5 món ăn dân dã thời bao cấp trở thành đặc sản thời hiện đại
Tóp mỡ, cà dầm tương, trứng ung…là những món dân dã và rẻ tiền thời bao cấp nhưng ngày nay, những món này lại trở thành đặc sản, khiến nhà giàu cũng tranh nhau mua.
Nếu bạn nghĩ rằng những món ăn thời bao cấp như tóp mỡ, trứng ung, cà dầm tương chẳng còn vị trí quan trọng trong đời sống hiện đại, vẫn chỉ là những món ăn “rẻ tiền” thời khốn khó, thì chắc chắn bạn đã lầm. Những món ăn dân dã một thời giờ đây trở thành “đặc sản” trong các bữa cơm gia đình hiện đại, không những thế còn được nhiều người tìm mua bằng được.
Tóp mỡ
Đứng đầu danh sách món ngon “thời ông bà anh” chắc chắn phải kể đến tóp mỡ. Tóp mỡ chính là mỡ lợn được rang lên đến khi khô kiệt. Thời bao cấp, sau khi nhận thịt theo khẩu phần, các gia đình sẽ lọc thịt ra từng loại như: thịt nạc đem làm ruốc, thịt mỡ thì rán lấy mỡ nước dùng xào nấu món ăn, tóp mỡ cũng được giữ lại để nấu ăn dần.
Tóp mỡ rim mắm là món ngon đặc sản trong bữa cơm gia đình. (Ảnh: Dân trí)
Ngày nay tóp mỡ vẫn là món ăn được săn lùng. Thậm chí có giá thành không hề rẻ và phải đặt trước 2-3 ngày mới mua được. Ở một số cơ sở bán tóp mỡ ở Hà Nội, món này có giá lên tới 400 nghìn/ kg nếu dùng loại thịt ba chỉ ngon, rẻ hơn thì khoàng 250-300 nghìn đồng. Vì vị thơm ngon khó cưỡng, lại rất đưa cơm, nhiều gia đình hiện đại vẫn “tích trữ” món tóp mỡ để làm nhiều món như rang cùng cơm, làm kho quẹt, om dưa và rim mắm, xào tỏi.
Cà dầm tương
Để làm món cà dầm tương, cần nhiều thời gian và công sức. (Ảnh: Trọng Nghĩa/ VNE)
Cà dầm tương cũng là món ăn rất đưa cơm, được coi là “món quý” trong bữa cơm của các gia đình hiện đại. Món này đặc biệt không thể thiếu vào những ngày hè nóng nực. Nhiều người thậm chí thú nhận vào mùa hè, chỉ cần bát cơm, miếng cà dầm tương chan cùng canh rau muống luộc là thỏa mãn. Nếu cầu kỳ hơn thì ăn cùng canh mướp nấu cua hoặc đơn giản nhất là cơm cùng cà là xong bữa.
Là món ăn dân dã thời bao cấp nhưng ngày nay, để làm được món cà dầm tương, phải mất nhiều thời gian và công sức. Cà được chọn ủ là giống cà bát trắng to bằng lòng bàn tay, chắc và đậm ruột, màu sáng. Sau khi muối khoảng 20 ngày, cà sẽ được ép kiệt nước. Sau đó, cà muối được lau sạch nước rồi mới thả vào chum tương. Thời gian cà ngâm trong tương tối thối thiểu khoảng 6 tháng mới có thể dùng được. Cà dầm tương dai giòn nhẹ, khi ăn ban đầu có vị mặn đậm, nhưng nuốt vào không thấy gắt mà có vị ngọt.
Trên thị trường, giá của loại cà này rất đắt, trung bình khoảng 25.000-30.000 đồng/quả. Đối với loại cà dầm tương có trọng lượng từ 0,5-1kg có giá 50.000 đồng/quả. Không chỉ mua về ăn, nhiều người còn mua về làm quà biếu, thậm chí nhiều người sống ở nước ngoài cũng thường xuyên mang thức quà quê hương sang đó để anh em, bạn bè cùng thưởng thức.
Trứng ung
Trứng gà ung thực chất là một loại phế phẩm trong chăn nuôi.
Trứng gà ấp dở hay còn gọi là trứng gà ung, là một loại phế phẩm trong chăn nuôi thường bị vứt bỏ. Thời xưa do cuộc sống khó khăn, trứng ung được tận dụng làm món ăn trong bữa cơm gia đình. Thế nhưng vài năm trở lại đây, món trứng ung gây sốt trở lại, được rao bán nhiều trên mạng xã hội.
Trứng gà ấp dở có đặc trưng luộc lên lòng đỏ sẽ loãng ra như bã đậu, lòng trắng sần sật giống cùi dừa. Loại trứng này thường được các chủ hộ sàng lọc sau từ 9 – 10 ngày ấp nếu không đảm bảo yêu cầu. Có lẽ nhiều người thích ăn trứng gà ấp dở vì nó có vị bùi, béo ngậy đặc trưng.
