5 món mỳ, bún ăn sáng hấp dẫn trong mùa dịch Covid-19
Những món mỳ, bún hấp dẫn dưới đây là lựa chọn sáng suốt cho bữa sáng cả gia đình trong mùa dịch covid này khi các hàng quán đóng cửa hàng loạt.
Nguyên liệu:
- Ngao: 2 kg
- Bún: 1kg
- Cà chua: 3 quả
- Rau cần: 1 bó
- Ớt, hành củ, rau thơm, chanh, nước mắm
Cách làm:
Ngao ngâm nước rồi rửa sạch và cho vào nồi luộc, tới khi mở miệng thì tắt bếp.
Đợi nước nguộc rồi tách lấy thịt ngao, lọc lấy nước và bỏ phần cặn dưới đáy nồi.
Rau rửa sạch, cắt khúc. Cà chua thái miếng nhỏ. Hành, răm thái nhỏ.
Phi hành củ, cà chua trên chảo rồi cho thịt ngao vào đảo cùng. Nêm nếm gia vị để cho ngao ngấm.
Sau đó thêm nước luộc ngao vào đun. Để lửa to vừa phải.
Sau khi nước sôi thì cho rau cần vào khoảng một phút rồi bỏ ra. Xem nước đã vừa gia vị chưa, rồi tắt bếp.
Chần bún qua nước sôi cho sạch, để ráo nước và bày lên tô. Cuối cùng, xếp rau thơm, cà chua, rau cần lên và tưới nước canh ngao. Hoàn thành món bún ngao ngon tuyệt.
Bún gà măng khô
Nguyên liệu:
- Thịt gà: 300g
- Bún khô: 150g
- Bún tươi: một nhúm nhỏ
- Măng khô: 50g
- Hành: 4-5 nhánh
- Rau thơm: một mớ
- Tỏi băm: 2-3 tép
- Lá lốt: 4-5 lá
- Đậu phụng rang mỡ hành
Cách làm:
Ngâm bún khô vào nước nóng cho mềm.
Luộc qua thịt gà rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó chặt thành miếng vừa ăn.
Luộc măng khô, sau đó tước thành sợi. Thái nhỏ hành, rau mùi, lá lốt.
Ninh măng trong nước luộc gà đến khi măng nhừ thì nêm gia vị cho vừa ăn.
Cho bún vào nước dùng cùng chút hành cho thơm rồi vớt ra bát.
Video đang HOT
Xếp thịt gà đã chặt vào bát, rắc đậu phụng, lát lốt và rau mùi thái nhỏ lên trên rồi chan nước dùng là có thể thưởng thức món ăn tuyệt vời này.
Phở bò
Món phở bò hấp dẫn trong những bữa sáng của người Việt.
Nguyên liệu:
- Bắp bò: 500g
- Bò viên: 250g
- Bánh phở
- Hành tây
- Quế
- Đinh hương
- Hoa hồi
- Hạt ngò rí
- Giá
- Rau sống ăn cùng
- Hành lá
Cách làm:
Nướng hành tây, quế, đinh hương, hoa hồi cùng một thìa hạt ngò rí.
Sau đó đun khoảng 2 lít nước, lần lượt trút hành tây, quế, bắp bó vào nồi, rồi cho 2 thìa muối và 1 thìa đường vào khuấy đều, hầm trong 1 tiếng.
Thi thoảng dùng thìa vớt bọt để nước hầm được trong.
Chờ thịt bò mềm thì vớt ra đĩa. Lọc phần nước dùng qua rây và nêm nếm lại gia vị.
Cho thịt bò thái lát mỏng và bò viên vào tô cùng với bánh phở và hành lá.
Cuối cùng, chan nước dùng lên và dùng nóng để thưởng thức trọn vẹn hương vị hấp dẫn của tô phở.
Nguyên liệu:
- Thịt ngan: 1/4 con
- Măng: 200g
- Miến: 200g
- Mùi tàu
- Hành hoa
- Nâm hương
- Hành tím
- Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm
Cách làm:
Luộc qua thịt ngan rồi chặt miếng vừa ăn, hoặc lọc bớt xương và thái lát mỏng.
Hành hoa, mùi tàu nhặt kỹ rồi thái nhỏ.
Thái măng rồi luộc qua để thải bớt độc tố và bớt chua. Sau đó xào măng với gia vị rồi thả vào nước luộc ngan, hầm trong khoảng 20 phút.
Nêm gia vị nồi canh măng rồi cho miến vào chần.
Sau đó vớt miến ra bắt, cho thịt ngan, măng, hành và mùi tàu lên trên.
Cuối cùng, chan nước canh măng vào bát và ăn nóng.
Nguyên liệu:
- Bắp bò: 400g
- Chả lụa: 300g
- Thịt chân giò heo: 300g
- Bún tươi: 1kg
- Hành tím: 2 củ
- Hành tây: 1 củ
- Bắp chuối
- Sả: 1 bó
- Gia vị: mắm, muối, hạt tiêu
- Rau sống ăn kèm
Cách làm
Luộc qua bắp bò, giò heo, sau đó vớt ra, để ráo nước.
