5 lý do bất ngờ khiến phụ nữ bị đau khi làm ‘chuyện ấy’
Có rất nhiều lý do khiến việc quan hệ chốn phòng the của vợ chồng bạn khiến phụ nữ hoặc cả 2 người đều bị đau.
“Cô bé” còn quá hẹp
Hầu hết mọi phụ nữ đều gặp vấn đề khi quan hệ đầu tiên sẽ dễ bị đau vì “cô bé” còn quá hẹp. Dù “cậu nhỏ” của chàng có kích cỡ hoàn toàn bình thường nhưng khi tiến vào vẫn không phải là chuyện đơn giản. Vấn đề này rất nhiều người gặp phải nên các bạn không cần phải quá hoang mang và lo lắng vì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn vào những lần sau.
Nếu vợ chồng bạn đã quan hệ một thời gian mà vẫn có cảm giác đau, chặt và khó chịu thì đó có thể là dấu hiệu của chứng co thắt âm đạo (tức là khi quan hệ xảy ra hiện tượng các cơ âm đạo co thắt mạnh không tự chủ được).
Lời khuyên cho các cặp đôi trong trường hợp mới quan hệ này là khi nghi ngờ lý do đau thì hãy kiên nhẫn bày tỏ rõ và yêu cầu chàng chậm hơn ở các bước. Nếu nghi ngờ bị co thắt âm đạo không tự chủ, các nàng hãy đi khám sớm.
Một trong 2 người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục STD
Vợ hoặc chồng mà bị bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, viêm gan, mụn cóc sinh dục… có thể gây đau đớn cho cả hai người khi làm “chuyện ấy”. Đau khi làm “lâm trận” là một tác dụng phụ của bệnh nhiễm qua đường tình dục – thường bởi quan hệ không an toàn. Biện pháp khắc phục trong trường hợp này là bạn hoặc người ấy nên đi khám để được tư vấn và điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis)
Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis) là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến phụ nữ khiến các nàng bị đau khi quan hệ tình dục.
Lâu dần, những cơn đau đó khiến người phụ nữ dần giảm bớt nhu cầu tình dục, thậm chí không những mất cảm hứng mà còn sợ mỗi khi gần gũi chồng. Còn người chồng khi không được đáp ứng nhu cầu thì lại bị ức chế và chán nản làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình bạn.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia nghiên cứu, hội chứng ruột kích thích có liên quan đến việc quan hệ tình dục bị đau.
Hội chứng này khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, trong đó gây đau bụng và táo bón. Hội chứng này hiện là một bệnh rất phổ biến và gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống vợ chồng nên ngay khi phát hiện bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn và điều trị tốt.
Trong phòng the thì tâm trạng có ảnh hưởng rất lớn bởi khi tâm lý căng thẳng sẽ ảnh hưởng cơ bắp do bạn thắt chặt và khiến bạn bị đau.
Sau một ngày làm việc căng thẳng, bạn hãy gạt tất cả những lo nghĩ của mình sang một bên khi lên giường với bạn đời bởi chỉ có như vậy, 2 người mới sẵn sàng và thăng hoa trong đời sống vợ chồng.
Các chuyên gia gợi ý, để gạt bỏ sự căng thẳng không cần thiết, bạn hãy massage cho người ấy giúp chàng hoặc nàng thư giãn cơ thể và sẵn sàng nhen lên ngọn lửa tình trên chiếc giường êm ái.
Theo GĐVN
Coi chừng mắc bệnh cơ tuyến tử cung
Phụ nữ ở độ tuổi 40-50 có triệu chứng rong kinh, thống kinh, đau khi quan hệ chăn gối, đau vùng chậu mạn... có thể là dấu hiệu của bệnh cơ tuyến tử cung-Adenomyosis - một rối loạn phụ khoa lành tính ở phụ nữ.
Bệnh cơ tuyến tử cung là tình trạng mô tuyến của nội mạc tử cung hiện diện bên trong cơ của thành tử cung. Bình thường, biểu mô tuyến chỉ có ở lớp nội mạc tử cung, có chu kỳ phát triển và thoái triển theo chu kỳ hormon sinh dục nữ, tạo ra hiện tượng kinh nguyệt. Trong một số trường hợp, khi mô tuyến này lạc vào trong cơ tử cung sẽ tạo ra tình trạng bệnh lý bất thường với triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng dưới theo chu kỳ kinh nguyệt.
Dấu hiệu bệnh
Biểu hiện của bệnh cơ tuyến tử cung có thể khác nhau ở mỗi người, từ mức độ nhẹ tới nặng. Có khoảng 1/3 trường hợp là không có triệu chứng nào và chỉ được phát hiện khi đi khám bệnh phụ khoa khác. Nhưng ở những trường hợp còn lại, bệnh cơ tuyến tử cung có thể ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh.
Người phụ nữ mắc bệnh cơ tuyến tử cung có thể bị đau nhiều tới rất đau trong thời gian có kinh nguyệt (thống kinh), lượng máu kinh ra nhiều (cường kinh) có lẫn máu cục, kéo dài (rong kinh). Ngoài ra, có thể có cảm giác tăng áp lực lên bàng quang và trực tràng, đau trong khi đi cầu.
