5 lý do mà bạn nên chơi game ở chế độ “khó nhất”
Chơi game ở chế độ khó nhất giúp bạn tận hưởng trọn vẹn trò chơi.
Hầu hết các trò chơi hiện nay đều cho phép các game thủ lựa chọn cài đặt các chế độ khi chơi game gồm Dễ, Bình thường và Khó. Thường thì chọn chế độ nào để bắt đầu là một quyết định quan trọng của người chơi vì nó sẽ ảnh hưởng đến những trải nghiệm chơi game tổng thể của bạn. Thực sự thì không có lựa chọn nào là đúng hay sai, nhưng đây là 5 lý do bạn nên chọn mức “Khó”:
1. Bạn đang khao khát một thử thách
Chơi một tựa game với những chế độ khó hơn ngay từ đầu có thể làm bạn thất vọng và dễ nản lòng vì bạn có thể gặp thông báo “Game Over” liên tiếp. Tuy nhiên, những thử thách cũng có thể trở thành nguồn kích thích tinh thần cho chính chúng ta và nó sẽ mang lại cho bạn sự hài lòng hơn về bản thân nếu bạn vượt qua được. Vì vậy, nếu bạn tự thấy mình có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong trò chơi mặc dù mọi thứ là rất khó khăn ngay từ lúc bắt đầu, thì chế độ khó nên trở thành cài đặt mặc định của bạn.
2. Game quá dễ
Rất nhiều trò chơi bạn có thể nhận ra ngay rằng nó quá dễ chơi, quá dễ để vượt qua các thử thách. Có nhiều lý do cho những tựa game như vậy, chẳng hạn như do các nhà phát triển game muốn game được diễn ra theo cách đó, hay đối với những người đã chơi game nhiều, kỹ năng của họ đã được cải thiện, bạn đã quen với những trò chơi có mức độ khó hơn nhiều.
May mắn cho chúng ta là hầu hết những trò chơi hiện đại ngày nay là việc cho phép bạn chuyển đổi các chế độ chơi từ dễ sang khó và ngược lại bất cứ lúc nào. Bằng cách đó, bạn không phải bắt đầu lại nếu có nhu cầu về việc trải nghiệm những thử thách ở cấp độ cao hơn phát sinh khi đang chơi game.
Video đang HOT
3. Bạn muốn được tương tác trọn vẹn hơn với cơ chế của trò chơi
Đối với một trò chơi dễ dàng, thì những màn chơi thường hiếm khi kéo dài lâu, bạn có thể sẽ bị hụt hẫng khi nó kết thúc, chẳng hạn như việc bóp cò và bắn trong một cuộc chạm trán với kẻ thù trong các game hành động. Điều này sẽ làm cho khả năng tương tác trong game bị hạn chế, bạn không cần sử dụng nhiều cơ chế khác nhau của trò chơi.
Thường thì những người chơi game đều có tư tưởng chung khi chơi game rằng những lần hạ đòn của mình đều mang giá trị nào đó, ví dụ khi đạn được bắn ra hay một thanh kiếm được vung lên đều phải hạ gục được kẻ địch. Hoặc đối với những trò chơi có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên, bạn muốn việc quản lý kho được phát huy hết hiệu quả để đảm bảo không bị hết vật phẩm hay trang bị, sử dụng mọi chiến lược được như ý muốn của bạn để giành được chiến thắng. Thậm chí một số trò chơi giải đố còn không cung cấp bất kỳ gợi ý nào cho người chơi đối với những câu đố khó để giải quyết chúng.
Vì thế, khi tương tác với cơ chế của trò chơi ở cấp độ khó nhất có thể sẽ nâng cao sự trải nghiệm và sự thích thú của mình khi chơi game. Nhiều người chơi còn nhận ra rằng có lẽ các nhà phát triển cũng muốn mình chơi ở chế độ khó.
4. Bạn muốn mở khóa một thành tích gắn liền với Chế độ Khó
Một số trò chơi có tích hợp thành tích hoặc những danh hiệu khác nhau mà game thủ chỉ có thể giành được bằng cách chơi ở những chế độ và thử thách khó hơn. Chẳng hạn như “Nhận tài nguyên X ở chế độ khó” hoặc đơn giản chỉ là “Hoàn thành trò chơi ở chế độ khó”. Những thành tích và danh hiệu này là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy bạn đã hoàn thành trò chơi.
5. Bạn muốn trò chơi kéo dài hơn
Bằng cách cài đặt chế độ khó trong game ngay từ đầu, bạn sẽ tăng thời lượng cho các màn chơi và được trải qua những thời điểm “bùng nổ” mà ở chế độ dễ hoặc bình thường sẽ không có được. Điều này càng đặc biệt đúng với dòng game nhập vai, nơi bạn sẽ phải suy nghĩ tính toán kỹ hơn cho mọi đường đi nước bước hoặc thực hiện nhiều nhiệm vụ trong danh sách để cho nhân vật, đội chơi của mình lên một level đủ mạnh mới có thể đánh bạn được trùm cuối.