Cho bắp và giò vào nồi đun nước dùng cùng với sả đã đập rập và hành tím băm nhỏ. Sau khi nước sôi, cho nhỏ lửa và hầm trong khoảng 30 phút. Sau đó vớt bắp bò ra để riêng. Tiếp tục hầm chân giò.
Hòa gói gia vị dành riêng cho bún bò Huế vào nước dùng. Cho thêm hành tây, muối, hạt nêm, đường, bột ngọt vào và đun khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
Cho bún đã chần nước sôi vào bát, thái bắp bò và chả lụa thành miếng và xếp vào tô. Cuối cùng chan nước dùng lên để thưởng thức.
Bún bò Huế thường được dùng thêm với rau sống, rau muống xé sợi và bắp chuối bào để giữ vị truyền thống vốn có của món ăn này.
Trung Linh
Người Sài Gòn ăn sáng thời cách ly xã hội: Cơm tấm, hủ tiếu, phở; ăn bữa đã đời!
Sài Gòn khác hẳn Hà Nội vì thói quen thích ăn ngoài đường, từ sáng tới trưa, từ trưa tới tối. Giờ đây, dịch Covid-19 đã làm đảo lộn mọi thứ, người ta bắt đầu nhớ quay quắt thú ăn sáng ngoài đường ngày xưa.
Thời cách ly xã hội, ai cũng ở nhà tự ăn để bảo vệ mình và cộng đồng. Những bữa ăn sáng trong ký ức mới bao ngày trước đã sớm hiện về.
Thú ngồi ăn cơm tấm dĩa giờ không còn nữa, mà phải mua mang đi.
Người Hà Nội hầu hết đều có thói quen ăn sáng ở nhà, trừ nhiều người lao động, buôn bán khu phố cổ thì hay ăn sáng ngoài đường. Dịch Covid-19 cũng không ảnh hưởng tâm trạng "phải ăn nhà" đối với người Hà Nội nhiều cho lắm.
Tuy nhiên, với một TP.HCM sôi động, sáng ra rầm rập, rầm rập, người ta lao đi làm, tranh thủ ngồi ăn sáng trước khi đến công sở, công ty thì gần hai tháng nay, tâm trạng nhiều người đã trở nên hụt hẫng. Mới có gần hai tháng mà tưởng như bữa sáng quen thuộc đã trở thành "ngày xưa".
Hết cách ly chắc ra đường ăn hết bữa sáng quen thuộc
Chị Thanh Trúc, người Hà Nội đã chuyển vào Sài Gòn sống hơn 10 năm nay cảm tưởng: Chỉ cần Sài Gòn hết dịch, hàng quán được phép mở cửa trở lại và buôn bán bình thường thì tôi có cảm giác người Sài Gòn sẽ lao hết ra đường ăn những bữa sáng quen thuộc của họ, chứ không lựa chọn ăn ở nhà.
Có mặt tại quán cơm tấm quen thuộc trên đường Bà Hạt (gần chợ Nguyễn Tri Phương) của bà chủ quán Mỹ Hạnh, chị Ngọc Tâm (quận 10) chia sẻ: Nay vắng hoe à, có ai ngờ là trước đây người ta xếp hàng chờ ngồi ăn và mua về mỗi sáng. Thằng con thèm quá nó bảo má đi mua mang về. Đây là quán cơm tấm quen thuộc của tôi mỗi sáng hơn 10 năm qua.
Quán cơm tấm 626 Bà Hạt, quận 10 trước đây khách xếp hàng chờ ăn, nay chỉ bán mang đi
Nửa nhân viên quán cơm tấm đã nghỉ vì ít khách đi nhiều và chỉ bán mang về, nhưng khách ruột của quán vẫn phải lao ra đường đi mua mang về mỗi khi thấy thèm. Tất nhiên, đã là khách ruột của quán thì sao không nhớ cái cảm giác ngồi ăn trong cái quán nhỏ và tấp nập này, kêu một dĩa cơm sườn bì hay sườn bì chả trứng, cơm cháy thêm, rưới mỡ hành, tóp mỡ béo ngậy. Khách tự phục vụ trà nóng hay trà đá từ thùng nước trà ngay lối ra vào.
Sườn nướng là món rất khó làm ngon ở nhà, Sài Gòn cũng không phải quán nào cũng ướp và nướng ngon, vì vậy, các quán cơm tấm lâu đời đều có lượng thực khách đông đảo và rất trung thành.
Dĩa cơm tấm sườn bì quen thuộc ở quán cơm tấm 626 Bà Hạt trước khi có dịch Covid-19
Nay khách hàng phải mua đem đi
Người ta nói, muốn làm giàu ở đất Sài Gòn này chỉ cần giỏi một trong bốn nghề: cơm tấm, hủ tiếu, phở và bún bò. Là vì, đây là món người Sài Gòn ăn đều mỗi sáng. Có người chuyên ăn phở, có người chỉ mê hủ tiếu, có người luân phiên ăn bốn món kể trên.
