5 máy bay quân sự của Nga khiến Mỹ phải kinh hãi
Dù tin rằng “Nga không có khả năng so bì với thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5 của Mỹ”, Mỹ vẫn phải e dè vì độ phổ biến của máy bay Nga so với Mỹ.
Sputnik News dẫn tạp chí National Interest của Mỹ bày tỏ lo ngại về việc nhiều nước trên thế giới không cần đến những chiếc máy bay chiến đấu tối tân của Mỹ và phương Tây. Các nước này vẫn ưa thích dùng máy bay của Nga bởi các máy bay của Nga “thường là sự thay thế với giá cả hợp lý hơn rất nhiều so với Mỹ và phương Tây”.
Chính vì thế, tạp chí National Interest đã lên danh sách 5 loại máy bay quân sự của Nga khiến Mỹ phải lo ngại:
Sukhoi Su-27
Đứng đầu tiên trong danh sách này làSukhoi Su-27 (tên gọi của NATO là Flanker). Đây là loại máy bay được coi là linh hoạt nhất trên thế giới. Sukhoi Su-27 vẫn có thể dễ dàng điều khiển ngay cả khi đang bay với tốc độ cực thấp và với góc tấn công cực cao.
Máy bay Su-27 (Ảnh Sputnik News)
Điều này được thể hiện rõ ràng khi máy bay Sukhoi Su-27 dễ dàng thực hiện tư thế Pugachev’s Cobra (tạm dịch: Tấn công kiểu rắn hổ mang) tức là tạm thời duy trì góc tấn công 120 độ, một tư thế cực khó đối với rất nhiều loại máy bay chiến đấu trong rất nhiều các cuộc triển lãm hàng không quân sự quốc tế.
Sukhoi Su-27 chính là câu trả lời cho 2 loại máy bay chiến đấu F15 và F-16 của Mỹ. Ngay cả Mỹ cũng phải thừa nhận rằng Sukhoi Su-27 có ưu thế vượt trội so với 2 loại máy bay F-16 và F/A-18 của Mỹ nhất là ở khía cạnh tốc độ khi Sukhoi Su-27 có thể đạt đến vận tốc 2.252km/h so với 2.200km/h của F-16 và 1.900km/h của F/A-18.
Thậm trí, trang web Air Power of Australia còn khẳng định rằng, hỏa lực, tốc độ, độ linh hoạt, khả năng né tránh và tầm hoạt động của Su-27 cũng vượt trội so với F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ.
MiG-29
Đứng thứ 2 trong danh sách là chiếc máy bay nhỏ có tầm bay ngắn nhưng cực kỳ phổ biến Mikoyan’s MiG-29 (NATO gọi là Fulcrum).
Trang web Air&Space của Mỹ mô tả chiếc máy bay này: “Ngay lần đầu xuất hiện vào năm 1977, MiG-29- cũng như chiếc máy bay tiền thân MiG-15 là một lời khẳng định rõ ràng rằng: Liên Xô hoàn toàn có thể theo kịp công nghệ không gian của Mỹ”.
MiG-29 (Ảnh Sputnik News)
“Cộng đồng tình báo Mỹ lần đầu biết đến chiếc máy bay này từ những hình ảnh vệ tinh vào tháng 11/1977, khoảng thời gian chiếc MiG-29 bay lần đầu”.
Video đang HOT
“Chỉ cần nhìn vào kích thước và hình dáng, có thể nhận ra rằng, MiG-29 là đối trọng của F-16 và F/A-18″, ông Benjamin Lambeth, tác giả của cuốn sách “Không lực Nga trong thời khủng hoảng” phát hành năm 1999, nhận định.
Tạp chí National Interest cũng phải thừa nhận: “Trên thực tế, các cuộc thử nghiệm thời hậu Chiến Tranh lạnh của Không quân Đức cho thấy MiG-21 linh hoạt hơn nhiều so với F-16″.
Ngoài ra, chiếc MiG-29 còn là một chiếc máy bay chiến đấu đa dụng và có khả năng trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn AA-8 và tên lửa không đối đất AS-12.
Chính vì thế, từ năm 1983, MiG-29 đã được cải tiến để có thể thực hiện được những vai trò đặc biệt hơn.
Sukhoi Su-35
Sukhoi Su-35 (NATO gọi là Flanker-E) thực chất là biến thể của máy bay Su-27.
