5 mẹo vàng trong chi tiêu giúp vợ chồng trẻ không bao giờ lo hết tiền
Chi tiêu thế nào cho hợp lý luôn là câu hỏi khó đối với mỗi cặp vợ chồng trẻ. Nếu không cẩn thận rất có thể các bạn sẽ tự đẩy mình vào trình trạng: ‘Chưa hết tháng đã hết tiền’.
Bước chân vào cuộc sống hôn nhân nhiều bạn trẻ còn bỡ ngỡ không biết phải quản lý chi tiêu gia đình như thế nào.
Bởi trước đó họ đã quen với cuộc sống độc thân, ăn tiêu thoải mái tự do, thích gì mua đó, chỉ cần biết hôm nay chứ không quan tâm ngày mai, ngày kia thế nào.
Cuộc sống gia đình với hàng trăm thứ phải lo chưa tính tới những khoản phát sinh bất khả kháng liên quan tới nội ngoại hai bên mà vợ chồng trẻ buộc phải chi tiêu.
Chính vì vậy ngay từ những ngày đầu kết hôn, các bạn cần ý thức rõ về việc chi tiêu như thế nào cho thông minh, vừa đảm bảo cuộc sống hàng ngày lại để ra được 1 khoản dự phòng cho tương lai. Tránh cảnh đầu tháng no, cuối tháng đói.
Dưới đây là 5 giải pháp vàng giúp vợ chồng trẻ có thể quản lý chi tiêu tốt hơn
1. Lập kế hoạch mua sắm cụ thể
Hãy nhớ, bạn không còn độc thân, không còn có thể chi tiêu theo ý thích. Hàng tháng, bạn nên cùng chồng ngồi lại với nhau để lập 1 danh sách những thứ thiết yếu cần mua, phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi mua bất cứ 1 món đồ gì, xem nó có thật sự cần thiết với vợ chồng bạn hay không.
Video đang HOT
Bạn cũng phải bỏ thói quen dùng hàng hiệu hay chạy theo đồ công nghệ mới. Nếu ngày trước vừa thấy một chiếc điện thoại đời mới ra đời với những tính năng vượt trội, bằng mọi giá bạn phải chinh phục, mua bằng được nó thì bây giờ bạn phải kiềm chế lại. Vì phương châm số 1 của bạn là tiết kiệm, hạn chế tối đa việc mua sắm.
2. Trích 1 khoản gửi tiết kiệm
Dù ít nhưng mỗi tháng sau khi nhận lương, vợ chồng bạn nên trích ngay 1 khoản nho nhỏ gửi tiết kiệm ở một ngân hàng uy tín. Số tiền gửi có thể chỉ 2 đến 3 triệu, lãi suất thấp nhưng nó là một việc vô cùng cần thiết giúp bạn tích lũy cho tương lai.
Hơn nữa nó cũng tạo cho bạn cảm giác yên tâm rằng mình luôn có 1 khoản để dành chứ không phải lúc nào cũng trong tư thế “vô sản”.
3. Mua trả góp cũng là 1 cách hay
Không cần thiết phải đợi đủ tiền mới dám mua những thứ nằm trong kế hoạch mua sắm nếu như thứ đó là thiết thực, quan trọng với cuộc sống của vợ chồng bạn.
Chẳng hạn, nếu vợ chồng bạn đều có thu nhập mà chưa có nhà thì bạn nên nghĩ tới việc mua nhà trả góp. Tuy 1 tháng phải trả thêm 1 khoản lãi nhưng đổi lại bạn được tự mình sở hữu căn nhà trong mơ, cuộc sống sẽ thoải mái dễ chịu hơn.
Đặc biệt, khi bạn xác định rõ trên lưng mình đang có 1 khoản nợ, buộc vợ chồng bạn phải nỗ lực cố gắng hết mình để lo kiếm tiền cũng như chi tiêu tiết kiệm mà trả nợ.
4. Tự nấu ăn
Tự nấu ăn không chỉ giúp vợ chồng bạn tiết kiệm được 1 khoản chi phí rất lớn mà sức khỏe của vợ chồng cũng được đảm bảo hơn.
Ngoài ra, việc tự nấu ăn còn giúp tình cảm vợ chồng thêm gắn kết bởi sẽ chẳng gì hạnh phúc bằng đi làm về vợ chồng cùng nhau vui vẻ nấu những món ăn ngon, tạo không khí ấm áp gia đình.
