5 mẫu người được cổ nhân yêu mến, từ xưa đến nay không hề sai lạc
Làm người muốn được bền lâu, thì nhất định phải có đạo đức tốt. Người có nhân cách ắt tự mang theo hào quang, dù đi tới đâu cũng sẽ tỏa sáng lấp lánh.
Dưới đây là 5 mẫu người luôn được người khác yêu mến và tôn trọng.
Ấn tượng đầu tiên là diện mạo
Người xưa rất coi trọng diện mạo, chỉ là diện mạo trong quan niệm của họ không dùng xấu đẹp bề ngoài mà bàn luận anh hùng. Họ quan tâm tới thần thái, khí sắc. Vào thời Tam Quốc, một lần Tào Tháo tiếp kiến sứ giả Hung Nô, vì cảm thấy mình dáng dấp thấp bé, diện mạo không xuất chúng, bèn cho Thôi Diễm giả mạo mình ra tiếp khách, còn bản thân lại cầm một thanh đao đứng ngay bên cạnh.
Khi sứ giả của Hung Nô sắp trở về, Tào Tháo cho người hỏi sứ giả rằng: “Ông thấy Ngụy Vương (Tào Tháo) thế nào?”. Sứ giả đáp: “Đại vương dung mạo oai phong, cử chỉ nho nhã, nhưng người đứng bên cạnh cầm kiếm hầu mới thực là bậc anh hùng”. Sử sách ghi chép Táo Tháo “có ngoại hình thấp nhỏ, nhưng thần sắc toát ra vẻ khí khái anh hùng” quả thực không sai.
Tăng Quốc Phiên cũng từng nói rằng: “Muốn biết công danh của một người thì xem khí khái, muốn biết phú quý thì xem tinh thần”. Một người có công danh thì khí khái chắc chắn không bình thường. Một người là giàu hay nghèo thì tinh thần là yếu tốt quyết định, tinh thần tốt thì giàu, tinh thần không tốt thì nghèo.
Vậy nên muốn được người khác yêu mến thì đầu tiên phải nuôi dưỡng tốt tinh thần, khí sắc của mình.
Tạo hình Ngụy Vương Tào Tháo trên điện ảnh.
Kính trọng vì tài hoa
Trong lần đầu tới Hàng Châu nhậm chức tri châu, đại danh hào Tô Đông Pha từng viếng thăm một ngôi chùa. Trụ trì trong chùa không biết sự tình, cũng đối đãi với ông như một người khách bình thường. Trụ trì vừa bảo khách: “Ngồi”, vừa quay sang dặn dò tiểu hòa tượng: “Trà”.
Tiểu hòa thượng bưng lên một bát trà bình dân theo lời dặn dò. Sau một hồi hàn huyên, trụ trì cảm thấy vị khách này nói năng siêu phàm, ắt không phải người thường, bèn đổi “ngồi” thành “mời ngồi”, đồng thời gọi lại “kính trà”. Lần thứ hai tiểu hòa thượng bê lên một bát trà khá ngon.
Tiếp chuyện một hồi lâu nữa, trụ trì mới biết vị khách này chính là Tô Đông Pha tiếng tăm lừng lẫy. Khuôn mặt ông lộ rõ vẻ mừng rỡ, đột nhiên không kiềm được hoan hỷ, đã đứng phắt dậy gọi lớn: “Mời ngồi trên”, và dặn lại tiểu hòa thượng: “Kính trà thơm”.
Khi sắp rời đi, vì ngưỡng mộ danh tiếng của ông, trụ trì muốn xin Tô Đông Pha vài chữ lưu niệm. Tô Đông Pha thoáng nghĩ, bèn viết đôi câu đối theo trải nghiệm vừa rồi của mình:
“Ngồi, mời ngồi, mời ngồi trên Trà, kính trà, kính trà thơm”.
Lúc này vị trụ trì thật sự xấu hổ không nói nên lời.
Vậy nên có người nói, tài hoa cũng chính là dung mạo của người ta vậy.
Hòa hợp bởi tính cách
“Kinh Dịch” viết rằng: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Thủy lưu thấp, hỏa tựu táo”, ý rằng: Cùng một tiếng thì dễ cộng hưởng, cùng chí nguyện sẽ dễ hòa hợp. Nước chảy thì ẩm, lửa cháy lại khô. Những sự vật cùng loại thì dễ cảm ứng lẫn nhau. Con người cũng vậy, thường là cùng tính cách, sở thích thì dễ hòa hợp với nhau.