Tạp chí National Interest đã ca ngợi Su-35 là “máy bay chiến đấu tốt nhất trong số các máy bay đang hoạt động của không quân Nga”.
Theo tạp chí này, chiếc máy bay này có thể bay cao và bay rất nhanh trong khi có thể chở được rất nhiều loại vũ khí do được trang bị động cơ kép rất mạnh.
Su-35 (Ảnh Sputnik News)
Ngoài ra, với những công nghệ hàng không rất hiện đại, Su-35 là một đối thủ cực kỳ nguy hiểm đối với bất kỳ một máy bay chiến đấu nào của Mỹ, ngoại trừ máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed Martin F-22 Raptor.
Một quan chức Không quân Mỹ từng làm việc với máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35 cho biết, chiếc Su-35 có thể là một thách thức cực lớn đối với các loại máy bay tàng hình mới của Mỹ như chiếc F-35.
Điều này là bởi máy bay F-35 là máy bay tiêm kích và không thể đạt được tốc độ bay cực nhanh và trần bay cao như Su-35 và F-22.
“Su-25 có thể phóng tên lửa ngay cả khi đạt tốc độ Mach 1,5 (tức là gấp 1,5 lần tốc độ âm thanh) ở độ cao hơn 13,7km. Tuy nhiên, tầm hoạt động lý tưởng của chiếc máy bay này là ở độ cao 10km với tốc độ Mach 0,9 (tức là bằng 0,9 lần tốc độ âm thanh”, tạp chí National Interest nhận định.
Cũng theo tạp chí này: “Su-35 được thiết kết dựa trên khung của máy bay S-27 đầy sức mạnh và vốn đã vượt xa so với máy bay Boeing F-15 Eagle. Không những thế, Su-35 có khung nhẹ hơn, có động cơ đẩy vector 3 chiều và khả năng gây nhiễu cực mạnh”.
“Đây là mẫu máy bay chiến đấu tàng hình đa dụng được coi là câu trả lời trực tiếp cho các loại máy bay thế hệ thứ 5 của Mỹ như F-22 Raptor và F-35 Lightning II”, tạp chí National Interest viết.
“Thậm chí, Sukhoi T-50/PAK FA còn có một thiết kế cực kỳ phức tạp và hoàn toàn tương xứng nếu không muốn nói là vượt trội đối với các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ”, Trung Tướng Dave Deptula, Cựu Chỉ huy Tình báo Hải quân Mỹ, nhận định.
Sukhoi T-50/PAK FA (Ảnh Sputnik News)
“Sukhoi T-50/PAK FA có khả năng linh hoạt rất cao do được trang bị động cơ đẩy vector, đuôi máy bay có khả năng chuyển động và hệ thống khí động học cực kỳ tân tiến”, tạp chí National Interest viết.
“Trên thực tế, Sukhoi T-50/PAK FA được tối ưu hóa để đạng được ưu thế vượt trội trên bầu trời giống như F-22 nhưng lại có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn như F-35″, tạp chí National Interest kết luận.
Tupolev Tu-160
Máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160 (NATO gọi là Blackjack) là loại máy bay có tốc độ bay cực nhanh so với các loại máy bay ném bom chiến lược khác và có thể đạt tốc độ 2.220km/h, vượt xa so với B1-B Lancer (1.448km/h) và B-52 (1.000km/h) của Mỹ.
Tupolev Tu-160 (Ảnh Sputnik News)
Hơn thế nữa, Tupolev Tu-160 có tầm hoạt động lên đến 7.300km và được trang bị cả vũ khí hạt nhân và vũ khí truyền thống. Tupolev Tu-160 có thể phóng tên lửa Kh-55MS mang đầu đạn hạt nhân với sức công phá lên đến 200kt và tầm bắn lên đến 3.000km./.
Trần Khánh
Theo_VOV
TQ lộ ảnh máy bay do thám không người lái mới
Chiếc máy bay do thám không người lái Thần Điêu có thể giúp quân đội Trung Quốc khắc phục hạn chế về khả năng cảnh báo sớm và vươn ra biển lớn.
Ngày 3.7, trên các trang mạng Trung Quốc bất ngờ rò rỉ hình ảnh hiếm hoi của chiếc máy bay do thám không người lái mới nhất do Trung Quốc sản xuất mang tên Thần Điêu, với những chi tiết rõ ràng về kích thước và đặc điểm của chiếc máy bay này.