5. Học cách “thờ ơ” với các chương trình khuyến mại
Trước đây, khi bạn còn là cô nàng độc thân, chỉ cần đợi có chương trình khuyến mãi là sẵn sàng lên đường để săn những món đồ thời thượng.
Bây giờ bạn phải học cách “thờ ơ” trước tiếng mời gọi của những đợt xả hàng, giảm giá từ các thương hiệu bạn đam mê. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được 1 khoản trông thấy để lo chi tiêu vào những việc khác cần hơn.
Còn nếu bạn vẫn cố “sa chân” vào những đợt siêu giảm giá đó, có thể bạn sẽ ôm được rất nhiều món đồ bạn thích.
Có điều mọi thứ sẽ trở thành vô nghĩa khi cuối tháng vợ chồng bạn nhẵn ví rồi lại lao đao lo vay mượn. Thậm chí mâu thuẫn gia đình cũng sẽ bắt đầu nảy sinh từ đó. Nên tốt nhất bạn hãy kiềm chế, học cách nói không với hàng giảm giá.
Giang Nguyễn
Có nên cãi lời cha mẹ để mua ôtô khi nhà cửa chưa có
Vợ chồng tôi chẳng se sua gì, chỉ mong có xe đi về cho nhàn.
Tôi 29 tuổi, làm kỹ sư xây dựng. Vợ 28 tuổi, làm kế toán. Chúng tôi cưới nhau được 3 năm, có một đứa con 22 tháng. Vợ chồng đi làm cách nhà nội ngoại mỗi bên khoảng 100 km, con đang gửi nhà nội. Lương chúng tôi tầm 20 triệu mỗi tháng, chi tiêu cho con, ăn uống, đi lại bằng xe máy, cũng còn dư tầm 10 triệu/tháng. Chúng tôi đang ở nhà người cậu (cậu mua nhà để đó rồi đi định cư nước ngoài), không tốn tiền thuê nhà, không nợ nần ai, có dư trong tài khoản hơn 300 triệu và một miếng đất.
Con gửi bên nhà nội, chúng tôi đi về mỗi tuần; công việc vợ nhiều nên chiều thứ 6 sớm nhất cũng tầm 8 rưỡi tối chúng tôi mới chạy xe máy về tới, chiều chủ nhật lại đi khoảng 100 km về chỗ làm việc. Cơ địa của vợ không tốt, hay đau lưng, tê mỏi tay chân, vừa rồi chúng tôi tính mua một chiếc ôtô 400 triệu, vay ngân hàng 100 triệu, trả dần trong 2 năm, để tiện đi lại. Nhà vợ và ba tôi không đồng ý, chỉ có mẹ tôi ủng hộ. Mọi người nói chưa có nhà cửa gì mà mua ôtô. Mấy hôm mưa gió mịt trời, đường vắng, tuy là quốc lộ nhưng chạy qua đồng ruộng cũng ngại, rồi những lúc con về ngoại hay đi lên tỉnh chích ngừa toàn thuê xe tự lái.
Tôi rất đắn đo, có nên cãi lời mà mua hay không. Vấn đề nuôi xe thì ở tỉnh rất "khỏe", nhà đang ở có sân rộng, mua xe cũng lựa loại tiết kiệm xăng, mua xe mới chứ xe cũ hư hỏng không có thời gian đi sửa. Tôi cũng tính bán miếng đất là vừa đủ mua căn nhà, nhưng tiềm năng đất ở đó lên giá cao, với lại ông bà nói còn trẻ cứ ở nhà thuê, nhà mượn đi. Giờ kẹt ở giữa tôi không biết phải làm sao. Mong mọi người chia sẻ. Tôi kể cụ thể ra để mọi người biết rõ hoàn cảnh mà tư vấn chứ không có khoe khoang gì đâu.
Theo vnexpress.net
Cày cuốc mãi mới mua được căn chung cư, không ngờ vừa nhận được nhà thì cả họ nhà vợ ùn ùn kéo nhau đến chỉ để làm việc này Vợ chồng tôi cưới nhau năm 2016, khi ấy chúng tôi 25 tuổi, hai vợ chồng bằng tuổi nhau. Vì còn trẻ, nhà cửa chưa có nên tôi bàn với vợ kế hoạch vài năm, khi nào có nhà, kinh tế ổn hơn sẽ sinh con. Thấm cái cảnh ở trọ vừa đóng tháng này đã lo tiền tháng khác nên cả hai...