5 lý do bạn bị ngứa âm đạo ngay cả khi bạn không viêm nhiễm
Một số phụ nữ bị ngứa âm đạo ngay cả khi họ không bị nhiễm trùng. Dưới đây là 5 lý do giải thích tại sao.
Ngứa âm đạo xảy ra ở nhiều chị em trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Nó thường là kết quả của nhiễm trùng gây ra bởi sự thay đổi cân bằng độ pH trong âm đạo, nhưng có nhiều yếu tố khác có thể cũng là nguyên nhân.
Bất kể vì lý do nào, đó vẫn là một sự cố gây phiền nhiễu có thể khiến phụ nữ lo lắng và cảm thấy không an toàn . Một số phụ nữ bị ngứa âm đạo ngay cả khi họ không bị nhiễm trùng. Dưới đây là 5 lý do giải thích tại sao.
Việc sử dụng xà phòng với hóa chất nhiều vào khu vực nhạy cảm như âm đạo có thể khiến bạn bị ngứa ngáy. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
1. Sử dụng dung dịch vệ sinh không đúng
Việc sử dụng xà phòng với hóa chất nhiều vào khu vực nhạy cảm như âm đạo có thể khiến bạn bị ngứa ngáy. Thêm vào đó, dùng giấy vệ sinh có thuốc nhuộm, hợp chất kích thích hay mặc đồ lót chật, đồ tập lâu không thay đều khiến âm đạo bị bẩn và gây ngứa ngáy, khó chịu.
Một trong những cách tránh ngứa âm đạo trong trường hợp này chính là, rửa sạch sẽ bằng nước ấm. Tránh dùng nước xịt khử mùi.
2. “ Dọn cỏ vùng kín”
Nhiều chị em thích dọn cỏ vùng kín làm cho da trên vùng âm đạo nhạy cảm và dễ bị dị ứng. Do đó, cảm giác ngứa sau ‘dọn cỏ’ là chuyện bình thường.
Video đang HOT
3. Bệnh lây qua đường tình dục (STDs)
Ngứa âm đạo cũng có thể là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng bạn không nên lo lắng vì điều này xảy ra rất thường xuyên. Và biểu hiện đầu tiên của việc bị lây bệnh qua đường tình dục chính là ngứa âm đạo. Nếu phát hiện mình có nguy cơ nhiễm bệnh, hãy đi khám bác sĩ lập tức.
Bệnh vẩy nến và eczema là các yếu tố khác có thể gây ngứa âm đạo. Hơn nữa, chúng không chỉ ảnh hưởng đến da trên âm đạo, mà còn ở các vùng khác của cơ thể.
Bệnh này không khó nhận diện bởi nó thường xuất hiện các mảng ngứa rộng trên cơ thể, ở nhiều bộ phận khác nhau và bạn phải lưu ý.
Giảm hoóc môn do mãn kinh gây ra có thể kích hoạt độ pH tự nhiên của vùng âm đạo tăng lên đến gần 7, trong khi bình thường khoảng 4,7. (Ảnh minh họa)
5. Mãn kinh
Giảm hoóc môn do mãn kinh gây ra có thể kích hoạt độ pH tự nhiên của vùng âm đạo tăng lên đến gần 7, trong khi bình thường khoảng 4,7. Đó là vì biểu mô của âm đạo trở nên mỏng hơn. Tất cả điều này gây ra vi khuẩn axit lactic, duy trì độ pH của âm đạo, biến mất. Điều này làm âm đạo bị nhiễm trùng.
Các xét nghiệm y tế thường cho thấy rằng âm đạo của một phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh là nhợt nhạt, mỏng và kèm theo các triệu chứng như đi tiểu khó chịu, bỏng, ngứa và đau hoặc chảy máu trong quá trình quan hệ tình dục.
Nếu có biểu hiện ngứa âm đạo, dù là lý do gì đi chăng nữa, cũng phải khám bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán chính xác nhất. Một khi phát hiện ra các nguyên nhân chính, bạn sẽ dễ dàng chữa khỏi hơn và cũng yên tâm hơn trong quan hệ vợ chồng.
Theo Khám phá
Dấu hiệu mắc bệnh lây qua đường tình dục
Thông thường, các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban đầu thường không có biểu hiện rõ ràng, vì thế nhiều người không biết mình đã mắc bệnh.
Thông thường, các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban đầu thường không có biểu hiện rõ ràng, vì thế nhiều người không biết mình đã mắc bệnh nên không đi khám và điều trị sớm khiến bệnh tiến triển nặng hơn gây khó khăn cho việc điều và có nguy cơ cao lây bệnh cho người khác.
Các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục rất đa dạng và dễ lây bao gồm: Vi khuẩn gây bệnh lậu, giang mai, hạ cam, liên cầu B, lỵ trực trùng;... Virut gây bệnh viêm gan b, viêm gan C, HIV, herper, sùi mào gà ;... Ký sinh trùng gây bệnh trùng roi, rận mu, nấm men....
Thông thường thì các tác nhân này lây truyền qua hoạt động tình dục (giao hợp qua đường âm đạo, đường miệng hoặc đường hậu môn) không được bảo vệ với người đang mang bệnh. Ngoài ra còn lây qua mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú và các dụng cụ tiêm, chích vào da. Tất cả mọi người có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Không phải tất cả các bệnh đều có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh có triệu chứng gần giống nhau, người bệnh không thể tự phân biệt được mà cần được khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Dấu hiệu cần đi khám
Nếu bạn đã quan hệ tình dục với một người mà bạn không biết chắc là không có bệnh, hoặc sau khi có quan hệ tình dục không an toàn mà cơ quan sinh dục của bạn có những biểu hiện bất thường, bạn nên nghi ngờ tới khả năng là mình mắc bệnh. Cần lưu ý tới các dấu hiệu sau đây:
- Có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật.
- Hậu môn hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường. Các tổn thương này có thể đau hoặc không đau.
- Tiểu đau, buốt hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường.
- Đau bất thường ở vùng bụng dưới mà không liên quan gì tới chu kỳ kinh nguyệt.
- Trên da có nhiều mụn cóc, hoặc các mụn phỏng rộp đau, chảy nước, hoặc có lốm đốm đỏ, hay các u nhọt quanh miệng hoặc cơ quan sinh dục hoặc nổi hạch ở vùng bẹn...
- Đau khi giao hợp ở nữ hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục.
Nếu có một trong các biểu hiện trên người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Người bệnh cần chú ý
Khi đã đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh lây qua đường tình dục, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian, không bỏ thuốc khi thấy đỡ triệu chứng. Khi dùng hết thuốc cần đi khám lại để được biết bệnh đã khỏi dứt điểm hay cần điều trị tiếp.
Nếu đã mắc bệnh lây qua đường tình dục, người bệnh nên nói cho vợ hoặc chồng hoặc bạn tình biết để họ đi khám và cùng điều trị, phải thực hiện các biện pháp phòng tránh theo tư vấn của bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa
Theo SKĐS
7 lý do khiến nam giới có thể bị khiếm khuyết bộ phận sinh dục Nam giới bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, quan hệ tình dục bừa bãi, ăn uống thiếu chất... sẽ ảnh hưởng đến kích thước "cậu nhỏ". Bác sĩ Nguyễn Đông Hưng, khoa Phẫu thuật Niệu sinh dục, Bệnh viện Quân y 103, cho biết có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển bộ phận sinh dục nam. Dưới đây là...