Ông A Phúc, ngụ ở quận 5 thì cho rằng, hủ tiếu mềm của người Hoa là món ăn sáng thường xuyên nhất của người Chợ Lớn nhiều tuổi (giới trẻ người Hoa thì thích ăn dimsum). Hủ tiếu mềm khá giống sợi phở của Việt Nam, to bản hơn và mỏng hơn, mượt hơn và dai dai. Hủ tiếu mềm có gà, bò viên, sa tế, khác với dòng hủ tiếu Nam Vang thường nấu với tim, cật, gan, trứng cút, sườn...
Đối với dân Chợ Lớn, không được ăn hủ tiếu mỗi sáng thì đã mất đi nhiều phần ý nghĩa cuộc đời. Ngồi quán ăn rồi còn "nhẩm" trà nóng. Tôi từng thấy một vị đại gia Chợ Lớn là khách ruột của một tiệm hủ tiếu mì người Hoa quận 11 sáng nào cũng ăn vào 8 giờ, ngồi đúng một chỗ quen thuộc. Chủ quán nói, ông ấy đã ngồi như vậy từ hồi mở quán tới giờ (hơn 10 năm). Giờ đây, ông ấy hẳn đang phải ăn sáng ở nhà và hoài niệm.
Tiệm hủ tiếu mì của người Hoa ở quận 11, trước dịch Covid-19 thường mở cửa từ sớm cho người ta ăn sáng, chỉ bán đến trưa là đóng cửa.
Tô mì đặc trưng của người Hoa cho bữa sáng
Hủ tiếu mềm bò viên của người Hoa
Hủ tiếu sa tế ở quận 5
Những ai là "fan ruột" của quán mì sườn Lò Siêu (quận 11) thì hẳn sẽ nhớ, mỗi sáng ở đây đều đông nghẹt khách. Quán trước đây đông đến nỗi thực khách phải chờ 15 phút mà vẫn cam lòng vì quá ngon. Miếng sườn mềm chỉ cần đũa đã xé rời ra, là món ăn sáng quen thuộc của những ai yêu thích ẩm thực người Hoa Chợ Lớn.
Mì sườn Lò Siêu ở quận 11
Chị Hồng Thương, ngụ ở quận 3 thì cho rằng, buổi sáng mà ngồi ăn hủ tiếu hẻm là thời khắc sung sướng nhất. Hẻm Sài Gòn yên tĩnh, đầu hẻm luôn có xe mì hay hủ tiếu, người Sài Gòn bước ra khỏi cái nơi quá quen thuộc là cái nhà mình và văn phòng làm việc của mình, thì như một sự thay đổi không gian thật kỳ diệu và sảng khoái.
Hủ tiếu Nam Vang hẻm Võ Văn Tần, quận 3
Hủ tiếu cua tôm trên đường Nguyễn Trãi, quận 1
Hủ tiếu Nam Vang
Anh Hồ Thương, ngụ quận 10 cho biết: Mấy nay vợ cho ăn mì gói phát ngán. Hỏi sao không đổi bữa chứ ăn mì gói vừa nóng vừa ngán, vợ tui thủng thẳng: Mười mấy năm nay ông thích ăn ngoài đường, tui không có luyện tay nghề nấu nướng nên không biết nấu đồ ăn sáng!
Quả thật, cánh mày râu ở Sài Gòn không có khái niệm ăn sáng ở nhà. Ngoài đường thiếu gì món ngon mà phải ăn nhà, rồi bắt vợ nấu nướng chi cho cực khổ. Phần lớn, các ông sẽ chọn ăn phở hay hủ tiếu, cơm tấm, ăn cả đời không biết ngán luôn.
Thèm tô phở bò đặc trưng Sài Gòn lắm rồi
Anh Hồ Thương than thở: Dịch Covid-19 mà kéo dài lâu, chắc người ta sẽ quên mất phở, cơm tấm, hủ tiếu có mùi vị thế nào mất. Thì ra, trước đây ăn sáng ở tiệm ở quán là một niềm hạnh phúc mà không ai nhận ra nó quý giá đến nhường nào.
Cho tới khi dịch Covid-19 đến.
Giang Vũ
Hết dịch nhất định phải lượn lờ phố cổ, ăn bát phở bò, ngồi trà đá Hồ Gươm Chưa bao giờ cuộc sống thường ngày tưởng chừng nhàm chán và là điều "đương nhiên" lại trở thành một niềm mơ ước như lúc này. Vậy hết dịch thì làm gì? Việc đầu tiên bạn làm khi hết dịch là gì? Lần đầu tiên trong lịch sử, người Hà Nội mới chứng kiến cảnh đường phố vắng hoe, hàng quán đóng cửa...