5 “mẹo” để “đá phăng” những nốt mụn xấu xí
Một buổi sáng thức dậy, khuôn mặt xinh đẹp của bạn bỗng dưng trở nên xấu xí vì những chiếc mụn đáng ghét. Những lời khuyên sau đây thực sự sẽ giải tỏa lo lắng này cho bạn.
Cuộc sống bận rộn, công việc căng thẳng,… là nguyên nhân khiến những nốt mụn xấu xí xuất hiện. Vì vậy, mà mụn không phải là nỗi phiền toái của riêng ai. Vậy, làm thế nào để những nốt mụn đáng ghét kia nhanh chóng biến mất là điều tất cả mọi người đều mong muốn. Sau đây là 5 cách giúp bạn thoát khỏi những chiếc mụn đáng ghét.
1. Benzyol Peroxide
Benzyol Peroxide là loại thuốc tốt nhất để trị mụn. Chỉ cần một chút Benzyol Peroxide là những chiếc mụn xấu xí kia sẽ giảm kích kỡ, bớt đỏ và dần dần biến mất. Benzyol Peroxide hiện nay được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên, vì nó là một dạng thuốc, vì vậy, hãy xin ý kiến dược sĩ về cách sử dụng và tác dụng phụ, để nó có thể phát huy tác dụng tối đa.
2. Đá, đá và đá
Video đang HOT
Chườm đá là cách tuyệt vời để giảm bớt sự xấu xí của những chiếc mụn. Hãy bỏ đá vào một chiếc túi, sau đó chườm đá lên mụn trong 10 phút. Việc chườm đá sẽ làm mụn bị đóng băng, các tế bào co lại và bạn sẽ thấy, cách làm này mang lại hiệu quả bất ngờ khi những nốt mụn xẹp nhỏ lại.
3. Kem đánh răng
Thủ thuật này được rất nhiều người sử dụng để trị mụn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng loại kem đánh rắng trắng, những loại kem đánh răng có màu hay có các thành phần tạo lốc xoáy sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Thời điểm tốt nhất để bạn sử dụng cách trị mụn bằng kem đánh răng là ban đêm, hãy bôi kem đáng răng lên mụn trước khi đi ngủ và rửa sạch chúng vào sáng hôm sau. Bạn cứ liên tục làm như vậy cho đến khi hết mụn.
4. Kem làm khô
Một trong những sản phẩm được đánh giá cao trong việc điều trị mụn chính là kem là khô của Mario Badescu, bởi vì tác dụng mà nó mang lại giống như một phép lạ. Kem làm khô không chỉ có tác dụng trị mụn mà còn là giúp bạn che đi các vết thâm do mụn để lại. Khi trang điểm bạn không cần phải xoá lớp kem này đi, bởi vì chúng không gây tổn hại gì cả. Hãy cứ sử dụng phấn nền và trang điểm theo cách bạn mong muốn trong khi kem làm khô tiếp tục thực hiện công việc của mình.
5. Chè gói
Trà túi là một giải pháp tuyệt vời để làm những chiếc mụn xấu xí giảm kích thước và bớt đỏ. Hãy đun một chút nước sôi, nhúng túi trà vào trong nước (trà xanh là tốt nhất) sau đó đắp túi trà lên mụn. Chỉ sau vài lần là khuôn mặt của bạn có thể thoát khỏi những chiếc mụn xấu xí và bừng sáng.
Theo PLXH
Phòng bệnh viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa
Viêm mũi dị ứng có thể gặp quanh năm nhưng những lúc thời tiết chuyển mùa bệnh thường xuất hiện nhiều hơn nhất là mùa nóng chuyển sang lạnh.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ chiếm nhiều hơn là ở tuổi trưởng thành và cả ở người cao tuổi. Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu.
Truy tìm "thủ phạm"
Người ta thấy rằng trong bệnh viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết đến hiện tượng dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy có một số giả thuyết giải thích về nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (kháng nguyên hay còn gọi là dị nguyên) đối với cơ thể.
Một số dị nguyên có khả năng gây nên viêm mũi dị ứng như bụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm (nấm mốc)... Những dạng này rất phổ biến ở nước ta và chúng thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn (Hapten) khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng thì xảy ra hiện tượng phản ứng tức thì.