Có nhiều lý do để bạn chơi game, quan trọng nhất chính là để giải trí, vì thế nếu chế độ khó làm bạn khó chịu thì không ai bắt buộc bạn phải tiếp tục. Nhưng nếu bạn đang muốn tìm kiếm lại niềm vui khi chơi game, chế độ Khó có thể chính là thứ bạn cần.
Những trò chơi siêu khó thử thách người chơi bằng cách không cho save game
Chinh phục những tựa game này đúng là thử thách thực sự với các game thủ.
1. Dead Rising
Nhắc đến Dead Rising phần đầu tiên thì chế độ Infinity Mode là một trong những thứ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất, đơn giản chỉ là vì nó quá điên rồ các bạn ạ. Trong chế độ này, game sẽ không còn checkpoint và save game nữa, buộc game thủ phải vận dụng tất cả kỹ năng hiện có để cố gắng sống sót càng lâu càng tốt.
Nghe thì không có vẻ gì là tệ cho lắm, nhưng hầu hết game thủ khi chọn chế độ này đều muốn đạt được thành tích mang tên "7 Day Survivor". Nó yêu cầu bạn phải sống sót trong Infinity Mode trong vòng 14 tiếng đồng hồ mà không chết. Và 14 tiếng ở đây là 14 tiếng ngoài đời thực nhé, không phải 14 tiếng trong game đâu.
Điều này có nghĩa là bạn phải hi sinh hoặc biết cách sắp xếp một số thứ như ăn uống, ngủ nghỉ trong vòng 1 ngày để cày, từ sáng đến tối, và nghe qua thôi là đủ thấy nó khó khăn vô vàn rồi. Chỉ cần game thủ sẩy chân một phát thôi là phải làm lại từ đầu.
2. Hercules
Hercules chắc chắn là một tựa game gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều game thủ Việt Nam. Trò này thì rất vui nhưng bị cái là nó hơi kỳ cục ở chỗ cơ chế save và checkpoint của nó.
Tựa game sẽ giấu các chữ cái trong tên Hercules. Nếu bạn kiếm được đầy đủ các chữ cái này thì game sẽ cho phép bạn chơi lại khúc mà bạn thất bại. Cái cơ chế này nghe thì có vẻ hay ho đấy, nhưng nó có điểm trừ lớn là nó làm cho tựa game có xu hướng thành game tìm đồ. Nhiều người chơi thay vì thoải mái đi quẩy và chinh phục độ khó ngày càng tăng của game thì họ lại đi săn mấy chữ cái được giấu một cách tinh vi.
Việc này khiến cho nhiều người thậm chí còn không biết game có cho save (mặc dù nó hơi bất tiện). Và cho đến khi phát hiện ra thì họ cũng đã ăn hành ngập mặt hay thậm chí là không bao giờ biết luôn.
3. Getting Over It
Con game siêu ức chế này cách đây mấy năm phải gọi là cực kỳ hot, từng làm biết bao streamer phải khóc thét, chửi thề, đập bàn phím trong bất lực. Chẳng ai chơi con game này lần đầu mà không té sấp mặt để rồi chứng kiến bao công sức leo trèo của mình đổ sông đổ biển cả (ít nhất là chưa ai thấy). Nhưng mà nhìn một cách tích cực thì con game này sẽ rất hữu ích cho những ai đang học cách kiềm chế cơn nóng giận của mình.
Quay lại với chủ đề bài viết, con game này ứ cho save. Bạn leo được đến đâu không quan trọng, bạn cố gắng bao nhiêu không cần biết, bạn mà out game thì nó cho bạn leo lại từ đầu luôn. Một khi đã vào game thì chỉ có cách leo đến cùng hoặc từ bỏ giữa chừng mà thôi.
Tuy nhiên việc không cho save này tính ra cũng có cái hay của nó, vì thà không cho save còn hơn là save đã đời để rồi té sấp mặt chơi lại từ đầu. Hơn nữa việc không cho save cũng giúp bạn học cách chấp nhận thất bại và đứng lên sau những lần vấp ngã (tất nhiên là sau khi bạn chửi thề xong).
Discord cho đặt ảnh đại diện riêng biệt cho từng máy chủ Discord giờ đây có thể cho phép bạn cập nhật hình đại diện và nickname riêng cho từng máy chủ. Discord cho cập nhật hình đại diện và nickname riêng cho từng máy chủ Theo TheVerge, ứng dụng nhắn tin Discord đã thông báo rằng cấp bậc Nitro cao cấp của nền tảng giờ đây sẽ cho người đăng ký sử dụng mỗi...