5 lý do tiềm ẩn gây trễ kinh nguyệt mà con gái nên đặc biệt lưu ý
Nếu trước kỳ “đèn đỏ” mà bạn gặp phải những vấn đề này thì hiện tượng trễ kinh là điều tất yếu sẽ xảy ra.
Tập luyện quá nhiều
Với những ai đang có kế hoạch tập luyện để giảm cân thì việc tập quá sức vào khoảng thời gian trước kỳ “đèn đỏ” có thể gây ra hiện tượng trễ kinh. Do trong quá trình tập luyện, vận động quá nhiều sẽ khiến chỉ số BMI giảm đột ngột, từ đó làm kinh nguyệt bị trì hoãn. Vậy nên, bạn cần điều hòa cơ thể trước kỳ “đèn đỏ”, tránh tập luyện quá sức hay ăn uống không điều độ sẽ gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Tuyến giáp nằm ở vùng cổ và có chức năng điều chỉnh quá trình trao đổi chất cũng như tương tác giữa các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu tuyến giáp của bạn bị mất cân bằng thì có thể gây suy giảm hoặc tăng cường hoạt động của tuyến này, từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, làm trễ kinh. Một số triệu chứng thường gặp của tình trạng rối loạn tuyến giáp là sưng bướu cổ, đau cơ khớp, da khô nứt, bong tróc… Do đó, bạn nên chú ý và đi khám ngay khi phát hiện mình gặp phải các triệu chứng kể trên.
Căng thẳng kéo dài
Trong não bộ của chúng ta, vùng dưới đồi chính là nơi sản sinh ra các hormone giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, vùng dưới đồi lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi các căng thẳng trong cuộc sống. Vậy nên, nếu bạn thường xuyên gặp căng thẳng trong suốt một thời gian dài thì có thể dẫn đến hiện tượng trễ kinh.
Sử dụng các biện pháp tránh thai
Một số loại thuốc tránh thai liều thấp có thể là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn không diễn ra như bình thường. Mặt khác, các phương pháp như đặt vòng tránh thai, hay que cấy tránh thai dưới da… cũng có thể gây ra tác dụng phụ khiến bạn bị trễ kinh. Dù vậy, nếu bạn ngừng sử dụng tới các biện pháp tránh thai thì khoảng vài tháng sau, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần trở lại trạng thái bình thường.
Mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang ( PCOS) là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, từ đó làm thay đổi hàm lượng estrogen, progesterone, testosterone nên gây ức chế sự rụng trứng.
Đặc biệt, các trường hợp trễ kinh do mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang ngày càng nhiều, nó có thể khiến bạn mất kinh mãi mãi, hoặc nếu có thì không đều đặn. Do vậy, bạn nên chủ động đi khám phụ khoa định kỳ để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình qua từng thời kỳ.
Theo Helino
20 dấu hiệu của cơ thể cảnh báo bạn đang không khỏe và cần đi khám ngay cho kịp
Nếu có những dấu hiệu này thì tỷ lệ tới 90% bạn đang không khỏe và cần lên lịch hẹn khám với bác sĩ ngay để có được chẩn đoán chính xác.
Video đang HOT
1. Chu kì kinh nguyệt của bạn biến mất
Chu kì kinh nguyệt không phải lúc nào cũng chính xác gắn với lịch trình 28 ngày. Nhưng nếu bạn đột nhiên không có kinh, đó có thể là biểu hiện của rối loạn tuyến giáp (tuyến giáp chịu trách nhiệm điều hòa chu kỳ kinh nguyệt) hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (POS) - tình trạng dư thừa chất, tác động tới cách thức hoạt động của buồng trứng. Nếu chu kỳ kinh đến muộn, hãy bắt đầu bằng việc thử xem bạn có mang thai không.
Nhưng hãy biết rằng stress, mãn kinh sớm, giảm cân nghiêm trọng hay bệnh mãn tính như bất dung nạp gluten (bệnh celiac) cũng có thể là thủ phạm.
2. Nước tiểu có màu vàng đậm
Màu sắc của nước tiểu cũng là một dấu hiệu để đánh giá sức khỏe của bạn. Bình thường, khi bạn khỏe mạnh, nước tiểu sẽ có màu trắng trong hoặc vàng nhạt, không mùi. Còn trong trường hợp nước tiểu của bạn có màu vàng sậm thì tức là bạn đang có vấn đề với thận, chất thải độc không được "xử lý" tốt.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng có thể là do vi khuẩn, virus xâm nhập và gây tổn thương ở đường tiết niệu, gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh có thể có cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước và đi khám, làm các xét nghiệm liên quan đến thận và tiết niệu để được bác sĩ điều trị hiệu quả, nhanh chóng.