Hiện tượng phản ứng dị ứng tức thì này xảy ra ngay ở lớp nhầy niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang... gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc mà được biểu hiện là ngứa, hắt hơi (có khi hắt hơi liên tục nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn).
Hắt hơi là một phản xạ nhanh, nhạy của cơ thể nhằm tống vật lạ ra khỏi vùng niêm mạc mà các dị nguyên vừa mới xâm nhập.
Cơ địa dị ứng cũng có liên quan mật thiết với bệnh viêm mũi dị ứng. Người ta đã tổng kết thấy rằng tỷ lệ người bị viêm mũi dị ứng mà có cơ địa dị ứng như viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, eczema, tổ đỉa, hen suyễn... thì tỷ lệ cao hơn người bị viêm mũi dị ứng mà không có cơ địa dị ứng...
Chính vì vậy, cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng cũng có người không bị. Ví dụ trong nhà có nuôi chó, mèo thì không phải mọi người đều bị viêm mũi dị ứng mà chỉ có một số ít người nào đó bị bệnh mà thôi (điều này còn liên quan đến sức đề kháng chung của từng người nữa).
Các tác nhân kích thích gây viêm mũi dị ứng cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường khác như qua da hoặc theo đường ăn uống.
Một số nét đặc trưng của viêm mũi dị ứng
Một số triệu chứng điển hình có thể gặp ở hầu hết người bị viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, chảy mũi nước, đặc biệt là hắt hơi hàng tràng liền nhất là lúc sáng sớm, vừa mới ngủ dậy. Khi viêm mũi dị ứng đã thành bệnh mạn tính thì có thể có hiện tượng nghẹt mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu (những triệu chứng này rất dễ nhầm với viêm xoang).
Nhiều trường hợp niêm mạc họng bị kích thích gây viêm còn có kèm theo hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn gây bệnh cơ hội.
Vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu cho thấy có một tỷ lệ người lành mang vi khuẩn này nhưng chúng không gây bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm và có hiện tượng viêm do kích thích... thì chúng trở nên gây bệnh cho ngay cơ thể mà nó đang ký sinh.
Các loại vi khuẩn như vậy gọi là vi khuẩn gây bệnh cơ hội như vi khuẩn S.pneumoniae, H. influenzae. Một số trường hợp viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài có thể có gây nên loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa chính là viêm mũi dị ứng theo mùa.
Loại viêm mũi dị ứng này tùy thuộc rất lớn vào thời tiết thay đổi theo từng mùa do xuất hiện các loại dị nguyên trong gió như phấn hoa, nấm mốc, các loại bụi nhất là bụi gần các khu công nghiệp, bụi ở vùng có tình trạng vệ sinh kém.
Chúng ta cũng nên biết thêm là ngoài viêm mũi dị ứng theo mùa còn có viêm mũi dị ứng quanh năm. Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng và không thuộc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh cấp cứu nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh và do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người bệnh.
Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị thoả đáng thì nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang dị ứng, polýp mũi, polýp xoang... Một đặc điểm nữa của bệnh viêm mũi dị ứng là trong điều trị cũng còn gặp không ít khó khăn và bệnh hay tái phát.
Có thể phòng bệnh viêm mũi dị ứng được không?
Viêm mũi dị ứng thật đa dạng và nhiều nguyên nhân, những trường hợp có cơ địa dị ứng cần cảnh giác cao với viêm mũi dị ứng.
Để góp phần hạn chế bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Nếu không thể không nuôi thì nên hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với chúng. Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng.
Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt nếu làm được như vậy sẽ hạn chế nấm mốc phát triển. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Hạn chế đến mức tối đa hút thuốc lá, thuốc lào.
Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường). Cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những người có cơ địa dị ứng thì cần giữ ấm cơ thể như mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm.
Khi nghi ngờ bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ, tốt nhất là khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng.
PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu
Theo SKĐS
"Lạc lối" trên Đại lộ Thăng Long Đại lộ Thăng Long giống như... đường làng Chỉ sau hai tuần Đại lộ Thăng Long chính thức thông xe, cả người đi đường và người dân sống hai bên Đại lộ mới cảm nhận được những điều "phiền toái" mà con đường mang đến. "Mua thêm" gần... 4 km mỗi ngày Dường như, chỉ đến khi đường cao tốc Láng - Hoà...