Video đang HOT
Nhưng nếu muốn hòa hợp với tất cả mọi người thì phải có sự tu dưỡng, ôn hòa, trầm tĩnh. Chính là như lời người xưa nói: “Nhìn từ xa thấy trang nghiêm, nhìn gần lại thấy ôn hòa”. Có người tướng mạo chẳng hề đặc biệt, tài năng cũng không đến mức xuất chúng, nhưng lại rất lôi cuốn, khiến người khác cảm thấy gần gũi, dễ chịu.
Ở với những người này cũng giống như nghe một khúc nhạc dễ chịu, thưởng thức một tách trà ngon đậm đà, hay ngắm một bông hoa đang âm thầm xòe cánh. Tự nhiên, người ta sẽ có một niềm hân hoan nhẹ nhàng, bình lặng dâng lên trong hồn. Cảm giác chính là dễ chịu, khoan khoái, vô cùng dễ chịu.
Bền lâu nhờ lương thiện
Mạnh Tử nói: “Mỹ đức lớn nhất của người quân tử là thiện đãi người khác”. Lương thiện không phải là lòng tốt mù quáng, bất kể bản thân mình bị hại. Và lương thiện cũng không phải là tín nhiệm người khác một cách ngốc nghếch, vô điều kiện như câu: “Bạn bắn sau lưng tôi, tôi vẫn tin rằng súng tự cướp cò”.
Lương thiện chính là thiện đãi người khác, tâm giữ thiện niệm, nghĩ đến người trước, nghĩ cho mình sau, khoan dung, độ lượng, không làm chuyện xấu, chỉ làm việc tốt. Điều này sẽ mang lại hạnh phúc cho người khác và chính bản thân mình. Cho nên người xưa nói rằng: “Cái thiện là bảo bối tốt nhất, cả đời cũng không dùng hết. Tâm là mảnh ruộng tốt nhất, trăm đời dùng cũng không hết”.
Lý Thúc Đồng, nhà âm nhạc, giáo dục mỹ thuật nổi tiếng, trước kia là một giáo viên dạy nhạc. Một lần nọ, ông đang giảng bài, có học trò ngồi bên dưới đọc sách môn khác, còn một cậu khác lại khạc nhổ bừa bãi xuống nền nhà.
Lúc đó Lý Thúc Đồng nhìn thấy nhưng không nói gì. Hết giờ, ông bảo hai cậu học sinh này ở lại và ôn tồn nói với họ rằng lần sau không được đọc sách ngoài giờ và khạc nhổ lung tung nữa. Hai cậu học trò vừa định mở miệng biện bạch thì Lý Thúc Đồng đã cúi gập người trước chúng, hai cậu học trò đột nhiên mặt đỏ ửng cả lên.
Vậy mới thấy, chỉ có sự lương thiện mới có thể ảnh hưởng dài lâu, tạo nên được kỳ tích. Khi một người trong tâm chỉ có suy nghĩ thiện thì mọi cảnh phù hoa tại chốn hồng trần cũng sẽ sớm qua đi, chỉ còn lại một tâm hồn thoáng đãng và đáng trân trọng.
Khi trong tâm chỉ có suy nghĩ thiện tâm hồn sẽ luôn thoáng đãng
Thủy chung do nhân phẩm
Nhân cách cũng giống như vàng, càng thuần tịnh thì phẩm vị càng cao. Trọn một kiếp người nhân phẩm luôn là gốc, muốn làm việc trước tiên cần làm người, đây là đạo lý bất biến từ nghìn xưa.
Đạo làm người không chỉ thể hiện trí huệ, mà còn thể hiện sự tu dưỡng của người ta. Nhân phẩm và năng lực cũng giống như cánh tay trái và cánh tay phải, chỉ có năng lực mà không có nhân phẩm sẽ như người bị cụt mất một cánh tay.
Không ai sinh ra đã là những người lãnh đạo giỏi giang, mà đều cần thông qua tôi luyện, cọ xát thực tế, tích lũy kinh nghiệm theo thời gian mà thành.