Video đang HOT
Rau sắn là loại rau được trồng nhiều ở thời bao cấp, từ miền núi, đồng bằng, ngoài ruộng, đến trong vườn, trong ao. Xưa kia, rau sắn được nhiều gia đình tận dụng để muối chua như dưa muối ngày nay.
Vài năm trở lại đây, món ăn dân dã này lại được chào bán rầm rộ và khá đắt khách. Trung bình, một bát rau sắn muối chua có giá từ 10.000 đồng – 15.000 đồng/ bát. Nhiều người ở các thành phố lớn thường mua loại rau này về chế biến các món ăn như: xào thịt, nấu canh xương, kho bò…
Bèo tây được các bà nội trợ săn lùng có lẽ vì nó không khác gì một loại rau sạch.
Bèo tây, hay còn gọi là lục bình ở các vùng quê, vốn được dùng để làm thức ăn cho gà, vịt, lợn,… Nhưng ngày nay bèo tây lại trở thành món ăn sang khó kiếm. Nhiều bà nội trợ săn lùng bèo tây để nấu canh, làm nộm bèo hay xào bèo với thịt, bò, tôm… Có lẽ vì bèo tây sống trên mặt nước, lại lấy ở những vùng hồ, đầm, ruộng trũng bỏ hoang nên đảm bảo ngon sạch, không lo độc hại.
Ở các khu chợ dĩ nhiên không có bán bèo tây, muốn ăn món này thì phải lặn lội về quê, nhờ người nhà ra các vùng hồ, đầm hay những khu ruộng trũng mà dân bỏ hoang để tìm hái những thân bèo tây non nhất rồi đem về thành phố cất tủ lạnh ăn dần. Trong khi đó ở một số nhà hàng có phục vụ món này, một đĩa bèo tây xào hoặc nộm có giá khoảng 30-50 nghìn đồng.
Hải Vân
Mách bạn cách làm tóp mỡ chiên nước mắm siêu ngon cực đơn giản
Tóp mỡ chiên nước mắm là món ăn tuy dân dã nhưng vô hấp dẫn. Cái bùi bùi, béo béo và cảm giác giòn sụn khi cắn khiến ai lấy cũng phải mê mẩn.
Phần hướng dẫn cách làm tóp mỡ chiên nước mắm đảm bảo sẽ cho bạn thành quả như mong đợi. Vậy hãy cùng tham khảo bài chia sẻ dưới đây nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu
Muốn món tóp mỡ chiên nước mắm sau khi hoàn thành ngon thì khâu lựa chọn nguyên liệu rất quan trọng. Trong đó, thành phần không thể thiếu đó chính là tóp mỡ. Để làm ra tóp mỡ, bạn có thể sử dụng thịt ba chỉ hay mỡ khổ tùy vào sở thích của người ăn. Lưu ý là hãy chọn phần mỡ hoặc phần thịt tươi một chút. Và tốt nhất hãy chọn mua ở nơi có kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm mỗi ngày nhé.
Mỡ khổ để làm tóp mỡ chiên nước mắm
Dưới đây là các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món tóp mỡ chiên nước mắm cho 4 người ăn:
Nửa cân thịt ba chỉ hoặc mỡ lợn
1 củ tỏi1 đến
2 củ hành tím
1 đến 2 trái ớt tươi
1 thìa cà phê ớt bột
1.5 thìa cà phê đường trắng
2 thìa cà phê nước mắm nguyên chất
1 thìa cà phê mì chính
1 thìa cà phê tương ớt
1.5 thìa cà phê nước lọc
Nửa thìa cà phê giấm gạo
Hướng dẫn cách làm tóp mỡ chiên nước mắm
Cách làm tóp mỡ chiên nước mắm phải trải qua đầy các bước. Từ sơ chế nguyên liệu cho đèn làm nước mắm theo đúng tỷ lệ. Bạn không nên bỏ qua bất kỳ công đoạn nào nếu muốn món ăn mình làm ra vừa ngon lại vừa đẹp mắt.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu là bước đầu tiên bạn cần làm trước khi bắt tay vào làm các công đoạn. Phần sơ chế này cũng không khó lắm trong đó quan trọng nhất vẫn là phần làm thịt ba chỉ hoặc mỡ khổ. Ở đây mình sẽ lựa chọn mỡ khổ thay vì thịt ba chỉ.
