5 mẹo bạn nên biết khi chăm sóc dương xỉ trong nhà
Thông thường, chúng ta có thể quen với việc nhìn thấy dương xỉ được trồng ngoài trời, nhưng biến chúng thành những cây cảnh đẹp trồng trong nhà cũng là một ý kiến không tồi.
Chúng sẽ giúp làm tăng thêm sự mát mẻ cho bất kỳ căn phòng nào.
1. Cho dương xỉ nhiều ánh sáng gián tiếp
Hầu hết dương xỉ thích ánh sáng gián tiếp, có nghĩa là bạn nên tránh đặt chúng ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Dưới ánh nắng trực tiếp, lá cây có thể bị cháy, dẫn đến cây khô giòn. Thông thường, cửa sổ hướng Bắc hoặc Đông sẽ cung cấp lượng ánh sáng thích hợp hơn cho dương xỉ. Nhưng nếu thấy lá chuyển sang màu vàng và không phát triển nhiều thì có thể là cây đã không nhận đủ ánh sáng. Nếu cần bổ sung thêm ánh sáng cho cây dương xỉ, hãy thử sử dụng đèn chiếu sáng cho chúng vài giờ mỗi ngày.
2. Dương xỉ thích nhiệt độ
Bạn có thể giữ cho ngôi nhà của mình ở cùng nhiệt độ mà hầu hết các cây dương xỉ cần. Những cây này phát triển tốt nhất khi nhiệt độ ban ngày dao động từ 18-23C, và mát hơn khoảng vào ban đêm (thấp nhất là 12C). Hầu hết các loại dương xỉ được dùng làm cây trồng trong nhà đến từ các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, vì vậy chúng sẽ bị ảnh hưởng nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 10C. Vào mùa đông, bạn nên đảm bảo rằng cây dương xỉ không quá gần cửa sổ hoặc cửa ra vào, nơi mà những cơn gió lạnh có thể ập đến thường xuyên. Hãy bảo vệ chúng khỏi bất kỳ sự thay đổi nhiệt độ đột ngột nào theo hướng ngược lại bằng cách giữ dương xỉ tránh xa lò sưởi, lỗ thông hơi và các nguồn nhiệt khác.
3. Cung cấp nước và độ ẩm phù hợp cho cây
Nếu bạn luôn tưới nước cho cây dương xỉ trồng trong nhà, chúng sẽ phát triển tốt dưới sự chăm sóc ấy. Chúng thích đất ẩm đều, vì vậy hãy cố gắng không để cây bị khô hoàn toàn giữa các lần tưới. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như cây dương xỉ phanh, dương xỉ chân thỏ và dương xỉ Nhật Bản, chúng đều không ngại đất bị khô giữa các lần tưới nước. Để xác định xem bạn có nên thêm nước hay không, hãy ấn ngón tay của bạn vào đất sâu khoảng 3cm. Nếu khô, hãy tưới nước cho cây, và nếu vẫn còn ẩm, hãy đợi thêm vài ngày nữa.
Video đang HOT
Hầu hết các loài dương xỉ nhiệt đới cũng ưa độ ẩm cao. Chúng sẽ hoạt động tốt nhất trong phòng tắm, nhờ vào hơi nước, hoặc bạn cũng có thể phun sương bằng nước ở nhiệt độ phòng một hoặc hai lần một ngày. Cao cấp hơn, bạn có thể đầu tư một máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm cho cả phòng nếu không khí có xu hướng trở nên thực sự khô trong nhà.
4. Rắc phân bón theo lịch trình
Thỉnh thoảng, một ít phân bón sẽ giúp cây dương xỉ giữ được màu xanh tươi tốt. Bạn có thể thêm một loại phân bón tan chậm hoặc sử dụng phân bón cây nhà ở dạng lỏng với cường độ khoảng một tháng một lần từ đầu mùa xuân đến giữa mùa thu. Đừng bón phân cho chúng trong những tháng mùa đông, vì khi đó hầu hết dương xỉ sẽ không phát triển tích cực.
5. Thay cây nếu chúng mọc um tùm
Tùy thuộc vào sự phát triển, cây dương xỉ có thể cần được phân chia và thay chậu vài năm một lần. Một dấu hiệu tốt cho thấy cây dương xỉ của bạn đã phát triển vượt trội là khi bạn có thể nhìn thấy rễ trồi lên qua lỗ thoát nước, hoặc cây hơi nhô cao khỏi đất. Và nếu bạn nhận thấy cây dương xỉ đã không còn phát triển nhanh như trước đây, hãy thử chia nó làm đôi, trước khi thay chậu để rễ cây có thể lan rộng ra nhiều hơn. Thời gian tốt nhất để phân chia cây dương xỉ trong nhà là vào mùa xuân khi chúng đã sẵn sàng để bắt đầu sinh trưởng mới và phát triển trở lại.
Phân chia các loại cây cũng là một cách dễ dàng để mở rộng diện tích cây xanh trong nhà. Mặc dù một số giống dương xỉ có thể không dễ trồng như những loại cây trồng trong nhà, nhưng chúng rất xứng đáng để được trồng trong nhà của bạn./.
Thỏa đam mê với 720m2 đất vườn chồng tặng
Trên mảnh vườn rộng rãi, chị Tưởng thỏa sức vun trồng, chăm sóc cây trái, hoa lá, đó cũng là nơi gia đình chị nghỉ ngơi, tận hưởng không khí trong lành mỗi dịp cuối tuần.