Dấu hiệu đau vùng chậu mạn, đau khi giao hợp cũng là những biểu hiện thường gặp. Tử cung to lên nhưng người bệnh có thể chỉ thấy bụng to hơn trước. Các triệu chứng này thường xảy ra khi bệnh nhân quanh độ tuổi 40-50.
Tuy nhiên, những triệu chứng trên thường không chuyên biệt, có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như chảy máu tử cung do rối loạn chức năng, do u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung...
Tần suất và độ nặng của các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ lan tỏa và độ sâu của bệnh cơ tuyến tử cung. Triệu chứng thường biến mất hoặc cải thiện sau khi mãn kinh.
Phân biệt bệnh cơ tuyến tử cung (trái) và lạc nội mạc tử cung (phải).
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Chưa chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh cơ tuyến tử cung nhưng có một số giả thuyết: Do sự phát triển bào thai, bệnh cơ tuyến tử cung có thể hình thành từ khi còn là thai nhi; Có thể do nguyên nhân viêm nội mạc tử cung liên quan tới sinh đẻ; Là kết quả của tình trạng xâm lấn trực tiếp của các tế bào nội mạc tử cung từ bề mặt của tử cung đi vào lớp cơ tạo nên thành tử cung.
Những vết cắt vào tử cung được tạo ra trong phẫu thuật, chẳng hạn như trong mổ lấy thai, có thể tạo cơ hội cho các tế bào nội mạc tử cung xâm lấn vào thành của tử cung; Các yếu tố rủi ro gồm: mang thai nhiều lần, tuổi tác, có tiền sử phẫu thuật tử cung, nạo thai, can thiệp buồng tử cung...
Lời khuyên của thầy thuốc
Một người phụ nữ không có ý định mang thai hoặc không gặp bất kỳ triệu chứng nào có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, bất kỳ phụ nữ nào nghi ngờ bệnh cơ tuyến tử cung nên gặp bác sĩ để đánh giá.
Mặc dù là bệnh lý lành tính, nhưng những cơn đau và những đợt chảy máu nặng nề do lạc nội mạc trong cơ tử cung gây ra có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.Những cơn đau lặp đi lặp lại có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm, kích thích, lo lắng, tức giận,... Chảy máu nặng, kéo dài khi hành kinh có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính.Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vô sinh cao ở những người bị bệnh cơ tuyến tử cung. Đó là lý do tại sao bệnh cơ tuyến tử cung cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Điều trị
Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau dành cho phụ nữ có mắc bệnh cơ tuyến tử cung.
Dùng thuốc: các thuốc chống viêm, thuốc nội tiết có thể làm giảm các triệu chứng.
Nút mạch tử cung: Giúp dừng việc cung cấp máu đến khu vực bị ảnh hưởng và giảm các triệu chứng. Các triệu chứng có thể tái phát sau 2 năm, điều trị bằng nút mạch có thể được lặp lại hoặc phẫu thuật cắt tử cung.
Phẫu thuật cắt tử cung: Có thể điều trị tận gốc bằng cách cắt tử cung hoặc điều trị bảo tồn (nội soi buồng và nạo niêm mạc tử cung). Lựa chọn phương pháp phẫu thuật tùy thuộc vào độ tuổi và mong muốn có thai trong tương lai của bệnh nhân. Cũng có thể cắt tử cung bán phần hay toàn phần tùy thuộc tình trạng của bệnh nhân, mức độ hiện diện của tổn thương, độ sâu của xâm lấn. Sau phẫu thuật, điều trị tiếp tục bằng GnRH agonist cho thấy có hiệu quả làm giảm tái phát triệu chứng thống kinh và cường kinh.
Không cần thiết phải điều trị nếu không có triệu chứng, không có ý định mang thai hoặc đang gần mãn kinh.
Phân biệt bệnh cơ tuyến tử cung với lạc nội mạc tử cung
Bệnh cơ tuyến tử cung (adenomyosis) và lạc nội mạc tử cung (endometriosis) rất giống nhau nhưng có sự khác biệt: Trong bệnh cơ tuyến tử cung, các tế bào nội mạc tử cung phát triển trong cơ tử cung; Trong lạc nội mạc tử cung, những tế bào này phát triển bên ngoài tử cung, đôi khi ở buồng trứng và ống dẫn trứng.
Lạc nội mạc tử cung xảy ra ở phụ nữ độ tuổi 30 và 40, trong khi nhiều phụ nữ từ 40-50 tuổi có xu hướng phát triển bệnh cơ tuyến tử cung. Có thể một người phụ nữ bị cả lạc nội mạc tử cung và bệnh cơ tuyến tử cung.
Theo BS. Nguyễn Thị Lý/Suckhoedoisong.vn
6 thủ phạm khiến chị em "đau" Đau khi quan hệ tình dục là tình trạng dễ gặp ở phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân gây đau và điều này sẽ gây hậu quả xấu: sợ quan hệ, giảm ham muốn tình dục, mất sự thân mật vợ chồng. Đau đớn là dấu hiệu cho thấy có một vấn đề nào đấy không ổn. Đó cũng chính là lúc bạn...