5 mẹo nhỏ giúp hũ nến của bạn vừa thơm vừa bền đến dân sành chơi cũng chưa chắc đã biết
Đốt nến thơm và bền, có bí quyết cả đấy.
Nến thơm không chỉ là một thú vui “di dưỡng tinh thần” mà đã dần trở thành một liệu pháp nhỏ giúp thanh tẩy không gian sống trở nên tinh sạch, hỗ trợ dẫn dắt sinh khí vào nhà và đẩy lùi ẩm mốc, tà khí khỏi nhà.
Đặc biệt vào mùa thu đông, khi những cơn mưa phùn là điều kiện lý tưởng cho ẩm mốc trú chân thì nến thơm sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Hơn nữa, mùi thức ăn sau khi nấu, mùi thú cưng, mùi đồ đạc cũ, mùi bụi ẩm phủ trong nhà cũng cần đến mùi thơm hấp dẫn của những cốc nến thơm để làm sạch không gian.
Đốt một cốc nến, thắp một ngọn lửa rất đơn giản, nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một vài mẹo nhỏ, có thể giúp bạn thưởng thức tối ưu hũ nến của mình. Cùng một hũ nến, người thì đốt được vài tháng, người thì đốt được chưa đầy đôi tuần. Thú chơi nến thơm và bền, có bí quyết cả đấy.
Ngay cả những người yêu thích và chơi nến lâu năm cũng có thể bỏ qua những mẹo nhỏ hữu ích này.
1 – Đặt nơi hợp lý
Để cốc nến của bạn cháy đẹp và an toàn nhất có thể, điều quan trọng là bạn phải chọn nơi hợp lý hoặc những góc ngột khí cần đẩy khí cũ đi. Trên thị trường hiện nay có đủ các loại nến từ 1 đến 3 bấc phù hợp cho không gian từ nhỏ đến lớn. Tùy thuộc vào diện tích căn phòng, bạn sẽ chọn được cốc nến phù hợp để hương nến tỏa đều.
Video đang HOT
Nơi đặt cốc nến tránh gió lùa, xa cửa sổ và không đặt dưới điều hòa. Bằng cách này, ngọn lửa cháy vẫn dịu và ngăn ngừa các tình huống mất an toàn. Nơi đặt cốc nến nên tránh xa những vật liệu dễ bắt lửa hoặc những nơi không bằng phẳng.
2 – Cắt bấc
Đây có lẽ là điều mà chẳng mấy ai quan tâm khi thắp nến, nhưng bước nhỏ này lại thực sự quan trọng để cốc nến của bạn cháy đẹp và đều. Hầu hết các cốc nến, bấc nên được cắt trước khi đốt khoảng 3mm. Nếu bạn bỏ qua điều này, rất có thể ngọn lửa cao sẽ gây ra muội than và cháy nhanh hết sáp nến.
3 – Thời gian đốt đủ lâu
Khi bạn thực sự muốn sử dụng cốc nến của mình lâu nhất có thể và tận dụng tối đa hiệu quả của chúng thì bạn nên cho nến cháy đủ thời gian. Thời gian tắt nến hợp lý nhất là khi lớp trên cùng bị nóng chảy hoàn toàn tạo thành vũng tròn. Nếu bạn tắt nến sớm hơn, sáp nến khô lại và bám quanh bấc, lần tiếp theo khi thắp nến bạn sẽ lãng phí thêm thời gian đốt cháy hàng giờ để đạt được mùi hương ưng ý.
4 – Hiểu được thời điểm cốc nến “hết hạn đốt”
Hầu hết, các cốc nến được làm từ chất liệu thủy tinh, độ dày mỏng khác nhau và khả năng chịu nhiệt cũng khác nhau. Hãy dập tắt nến khi sáp còn cách đáy khoảng 1cm. Nến thường sẽ tự tắt vào thời điểm này, nhưng hãy để ý nếu chúng vẫn “cố tình” cháy. Bởi vì, nhiều loại cốc nến thủy tinh mỏng có thể bị nhiệt nóng quá và vỡ, nước sáp chảy ra dẫn đến không an toàn.
Hãy dùng dụng cụ chuyên biệt để tắt nến như chuông chụp nến bằng thép không gỉ để tránh muội than cùng mùi khét. Đừng dùng hơi thổi kiểu “Phù, phù…!” Như thế không chỉ khiến bạn bị ngạt hơi khét mà còn… kém sang nữa đấy!