Trong bức ảnh rò rỉ, máy bay do thám tầm cao Thần Điêu có thiết kế hai thân, phía sau là một loại động cơ mới chưa từng xuất hiện, với độ dài khoảng 4 mét. Theo một số nguồn tin quân sự nước ngoài, Thần Điêu là sản phẩm hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc.
Hình ảnh rò rỉ đầu tiên của máy bay do thám tầm cao Thần Điêu
Phần đầu thân bên trái của chiếc máy bay được sơn màu xám, chứng tỏ nó được phủ vật liệu composite có thể giúp sóng radar xuyên qua dễ dàng, và đây nhiều khả năng là nơi lắp đặt ăng ten Satcom. Phần đầu thân bên phải được phủ một lớp hợp kim nhôm-lithium, không phù hợp để lắp đặt ăng ten này.
Phần cánh đuôi của máy bay có hình dáng tương tự như loạt máy bay Thẩm Dương J-11 do Trung Quốc sản xuất. Phần rìa cánh đuôi của chiếc máy bay này được sơn màu xám, đóng vai trò như một chiếc ăng ten lớn.
Với sải cánh lớn, chiếc máy bay do thám này có thể lướt đi dễ dàng ở những nơi không khí cực loãng và áp suất thấp, giúp nó có khả năng thực hiện các chuyến bay trinh sát, do thám ở tầm cực cao.
Phần đầu thân trái máy bay được sơn xám, nhiều khả năng là nơi đặt ăng ten Satcom
Chuyên gia bình luận quân sự Trung Quốc Liu Zijun cho biết quân đội nước này đang phát triển các loại máy bay không người lái "chống tàng hình" nhằm tăng cường khả năng cảnh báo sớm đường không của họ.
Trước đây, không quân Trung Quốc đã từng chế tạo máy bay không người lái Qúy Châu Soar Dragon, tuy nhiên chiếc máy bay này không làm cho họ hài lòng vì trọng lượng mang theo khi cất cánh quá ít và khả năng cơ động hạn chế. Điều đó có nghĩa là nó không thể mang thêm nhiều thiết bị, vũ khí khi hoạt động, thua xa khả năng của máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ.
Ông Liu cho hay hiện Trung Quốc có các mẫu máy bay cảnh báo sớm đường không và máy bay chỉ huy KJ-2000, KH-200 và KJ-500, tuy nhiên các máy bay này đều bị hạn chế về số lượng và tầm xa. Do vậy, khả năng cảnh báo sớm đường không hiện nay của Trung Quốc mới chỉ giới hạn trong "Chuỗi đảo thứ nhất", kéo dài từ bán đảo Kamchatka của Nga tới bán đảo Malaysia.
Phần cánh đuôi của máy bay đóng vai trò như một chiếc ăng ten lớn
Trong thời gian gần đây, hải quân Trung Quốc đang nuôi tham vọng vươn ra biển xa nhằm cạnh tranh với vị thế của Mỹ ở khu vực châu Á-Tây Thái Bình Dương, trong khi khả năng hạn chế của các loại máy bay cảnh báo sớm đường không đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tham vọng này. Theo ông Liu, vấn đề này chỉ có thể được giải quyết bằng một loại máy bay do thám tầm xa như Thần Điêu.
Năm 2014, ông Wang Xiaomo, người được coi là "cha đẻ" của hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm đường không Trung Quốc đã tuyên bố rằng máy bay cảnh báo sớm của họ trong tương lai sẽ loại bỏ phần ăng ten tròn ở phía sau, tích hợp luôn ăng ten vào thân máy bay, và đây được coi là một thiết kế hoàn toàn mới.
Chuyên gia Liu cho hay ưu điểm của những chiếc máy bay không người lái này là giá thành rẻ, có thể bay ở độ cao trên 18.000 mét và hoạt động được liên tục trong hàng chục giờ đồng hồ, thậm chí là nhiều ngày trong một hành trình.
Theo_Dân việt
Các nước nghèo gặp họa vì J-7 quá nát của Trung Quốc Một chiến đấu cơ F7 của không quân Bangladesh bị rơi xuống biển, nối dài con số những vụ tai nạn của chiếc tiêm kích J7 do Trung Quốc sản xuất. Phi đội F-7 của không quân Bangladesh J-7 rơi, lợi dụng khoe mẽ vũ khí Trung Quốc trong quân đội Bangladesh Bài viết trên Chinanews ngày 1-7 cho biết, một chiếc máy...