5 lý do khiến ô tô của bạn không đánh lửa ở bộ chia điện
Chắc hẳn xe ô tô của bạn đã gặp rất nhiều lần khó hoặc không khởi động được. Khi động cơ không thể khởi động được, rất có thể xe ô tô của bạn không có tia đánh lửa từ bộ chia điện (bộ den-co) .
Nguyên nhân làm hiện tượng mất đánh lửa từ bộ chia điện
Rất nhiều chủ xe đã gặp phiền toái vì xe không thể khởi động được. Dưới đây là các bước để thực hành kiểm tra tia lửa trong hệ thống bộ chia điện của bạn. Đầu tiên hãy sạc đầy pin trước khi tiến hành thử nghiệm. Sau đó, vô hiệu hóa hệ thống nhiên liệu và đặt máy kiểm tra bu-gi. Cuối cùng, nhờ ai đó quay động cơ và kiểm tra bu-gi bằng thiết bị. Nếu động cơ không có tia lửa thì có thể là một vài nguyên nhân dưới đây.
Vị trí trục khuỷu
Cảm biến vị trí trục khuỷu giúp tìm ra vấn đề với trục khuỷu.
Điều đầu tiên, hãy xem liệu có bất kỳ cảm biến kết nối dây bị đứt hoặc lỏng với mô-đun điều khiển nguồn. Cảm biến vị trí trục khuỷu có thể giúp bạn tìm ra vấn đề với trục khuỷu. Cảm biến này theo dõi tốc độ quay của trục khuỷu. Nếu cảm biến ngừng hoạt động, nó không thể gửi tín hiệu đến ECU.
Video đang HOT
Một số vấn đề xảy ra với modul
Khi bạn không thể khởi động xe, bạn cần kiểm tra các mô-đun đánh lửa. Một số hiện tượng khiến mô-đun không hoạt động tốt. Dây lỏng, đứt hoặc bị ăn mòn trong mô-đun đánh lửa có thể là một lý do đằng sau là không có tia đánh lửa từ bộ chia điện. Điều bạn nên làm là làm sạch hoặc thay thế những bộ phận bị hoen gỉ.
Một số vấn đề với cuộn cao áp
Cuộn cao áp chuyển năng lượng pin yếu thành tia lửa mạnh mẽ.Một cuộn dây cao áp bị lỗi có thể là nguyên nhân xảy ra những vấn đề như vậy, bởi sự tăng nhiệt giữa cuộn dây cao áp và modul. Khi được làm mát, nó trở lại hoạt động bình thường. Vấn đề đối với cuộn dây cao áp khiến cho ô tô của bạn không thể khởi động được.
Kiểm tra nắp của bộ chia điện là điều quan trọng khi xe bị dừng đột ngột. Kiểm tra xem có bụi bẩn bên trong và bên ngoài hay không. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra hoạt động của rô-to và các vết nứt trên nắp bộ chia điện.
Cụm đánh lửa hoạt động như các điểm cơ học trong xe hơi
Công tắc đánh lửa được đặt trong buồng đốt và là bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất của hệ thống đánh lửa. Có ba vị trí trong công tắc đánh lửa, bạn sẽ nhận thấy sau khi chèn chìa khóa. Khi chuyển sang vị trí ON, đèn bảng điều khiển sáng lên. Nếu chúng không sáng lên, có thể là dấu hiệu của một công tắc đánh lửa đang gặp vấn đề.
Theo Oto
Xe ô tô bị mất phanh xử lý như thế nào?
Mất phanh thực sự là "cơn ác mộng" của nhiều tài xế khi đổ đèo hay di chuyển trên địa hình dốc. Trong trường hợp này, tài xế cần bình tĩnh, tìm cách cho xe dừng lại và hạn chế tối đa thiệt hại.
Để hạn chế hiện tượng mất phanh, khi di chuyển trên địa hình đèo dốc, lái xe nên sử dụng động cơ để hãm tốc và hạn chế đạp phanh khi xuống dốc. Nếu là xe số sàn, bạn có thể để số 3 hoặc 2 khi xuống dốc. Nếu là xe số tự động, bạn nên sử dụng chế độ số bán tự động (số /-) hoặc chế độ O/D, D1, D2. Với các xe cao cấp hơn thì đều có chế độ hỗ trợ đổ đèo. Vì vậy, nếu xe bạn có trang bị tính năng này thì hãy tìm hiểu thật kỹ về nó và sử dụng nó khi đi đường đèo, dốc.
Để hạn chế hiện tượng mất phanh, khi di chuyển trên địa hình đèo dốc, lái xe nên sử dụng động cơ để hãm tốc
Trong các tài liệu hoặc nhiều người cũng được chỉ dẫn về việc phanh bằng xe bằng số. Tuy vậy, trên đường đèo với gia tốc lớn thì để làm được điều này, các lái xe cần chú ý những điều sau:
Với xe số sàn
Do bạn không thể về lại số nhỏ khi đang di chuyển với vận tốc quá cao nên hãy kéo phanh tay với một lực vừa phải tránh khóa bánh sau và thực hiện thao tác đạp côn ra số N. Lúc này, vận tốc xe sẽ bất ngờ vọt lên nên bạn phải thao tác thật nhanh. Bạn hãy đạp mạnh ga để động cơ đồng tốc với tốc độ, dậm côn nhanh và dồn số 2. Bạn tiếp tục thao tác như vậy để dồn về số 1. Lúc này, do tốc độ ở số 1 khá chậm nên bạn có thể cho xe vào sát lề và kéo mạnh phanh tay để xe dừng lại.
Một số xe có mặc định khi tốc độ quá cao thì hộp số sẽ tự nhảy số Với xe số tự động
Một số xe có mặc định khi tốc độ quá cao thì hộp số sẽ tự nhảy số. Do đó, bạn sẽ gặp khó khăn nếu muốn trả về số nhỏ. Trong trường hợp này, bạn hãy kéo phanh tay, kết hợp đánh tay lái qua lại (zigzac) để kích hoạt hệ thống cân bằng điện tử EBD và giảm tốc độ xe. Lúc này bạn có thể mới về được số, tiếp tục thao tác như vậy để trả về số nhỏ hơn. Bạn cần lưu ý rằng đừng cố trả về số R hoặc P vì hộp số được thiết kế để bạn không về được những số này khi xe di chuyển tốc độ cao. Bạn tuyệt đối không được tắt động cơ vì như vậy các hệ thống như trợ lực lái, trợ lực phanh, ABS, EBD ... sẽ bị vô hiệu hóa, tài xế sẽ không còn làm chủ được xe.
Nếu áp dụng tất cả các phương pháp trên mà bạn vẫn không thể giảm tốc cho xe thì hãy điều khiển xe đi sát vách núi, ta luy, con lươn trên đường để dừng xe để dừng xe lại.
Theo Cartimes
Thời điểm bảo dưỡng một số bộ phận quan trọng trên xe ô tô Dưới đây là thời điểm bảo dưỡng một số bộ phận quan trọng trên xe ô tô mà bất cứ người sử dụng xe hơi nào cũng cần ghi nhớ để có thể chăm sóc xế cưng một cách tốt nhất. 1. Thời điểm cần bảo dưỡng động cơ ô tô Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ô tô, đối...