần cá diếc chiên giòn.
Công thức cá diếc chiên giòn này có ướp gia vị. Nếu bạn thích phiên bản truyền thống, có thể không cần ướp gia vị, chiên sau khi làm sạch cá. Thay vào đó, bạn có thể làm phần nước mắm chấm hoặc đồ chấm từ tương ớt bạn thích.
2. Ức gà xào thập cẩm
Vào mùa thu đông, nhiệt độ giảm dần, trời khô hanh cần bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm tăng cường khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật. Ăn ức gà xào thập cẩm có thể giúp bồi bổ lá lách, dạ dày khỏe mạnh.
Nguyên liệu cần thiết
- 200g ức gà, nửa quả dưa chuột, nửa củ cà rốt, nửa quả bí ngòi, nửa lon ngô ngọt, 1 củ hành tím băm nhỏ, dầu hào, hạt nêm.
Cách thực hiện
1. Ức gà rửa sạch, để ráo, thái hạt lựu. Các loại củ cũng làm tương tự. Cà rốt gọt vỏ, cắt hạt lựu. Bí ngòi và dưa chuột không cần gọt vỏ, chỉ cần rửa sạch, thái hạt lựu. Nếu không dùng ngô ngọt đóng lon sẵn bạn có thể dùng 1 bắp ngô ngọt tươi, tách hạt, rửa sạch và để ráo.
2. Cho nóng chảo, thêm dầu ăn và hành tím vào phi thơm. Sau đó, cho ức gà vào, đảo nhẹ. Tiếp đó, cho cà rốt, ngô ngọt, đảo đôi ba lần. Sau đó, cho dưa chuột và bí ngòi vào. Đảo đều tất cả. Khoảng 3-5 phút thì nêm nếm cho vừa miệng. Cuối cùng, rắc chút hạt tiêu vào cho thơm.
Ức gà sau khi rửa sạch, cắt nhỏ có thể ướp với 1 thìa dầu hào, 1/2 thìa cà phê tiêu để tăng độ thơm. Phần rau củ bạn có thể thay thế bằng loại mình thích, chẳng hạn khoai lang tím, khoai lang vàng, su hào,...
3. Canh sườn củ cải
Canh sườn là món canh dễ nấu, dễ ăn quanh năm bốn mùa. Vào mùa thu đông, canh sườn nấu với củ cải là món ăn rất tốt cho sức khỏe. Ngoài củ cải, canh sườn có thể nấu cùng nhiều loại củ quả khác nhau, chẳng hạn khoai tây, cà rốt, hạt dẻ,... Chúng không chỉ giúp cấp ẩm cho da mà còn dưỡng phổi và tốt cho dạ dày. Đồng thời, món canh này có tác dụng nhất định với việc giải nhiệt bên trong.
Nguyên liệu cần thiết
- 300g sườn heo non, 2 củ cải trắng, hạt nêm, chút hành lá cắt nhỏ, vài lát gừng, rượu nấu ăn.
Cách thực hiện
1. Sườn mua về mang bóp với muối và bột mì rồi rửa sạch. Đun một ít nước nóng, thêm 1 thìa rượu nấu ăn, cho sườn vào chần qua, sau đó rửa sạch lại với nước.
2. Cho sườn vào nồi hầm, thêm lượng nước thích hợp cùng 2-3 lát gừng. Đun sôi trên lửa lớn, sau đó giảm lửa nhỏ hầm trong nửa giờ.
3. Trong lúc đó, mang củ cải gọt vỏ,.rửa sạch và cắt miếng nhỏ vừa ăn. Sau nửa giờ, thêm củ cải vào sườn, đun thêm khoảng 15-20 phút nữa. Nêm nếm lại cho vừa miệng. Rắc hành lá cắt nhỏ và tắt bếp. Múc canh ra bát và thưởng thức.
Món canh sườn này ăn nóng, ấm hay nguội đều ngon. Củ cải hầm lâu vẫn có độ mềm không bị nhừ nát. Tuy nhiên, nên hầm củ cải mềm ăn sẽ đậm vị và ngon hơn.
Chúc bạn thực hiện thực đơn cơm tối thành công!
2 món giúp dưỡng nhan sắc, da mịn đẹp lại dễ nấu vô cùng Để giữ gìn nhan sắc thì ngoài chăm sóc da thường xuyên với mỹ phẩm chống lão hóa thì bạn cũng nên bổ sung vào thực đơn 2 món ăn dưỡng nhan này. Khát vọng làm đẹp là mong muốn cả đời của người phụ nữ. Không người phụ nữ nào lại không muốn khuôn mặt mình như hoa đào và làn da...