5 – Tái chế hũ nến đã hết
Nếu cốc nến của bạn đã cháy hết gọn gàng và sạch đẹp, những chiếc cốc không đẹp đẽ thật tiếc khi phải bỏ đi. Lấy hết phần sáp thừa, vệ sinh sạch sẽ, bạn có thể tái sử dụng làm lọ đựng, ống cắm bút, trồng cây,… Hoặc đơn giản chỉ trưng bày những hũ không trên kệ cũng rất “nghệ” rồi.
Ban công trấn giữ nhà: Trong hấp thu khí lành của trời đất, ngoài hóa giải những hiểm họa chốn nhân gian
Ban công giống như một sự bài trí "xa xỉ" mà rất nhiều người chưa hiểu được hết tác dụng phong thủy chúng mang lại cho không gian sống.
Nhiều người cho rằng ban công chỉ là nơi ngắm nhìn cảnh quan, có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Đó là vì họ không hiểu được sự huyền diệu mà ban công mang lại.
Thực chất, ban công là một không gian kỳ diệu, là phiên bản cao cấp hơn cửa sổ, mở ra một tầm nhìn rộng lớn. Ngoài những lúc quanh quẩn giữa bốn bức tường thâm u, khi có ban công, người ta có thể lặng đứng dưới ánh ban mai để thu nhận tinh hoa đất trời. Trên được mặt trời chiếu sáng, dưới được hơi đất hun đúc.
Chính nhờ đó, ban công là nơi giao hòa giữa không gian sống và thiên nhiên đất trời. Gia đạo qua đó mà hút được khí lành, vận nhà nhờ đó mà thịnh đạt, hưng vượng, gia chủ thấu được ân huệ của đất trời.
Khí đi từ cửa chính, cửa sổ vào không phải lúc nào cũng là dòng khí cát lành. May mắn thay, tác dụng của ban công phần lớn là hấp thu khí lành trong nhân gian và hóa giải sát khí bên ngoài ngôi nhà.
Vị trí lý tưởng của ban công là phía Nam ngôi nhà hoặc căn phòng. Lan can ban công không phải nơi để ngồi, càng không phải chỗ để nằm nên ban công cần cao ngang khuỷu tay.
Ban công trống cũng không phải điều tốt. Để tụ hợp được khí lành và sinh khí được lưu giữ trong ngôi nhà, ban công cần trồng thêm hoa cỏ xanh tươi.
Các loại hoa cỏ, cây cối trông trên ban công nên xem xét tuỳ thuộc vào cảnh quan phía trước, tránh những mối nguy hại về hung sát.
Nếu xung quanh ban công không có sát khí hay góc nhọn, gia chủ có thể trồng các loại cây cứng cáp, phiến lá dày rộng, màu lá xanh giúp gia tăng vượng khí như vạn niên thanh, thiên tuế, phát tài, kim tiền, hoa sứ, trúc cọ...
Nếu như phía ngoài ban công có nhiều sát khí như ngã ba, góc nhọn thì gia chủ cũng cần bố trí cây cối để hoá giải hung hiểm. Ở trong nhà không nên bài trí các cây gai nhọn, nhưng trong trường hợp này, ban công sẽ cần đến năng lực hóa sát của các loại cây có gai nhọn để giữ ấm gia đạo như hoa hồng, xương rồng bà, long cốt, ngọc kỳ lân, ...
Ngoài cây cối hoa cỏ, gia chủ có thể lựa chọn một số vật phẩm trang trí cát tường, vật phẩm phong thủy giúp hóa giải điềm xấu, tôn tạo hưng vượng điềm lành như sư tử đá, rùa đồng, rùa đá, kỳ lân đá, ...
(Thông tin mang tính chiêm nghiệm)
Không phải toilet hay phòng tắm, 6 thứ bẩn không tưởng này lại nằm trong phòng khách, để lâu chỉ có sinh bệnh vào người Hãy dọn dẹp thường xuyên những thứ bám bẩn này để đảm bảo không gian phòng khách luôn sạch sẽ. 1. Điều khiển từ xa Bạn có chắc bản thân thường xuyên rửa tay trước khi cầm vào các đồ như điều khiển từ xa và các phụ kiện điện tử khác như bàn phím, tai nghe không? Đây là những thứ tích...