3. Có cục máu đông trong chu kì kinh nguyệt
Mỗi phụ nữ có chu kì kinh nguyệt khách nhau - người bị ra máu kinh ít, người bị ra máu kinh nhiều... Đôi khi, bạn có thể phát hiện thấy một cục máu đông, vốn không có gì đáng lo ngại. Nhưng liên tục xuất hiện các cục máu đông cỡ quả bóng golf có thể cho thấy bạn bị u xơ tử cung - loại u xơ không phải ung thư, hình thành trong tử cung và có thể khiến bạn chảy máu bất thường (đôi khi ra máu rất nhiều).
4. Giảm cân đột ngột
Trong khi phần lớn chúng ta đang tìm cách để giảm đi vài kg thì việc giảm cân không rõ lý do lại là dấu hiệu không tốt. Điều quan trọng là hãy kiểm soát cân nặng của bạn và khám bác sĩ nếu bạn không giải thích được về sự giảm cân đột ngột của mình. Đó có thể là dấu hiệu của sự rối loạn nào đó trong cơ thể bạn.
5. Bạn cảm thấy một bên cơ thể bị yếu đi hoặc tê liệt
Đây là dấu hiệu báo động đỏ nghiêm trọng: Nếu bạn đột ngột mất sức mạnh hoặc cảm giác ở một bên cơ thể (đặc biệt ở cánh tay và chân), bạn có thể bị đột quỵ. Mỗi bên não bộ kiểm soát phần cơ thể đối diện. Do đó, chảy máu ở một bên có thể biểu hiện vấn đề ở bên kia. Bạn nên tới bệnh viện khám ngay lập tức nếu phát hiện thấy triệu chứng này.
6. Bạn liên tục ợ nóng
Cảm giác rát bỏng ở ổ không quá bất thường - hơn 60% người Mỹ trải nghiệm nó ít nhất 1 lần/tháng. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng, nhiều hơn 2 lần/tuần (nhất là khi nó không xuất hiện sau một bữa ăn cay nóng), bạn có thể bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Bệnh này có thể gây ra các biến chứng phức tạp như loét và hen suyễn.
7. Chất thải bóng nhờn hoặc sậm màu
U tuyến tụy hình thành sẽ ngăn chặn sản xuất các enzyme tiêu hóa. Do đó, ruột sẽ mất đi khả năng tiêu hóa chất béo khiến cho chất thải bài tiết ra ngoài cơ thể bị lỏng, nhợt nhạt và có mùi khó chịu. Ngoài ra, nó cũng thể chuyển sang màu đậm do tình trạng chảy máu trong ruột gây ra.
8. Ngẫu nhiên bị đau ngực
Ợ nóng có thể là thủ phạm gây ra cảm giác ngực bị thắt lại. Nhưng một khả năng khác là nhồi máu cơ tim. Triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ ít nghiêm trọng hơn so với nam giới. Do đó, hãy đặc biệt chú ý tới bất cứ cảm giác bất thường nào ở ngực, nhất là khi bạn biết mình có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Cảm giác đau thắt ngực ấy cũng thường đi kèm với sự mệt mỏi, đau họng hoặc khó thở.
9. Bị táo bón
Táo bón - hay số lần đại tiện ít hơn 3 lần/tuần hoặc không thể đi vệ sinh - không phải vấn đề gì quá nghiêm trọng. Nhưng rắc rối với tuyến giáp, thành ruột hình thành sẹo do chấn thương, bệnh ruột kích thích hay tác dụng phụ của thuốc có thể là nguyên nhân của táo bón. Đừng ngại đề cập tới chất thải của bạn nếu việc cố gắng đi vệ sinh đang dần khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn.
10. Mất cảm giác ngon miệng
Những người bị ung thư tuyến tụy đều có xu hướng cảm thấy chán ăn, no lâu và mỗi lần ăn đều rất ít. Đó là bởi vì khối u phát triển tạo lực lên ruột non và chặn đường tiêu hóa khiến bạn mất đi cảm giác đói, thèm ăn. Cơ thể sẽ mệt mỏi, thiếu năng lượng.
11. Bạn mệt mỏi một cách cùng cực
Ai mà không mệt mỏi cơ chứ? Rõ ràng, cảm giác mệt mỏi sau một đêm mất ngủ hoặc một tuần làm việc siêu căng thẳng không phải việc khiến bạn phải lo lắng. Nhưng nếu bạn thậm chí không thể bước lên cầu thang mà không cảm thấy hết hơi hoặc có cảm giác như cơ thể bạn đang phải làm việc thêm giờ để hoàn thành những nhiệm vụ thường ngày rất đơn giản, cần tới gặp bác sĩ sớm.
Họ có thể chỉ định xét nghiệm để xác định nguyên nhân gốc gây ra tình trạng mệt mỏi của bạn. Ở mức độ nghiêm trọng, kết quả có thể cho thấy một chứng bệnh về tim.
12. Trướng bụng
Các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, nóng trong và viêm ở bụng cũng bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn đầu của ung thư tuyến tụy do khối u gây áp lực lên bụng và dạ dày.