- Sơ chế mỡ: Ngâm vào phần nước muối pha loãng trong vòng vài phút để loại bỏ bụi bẩn, máu tanh. Sau đó rửa thật sạch lại bằng nước lạnh rồi để cho ráo nước. Tiếp theo bạn hãy lọc bỏ phần mỡ và phần bì riêng ra. Việc này giúp cho quá trình chiên mỡ sẽ không bị nổ hay mỡ bắn vào người gây nguy hiểm. Tiếp nữa, bạn cần thái mỡ thành từng miếng vừa bằng đầu ngón tay. Chú đừng thái quá to hoặc quá nhỏ.
- Sơ chế các gia vị: Các gia vị như hành và tỏi thì bạn cần bóc vỏ, rửa sạch rồi băm hoặc xay nhuyễn. Riêng với ớt, bạn phải loại sạch phần hạt rồi mới băm. Bởi phần hạt ớt thường rất cay và có vị đắng nên sẽ làm ảnh hưởng đến vị các nguyên liệu khác.
Bước 2: Chiên tóp mỡ
Sau khi đã sơ chế mỡ xong, bạn sẽ chuyển qua khâu chiên mỡ. Đầu tiên hay làm sạch chảo, lau thật khô rồi bắc lên bếp, bật lửa to vừa phải. Sau đó đổ mỡ lên chảo rồi bắt đầu chiên. Trong quá trình chiên, bạn cần đảo mỡ thật đều tay để mỡ vàng đều và không bị cháy. Chú ý không nên chiên quá kỹ dễ khiến cho phần tóp mỡ bị cứng, mất đi vị thơm béo.
Chú ý không nên chiên quá kỹ dễ khiến cho phần tóp mỡ bị cứng
Để việc chiên tóp dễ dàng hơn, bạn có thể sử dụng nồi chiên không dầu. Hãy tham khảo danh sách nồi chiên không dầu loại nào tốt nhất trên VietReview.vn để chọn ra sản phẩm phù hợp.
Khi đã cảm thấy mỡ tóp đi và vàng đều rồi, lúc này bạn cần vớt ra rổ có lỗ thưa hoặc giấy thấm dầu. Tiếp theo là tiếp hành phi tỏi, hành. Hãy chừa lại một chút mỡ trên chảo đi phi các gia vị trên. Sau khi phi hành, tỏi xong hãy dồn vào lọ thủy tinh để vào trong ngăn mát tủ lạnh.
Bước 3: Làm nước mắm
Phần nước mắm có tính quyết định đến độ thơm ngon của món ăn. Vì vậy, bạn phải thật cẩn thận trong quá trình pha, cần pha đúng tỷ lệ. Việc này giúp cho nước mắm không bị chua quá, cay quá, hay mặn quá.
Phần nước mắm có tính quyết định đến độ thơm ngon của món ăn
Với 4 người ăn mình sẽ pha nước và theo tỷ lệ sau: 2 thìa cà phê nước mắm, 1 giá cà phê mì chính, 1.5 thìa cà phê nước lọc, 1.5 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê ớt băm, 1 thìa cà phê tươi ớt. Trộn tất cả gia vị trên lại với nhau rồi khuấy cho tan.
Bước 4: Làm tóp mỡ chiên nước mắm
Đây bước rất quan trọng trong phần hướng dẫn cách làm tóp mỡ chiên nước mắm. Phần tóp có thấm đều gia vị hay không phụ lớn vào bước này.
Tóp mỡ chiên nước mắm ngon nhất khi ăn kèm với cơm trắng
Bạn cần bắc chảo lên bếp, cho thêm một chút mỡ. Khi mỡ nóng già hay cho thêm tỏi, hành băm rồi phi thơm. Tiếp đến cần giảm lửa nhỏ và cho nước mắm vào. Khi thấy nước mắm đã có độ sền sệt, bạn hãy đổ phần tóp vào chảo, đảo đều tay trong vòng 2-3 phút.
Khi tóp mỡ đã thấm đều nước mắm chua cay, hãy tắt bếp và vớt ra. Món này ngon nhất khi ăn kèm với cơm trắng. Nếu còn thừa bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Với phần hướng dẫn cách làm tóp mỡ chiên nước mắm vừa rồi, hy vọng bạn đã bổ sung thêm được một công thức món ngon. Chúc bạn sẽ thực hiện thành công món tóp mỡ chiên nước mắm cho gia đình mình thưởng thức!
Ở nhà chống dịch: Làm ngay bánh khoai mỡ chiên thơm nức mũi ai nhìn cũng phát thèm Bánh khoai mỡ chiên có lớp nhân thơm dậy mùi khoai hòa quyện với sữa sẽ là món ăn vặt thú vị cho gia đình bạn trong những ngày cách ly ở nhà đấy! Bánh khoai mỡ chiên là món ăn dân dã phổ biến của người dân miền Tây, nguyên liệu chính là khoai mỡ và các loại bột, có màu tím...