Và nếu đức hạnh là nội hàm của một người, thì danh tiếng là diện mạo của người ấy. Nếu nhân phẩm của một người không tốt, thì dẫu họ tài hoa ngời ngời, vào những lúc then chốt nhất cũng lại thất bại, tổn thất lại càng nhiều.
Vậy nên mới có câu nói rằng:
Lập thân dựa vào tố chất, lập nghiệp dựa vào nỗ lực, làm người dựa vào phẩm chất, đạo đức.
Cuối cùng, để được người khác yêu quý và tôn trọng, giờ đây có lẽ bạn đã biết nên dung dưỡng cho mình những phẩm chất tốt đẹp như thế nào rồi!
Theo PNN
Vì sao người xưa lại xem trọng sự trung thực và danh dự đến vậy?
"Tiền bạc, bao nhiêu cũng không đủ để đổi lấy danh dự và trung thực. Danh dự và trung thực mới là cái mà chúng ta không thể để mất..."
Trử Toại Lương là quan chép sử của vua Đường Thái Tông triều đại nhà Đường (618 -907). Ông ghi chép lại tất cả những lời nói và việc làm của vua Thái Tông một cách chi tiết. Một lần Đường Thái Tông hỏi Trử Toại có ghi lại những lời nói hoặc hành vi không tốt của vua hay không.
Trử Toại Lương trả lời: "Thần thật không dám ghi lại."
Tể tướng Lưu Dực nói: "Dù Toại Lương không ghi chép lại, thì mọi người cũng đều biết, và truyền lại thôi."
Vua Thái Tông trả lời "Đúng vậy".
Đoạn hội thoại này đã được ghi lại trong "Tư Tri Thông Giám", một cuốn sử ký đồ sộ được thực hiện trong suốt triều đại Bắc Tống (960 -1127). Tác phẩm này đề cập tới sự thông thái và trí tuệ trong trị quốc an dân qua những bài học đạo đức từ các triều đại trước.
Cuốn sách này có 294 chương, cái tên Tư Trị Thông Giám có thể diễn nghĩa ra là "tấm gương toàn diện hỗ trợ việc trị nước". Cái tên muốn nói đến tác dụng của cuốn sách - như một tấm gương phản chiếu tất cả những việc làm tốt xấu trong lịch sử để giúp các nhà trị quốc tương lai soi vào và tránh lặp lại những sai lầm của người đi trước.
Ghi lại cho hậu thế
Người Trung Quốc rất tự hào vì đã duy trì được việc ghi chép lịch sử liên tục trong 5000 năm. Hoàng đế chọn quan chép sử để ghi lại những sự kiện lớn xảy ra như chiến tranh, thảm họa thiên nhiên, và những vấn đề về ngoại giao, kinh tế. Các sử gia cũng ghi chép chi tiết lời nói và hành động của hoàng đế trong việc chỉ đạo các vấn đề của đất nước.
Đây là công việc đặc biệt đòi hỏi sự trung thực đối với lịch sử. Và quả thực, các sử gia đã thể hiện sự trung thành của mình bằng lòng can đảm ghi chép lại trung thực những lời nói hay việc làm của hoàng đế, dù đó là tốt hay xấu.
xưa, người Trung Quốc đã rất tin tưởng vào lịch sử, và đã sử dụng những sự kiện được chép lại để đánh giá hiện tại và xây dựng các nguyên tắc để áp dụng cho hoàn cảnh hiện tại.
Trong các công trình lịch sử vĩ đại của Trung Quốc, "Tư Trị Thông Giám" là một trong những cuốn sách vĩ đại nhất của lịch sử đế vương. Cuốn biên niên sử này ghi lại 1,362 năm qua khoảng 16 triều đại, từ năm 403 trước Công Nguyên tới 959 sau Công Nguyên.
Cuốn sách này được biên soạn bởi tể tướng và sử gia Tư Mã Quang (1019 -1086).
Ông đã lựa chọn những sự kiện lịch sử nổi bật, đóng góp các ý kiến để truyền lại các quy tắc Khổng giáo với hi vọng rằng hoàng đế đương triều và những người kế vị sau này sẽ trị vì với lòng nhân từ và tránh phạm điều ác.