13. Chất thải bóng nhờn hoặc sậm màu
U tuyến tụy hình thành sẽ ngăn chặn sản xuất các enzyme tiêu hóa. Do đó, ruột sẽ mất đi khả năng tiêu hóa chất béo khiến cho chất thải bài tiết ra ngoài cơ thể bị lỏng, nhợt nhạt và có mùi khó chịu. Ngoài ra, nó cũng thể chuyển sang màu đậm do tình trạng chảy máu trong ruột gây ra.
14. Bạn luôn cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh
Nếu bạn không bao giờ có thể cảm thấy thoải mái với bất cứ nhiệt độ phòng nào, bạn có thể bị rối loạn tuyến giáp. Cường giáp (hay tuyến giáp hoạt động quá mạnh) làm đẩy nhanh quá trình hoạt động bình thường của cơ thể, khiến bạn đốt cháy năng lượng nhanh hơn, từ đó, gây ra cảm giác quá nóng.
Ngược lại, suy giáp (tuyến giáp hoạt động quá yếu) lại làm chậm hoạt động của cơ thể, khiến việc giữ ấm trở nên khó khăn hơn.
15. Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện
Phần lớn phụ nữ không biết triệu chứng này là dấu hiệu báo động của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) và các bệnh nhiễm vùng kín khác. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu bạn đang bị sỏi thận hành hạ. Cảm giác nóng rát xuất hiện khi một viên sỏi rời khỏi ống đái, đi vào bang quang của bạn.
16. Mất cảm giác ngon miệng
Những người bị ung thư tuyến tụy đều có xu hướng cảm thấy chán ăn, no lâu và mỗi lần ăn đều rất ít. Đó là bởi vì khối u phát triển tạo lực lên ruột non và chặn đường tiêu hóa khiến bạn mất đi cảm giác đói, thèm ăn. Cơ thể sẽ mệt mỏi, thiếu năng lượng.
17. Bạn bị sốt với thân nhiệt lên quá cao hoặc không thể giảm được
Nếu bạn bị sốt 38 độ C hoặc cao hơn, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng bàng quang. Nhiệt độ càng tăng cao thêm thì khả năng bị nhiễm trùng bàng quang càng lớn thêm. Và bất cứ cơn sốt nào đạt tới ngưỡng 39 độ C hoặc kéo dài hơn 1 tuần, bạn nên tới khám bác sĩ. Sốt có thể liên quan tới bệnh tự miễn - có hơn 80 loại khác nhau, nhưng nhiều loại có chung triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, sốt nhẹ.
18. Bạn chịu đựng sự hành hạ của cơn đau ở lưng, đường ruột hay bàng quang
Tập hợp cảm giác khó chịu này là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe hiếm gặp có tên Hội chứng đuôi ngựa (Cauda equina syndrome). Chứng bệnh này gây áp lực lên dây thần kinh ở phía cuối cột sống vốn liên kết với cơ quan ở khung chậu, từ đó gây són tiểu và mất cảm giác ở háng. Cần phải phẫu thuật cấp cứu hoặc bạn sẽ không thể hồi phục trọn vẹn.
19. Đau bụng và lưng dưới
Khi bị nhiễm trùng bàng quang mà không được điều trị kịp thời, vùng bụng của bạn sẽ thường xuyên có cảm giác đau, khó chịu.
Bên cạnh đó, bàng quang bị sưng viêm tạo thành áp lực nặng hơn lên vùng xương chậu, đặc biệt là vùng quanh xương mu, khiến cho việc bài tiết trở nên đau đớn và thường xuyên hơn.
Tương tự như vậy với tình trạng đau lưng dưới: Khi nhiễm trùng bàng quang vẫn chưa được điều trị trong một thời gian dài, nó có thể lây lan từ bàng quang đến thận, khiến bạn có một cơn đau âm ỉ không dứt ở lưng.
Nặng nề hơn, viêm bàng quang nặng gây biến chứng thành bệnh viêm bể thận, hoặc nhiễm trùng thận có thể khiến bạn bị sốt cao, buồn nôn và ói mửa.
20. Bạn rụng rất nhiều tóc
Nếu bạn nhận thấy mình bị mất một lượng tóc đáng kể một cách bất thường, đừng vội tìm kiếm các loại dầu gội đầu giúp làm dày tóc. Tóc mỏng có thể che giấu một vấn đề liên quan tới hormone, rối loạn tuyến giáp hoặc thậm chí thiếu máu.
Có khả năng rụng tóc nhiều không chỉ là triệu chứng duy nhất. Do đó, hãy đặc biệt chú ý tới những thay đổi trong mức năng lượng, chu kỳ kinh nguyệt, cân nặng và kết cấu làn da của bạn.
Theo www.phunutoday.vn
5 bài thuốc dân gian giúp điều trị hội chứng buồng trứng đa nang Những chị em phát hiện bị buồng trứng đa nang nhẹ có thể kết hợp việc chữa trị bằng các phương pháp tự nhiên cùng chế độ luyện tập thích hợp để sớm cải thiện tình hình. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng rối loạn liên quan đến mất cân bằng hormone và kháng insulin, gây ảnh hưởng nghiêm...