Chồng mua mảnh đất hơn 720m2 tặng vợ nhân kỷ niệm 10 năm ngày cưới
Chị Dương Thị Tưởng (38 tuổi, sống tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) có sở thích trồng cây từ rất lâu. Vợ chồng chị hiện đang sống ở một căn chung cư ở TP. Biên Hòa, ở đây, chị tận dụng ban công và cửa sổ các phòng để trồng một số loại hoa và dưa.
Thấy vợ quá đam mê việc trồng trọt, mà ở chung cư diện tích lại chật chội, không đủ để vợ thỏa mãn đam mê. Việc chăm sóc cây cối ở chung cư cũng không được thuận tiện. Do đó năm 2020, nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày cưới, ông xã đã mua tặng chị Tưởng một mảnh vườn rộng 720m2 ở Đồng Nai để vợ có thể thỏa sức làm vườn, trồng trọt những loại cây cối yêu thích.
Từ mảnh đất ban đầu, vợ chồng chị Tưởng cho xây dựng nhà vườn.
Các khu vực trồng trọt lần lượt được hình thành.
"Khi nhận được món quà của chồng, mình vô cùng hạnh phúc. Hai vợ chồng cùng nhau lên kế hoạch thiết kế cho khu vườn. Vườn chỉ cách chung cư mình đang sống khoảng 15 phút chạy xe nên việc đi lại cũng rất thuận tiện. Ban đầu, trên mảnh đất chỉ có một vài loại cây ăn trái có sẵn do người chủ trước trồng. Vợ chồng mình đã cải tạo, đổ thêm đất và xây dựng các hạng mục.
Do không ở đó thường xuyên mà chỉ ghé qua vào các dịp cuối tuần nên vợ chồng mình chỉ xây căn nhà nhỏ khoảng 50m2, gọi là có chỗ che mưa che nắng mỗi lần cả nhà về nhà vườn nghỉ ngơi", chị Tưởng chia sẻ.
Kết quả, gia đình chị đã có được khu vườn sum suê cây trái.
Hồ cá Koi điều hòa không khí.
Trong khu vườn rộng thênh thang, chị Tưởng trồng một số loại hoa yêu thích như: Hoa hồng, hoa hướng dương, hoa lan, hoa mẫu đơn, hoa dâm bụt và rất nhiều các loại hoa khác. Ngoài ra, trái cây trong vườn có: Bưởi, cam, đu đủ, dừa, khế, mít, xoài, vú sữa, dưa chuột, dưa lưới... Rau thì có: Rau cải, đậu bắp, cà tím, đậu đũa, mướp đắng, cà chua...
Để tô điểm cho nhà vườn, vợ chồng chị Tưởng thiết kế thêm một hồ cá Koi và một cái ao để trồng hoa súng. Hồ cá Koi và ao hoa súng còn đóng vai trò điều hòa không khí, đem lại sự trong lành cho không gian nhà vườn.
Điểm nghỉ dưỡng lý tưởng mỗi dịp cuối tuần
Vốn đã có kinh nghiệm trồng trọt, chị Tưởng dành thời gian lên mạng, tham gia vào các hội nhóm trồng trọt để giao lưu và học hỏi thêm kiến thức từ mọi người. Để phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây cối, chị Tưởng tự chế hỗn hợp dung dịch tỏi, ớt, gừng và thuốc lào ngâm rượu để phun cho cây.
Do không ở nhà vườn thường xuyên mà chỉ ghé thăm vào dịp cuối tuần nên vợ chồng chị Tưởng lắp hệ thống tưới tự động, có hẹn giờ để tưới nước cho khu vườn, vừa đỡ vất vả lại có thể tưới nước đều.
Từ khi có khu vườn như mong ước, chị Tưởng rất vui và hạnh phúc vì được thỏa sức vun trồng, chăm sóc cho cây trái, hoa lá trong vườn rồi ngắm nhìn thành quả của mình. Sau mỗi tuần làm việc, học tập căng thẳng, cả gia đình chị Tưởng lại cùng nhau về nhà vườn để tận hưởng không gian trong lành. Con trai chị Tưởng cũng rất thích thú và hào hứng mỗi lần về thăm vườn, cậu bé cũng tham gia làm vườn, hỗ trợ thu hoạch cây trái.
Thỉnh thoảng vào những dịp lễ, gia đình chị Tưởng mời thêm bạn bè, đồng nghiệp tới nhà vườn chơi, ăn uống. Không gian xinh đẹp ở nhà vườn cũng là nơi cực kỳ lý tưởng để gia đình và bạn bè đến chơi có những bức ảnh lung linh.
Thỉnh thoảng chị Tưởng mời bạn bè tới chơi.
Hàng tuần, gia đình chị về nhà vườn nghỉ ngơi.
Rau trái sạch trong vườn chị Tưởng thu hoạch để phục vụ cho bữa cơm gia đình. Chị cũng thường xuyên chia sẻ cho anh chị em trong gia đình và hàng xóm.
Ngoài nhà vườn, hiện chị Tưởng vẫn duy trì việc trồng một số loại cây ở ban công chung cư như: Lan hoàng dương, dưa gang, dưa lê,... Do thời gian này vợ chồng chị Tưởng khá bận rộn với công việc nên đã thuê một người giúp việc ở nhà vườn để trông nom và chăm sóc ngôi nhà.
Rau trái sạch phục vụ cho bữa cơm gia đình.
Ảnh: NVCC
Không dễ để phủ xanh căn nhà Nếu trồng cây nội thất, bạn phải tìm hiểu về tính chất từng loại cây, môi trường xung quanh, khả năng chăm sóc của bản thân... trước khi nghĩ đến việc bài trí. "Có thể bạn theo đuổi chủ nghĩa tối giản, nhưng với cây xanh trong không gian, mọi thứ sẽ trở nên cuốn hút và liên kết với nhau hơn", Elia...