"Vua sáng sẽ có tôi hiền"
Một ví dụ là lời nhận xét của Tư Mã Quang trong một câu chuyện của "Tư Trị Thông Giám" về triều đại vủa Thái Tông trong thời gian có rất nhiều quan lại nhận hối lộ.
Buồn bực vì điều này, Đường Thái Tông đã bí mật ra lệnh điều tra sự liêm khiết của một số vị quan.
Khi phát hiện một viên quan nhận hối lộ là một cuộn lụa, vua muốn chém đầu ông ta, nhưng tể tướng Bùi Củ đã đứng ra xin và nói.
"Thần e rằng điều này không hợp với tiêu chuẩn dùng đức để trị người, và nguyên tắc chính trực để có thể thúc đẩy hành vi tốt."
Thái Tông hài lòng và khen ngợi Bùi bởi lý luận và can đảm dám nói sự thật.
Tư Mã Quang đánh giá sự việc từ một góc độ khác. Ông dùng nó để làm một ví dụ đạo đức để giúp các hoàng đế tham khảo khi xử lý những vấn đề của họ.
"Người xưa nói, vua sáng sẽ có tôi hiền," Tư Mã nhận xét.
"Bùi Củ từng là một tên quan nịnh thần dưới triều đại nhà Tùy (trước nhà Đường) nhưng lại là một tể tướng trung thành của nhà Đường. Không phải vì bản tính của ông thay đổi, mà là do người chủ tướng mà không muốn nghe can gián về sai lầm của mình có thể biến lòng trung thành trở thành sự xu nịnh, trong khi một người cai trị đánh giá cao sự thẳng thắn trung thực sẽ biến sự xu nịnh thành lòng trung thành," Tư Mã Quang nhận xét.
"Vì vậy chúng ta biết rằng người cai trị như một chiếc cột đo mặt trời (một cái cột dùng để đo vị trí của mặt trời hay các giờ trong ngày), và quan giống như chiếc bóng. Khi dịch chuyển chiếc cột, cái bóng cũng theo sau."
Lời nói phải đi đôi với việc làm
Tư Mã Quang chủ trương "giữ tâm ngay chính và tu dưỡng đạo đức,". Ông là là một hình mẫu tiêu biểu của Nho giáo, thể hiện đầy đủ lòng trung thành, hiếu thảo, ngay thẳng và liêm chính.
Ông tin rằng một người ngay thẳng sẽ có sự trung thực trong tâm, và tự ông luôn giữ vững sự trung thực, lời nói luôn đi đôi với việc làm.
Ông đã từng miêu tả bản thân như sau:
"Tôi chẳng có gì đặc biệt, tất cả những gì tôi làm là theo lương tâm của mình, và tôi không có gì phải che giấu."
Một ví dụ sự trung thực của ông được ghi lại là việc ông quyết định bán con ngựa của mình. Khi nói về con ngựa, cùng với đặc điểm của nó ông cũng nói rằng con ngựa của ông hay bị bệnh trong mùa hè.
Người quản gia ngạc nhiên hỏi ông: "Mọi người thường cố gắng dấu khiếm khuyết khi bán hàng. Ai sẽ nói với người khác về căn bệnh mà chẳng ai nhìn thấy chứ?"
Quang trả lời:
"Tiền bạc, bao nhiêu cũng không đủ để đổi lấy danh dự và trung thực. Danh dự và trung thực mới là cái mà chúng ta không thể để mất".
Nghe được điều này, người quản gia cảm thấy xấu hổ.
Các câu chuyện về sự chính trực của Tư Mã Quang đã khuyến khích rất nhiều người từ tất cả các tầng lớp xã hội sống theo các tiêu chuẩn đạo đức cao hơn.
Tư Mã Quang.
Có một câu nói nhắm thẳng vào những người có hành vi sai trái: "Thật đáng xấu hổ! Ngươi chưa nghe chuyện Tư Mã Quang hay sao?"
Theo PNN
Bốn phẩm cách được trời ban phúc mà cổ nhân xem trọng nhất Cổ nhân tin rằng, sự vận hành của vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều phải thuận theo Thiên đạo. Con người cũng là như thế, thuận theo Thiên đạo thì hưng thịnh, mà nghịch Thiên đạo thì suy vong. (Hình minh họa) Dưới đây là bốn phẩm cách mà cổ nhân xem trọng nhất. Người có những phẩm cách này thì...