5 lưu ý đặc biệt khi ăn lẩu
Nếu ngồi lâu quá một tiếng đồng hồ, bạn nên thay nước lẩu vì lúc đó nó đã chứa nhiều chất nitrit gây ung thư cùng những chất có hại khác.
Vào mùa thu và mùa đông, món lẩu đặc biệt được mọi người yêu thích. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để không ảnh hưởng sức khỏe.
Đừng ăn quá nóng
Người ta thường nói ăn lẩu “một nóng đánh bại ba tươi”, có nghĩa là phải thật nóng, yếu tố nóng quyết định vị ngon của lẩu hơn cả yếu tố rau tươi, thịt tươi. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoang miệng, niêm mạc dạ dày và thực quản chỉ có thể chấp độ nóng cao nhất là 50 – 60 độ C, trong khi nhiệt độ của nồi lẩu lên tới 120 độ C.
Việc ăn ngay thực phẩm vừa được đun sôi rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản. Cùng với nhiều gia vị cay mang tính kích thích, nó dễ gây viêm loét đường tiêu hóa.
Video đang HOT
Chuyên gia nhắc nhở: Duy trì “ba tươi”, từ bỏ “một nóng”. Thức ăn lấy từ trong nồi ra nên cho vào một cái đĩa để nguội bớt rồi mới ăn. Những người mắc bệnh đường tiêu hóa khi ăn lẩu nên cho ít ớt.
Đừng ăn tái
Ăn đồ chưa chín hẳn hoặc tươi sống là một trong những lý do khiến mọi người thích lẩu. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Thực phẩm tươi sống và tái chưa tiêu diệt được hết vi khuẩn và ký sinh trùng, dễ gây nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Chuyên gia nhắc nhở: Chấp nhận hy sinh một ít hương vị để thức ăn chín hẳn. Nhưng nếu là rau xanh thì không nên để quá lâu.
Thay nước lẩu nếu ăn lâu
Rất nhiều người cho rằng, nước lẩu là tập hợp tinh hoa từ các thực phẩm khác nhau, ngon và bổ dưỡng, nhưng thực tế không phải như vậy. Nồi lẩu sôi đi sôi lại thì vitamin và các yếu tố có lợi khác đã bị phá hủy, trong khi lượng chất béo bão hòa, natri, purine và các thành phần gây hại khác sẽ tăng cao, là nguy cơ gây béo phì, xơ vữa động mạch, gout, tiểu đường hoặc một số bệnh khác. Nếu trong lúc ăn lẩu còn uống bia, rượi thì hại càng thêm hại.
Chuyên gia nhắc nhở: Nên uống ít nước lẩu và nên uống khi mới nấu. Khi nồi lẩu nấu quá 60 phút, nó sẽ chứa rất nhiều nitrit, nếu muốn ngồi tiếp thì nên thay nước lẩu.
Lưu ý thời gian
Việc ăn lẩu kéo dài trong vòng mấy tiếng đồng hồ sẽ làm tăng cao lượng cholesteron trong máu, nếu ăn quá lâu sẽ dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.
Chuyên gia nhắc nhở: Nên ăn trong vòng hai giờ trở lại. Ăn lẩu một tuần không nên quá một lần, cần cân bằng lượng rau và lượng thịt.
Cách ăn lẩu tránh bị nóng
Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, lúc chọn thực phẩm cho nồi lẩu, bất luận là rau hay thịt, điều quan trọng nhất là phải tươi, ngon. Ngoài thịt bò, lợn, gà, cá, đừng quên các loại rau mát như cải chíp, cải xoong, rau muống… Nếu ăn được vị đắng thì có thể chọn mướp đắng.
Trong nồi lẩu nên cho ít ngó sen, không những giúp cân bằng dinh dưỡng mà còn để giải nhiệt. Cho thêm đậu phụ cũng là cách bổ sung dinh dưỡng và giải nhiệt tốt.
Theo Đất Việt
Lợi ích của việc ăn chậm, nhai kỹ với sức khỏe
Khi nhai kỹ, thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn.
Thay vì một người ăn 4 chén cơm mới cảm thấy no và đầy đủ năng lượng thì chỉ cần ăn 2 - 3 chén và nhai kỹ cũng có thể mang lại phần năng lượng tương tự. Các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn và dạ dày cũng làm việc bớt cực nhọc hơn. Từ việc nhai kỹ thức ăn, chúng ta có thể tiết kiệm được lượng thức ăn mỗi ngày, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm bớt gánh nặng cho dạ dày mà vẫn đảm bảo đủ năng lượng.
Không những thế, trong khi nhai, nước bọt tiết ra làm nhão thức ăn giúp chúng ta dễ nuốt hơn. Trong nước bọt có men tiêu hóa thức ăn giúp thức ăn được tiêu hóa một phần trước khi xuống dạ dày.
Nếu ta không nhai kỹ trước khi nuốt, thì dạ dày sẽ lãnh hết mọi trách nhiệm nặng nề, và trở nên suy yếu sau vài chục năm làm việc. Không những thế, nước bọt còn có chất Immunoglobulin giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và muccus protein có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, trong nước bọt còn có chất bacteriolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn và virút. Người ta thí nghiệm với ống nghiệm có đựng nước bọt, sau đó đưa vật chất gây bệnh ung thư có hại nhất vào rồi quan sát. Lúc đầu không có gì lạ nhưng khi lắc ống nghiệm khoảng 30 giây thì thấy 80 - 100% độc tố của vật chất gây bệnh ung thư đã biến mất.
Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng, nước bọt được tiết ra khi nhai có tác dụng trừ độc rất mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Chúng ta cần phải nhai kỹ thức ăn từ 30 giây trở lên hay khoảng 20 lần thì mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
Một trong những điều quan trọng mà việc ăn chậm, nhai kỹ mang lại cho chúng ta là giúp chúng ta ăn ngon hơn. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã ăn rất ngon khi nhai kỹ bánh mì với một ít sữa và ông đã kêu gọi mọi người hãy nhai thật kỹ thức ăn, dù là một miếng bánh mì hay chỉ là cơm trắng để cảm nhận vị ngon kỳ diệu của thức ăn.
Phương pháp thực dưỡng của tiên sinh Osawa cũng kêu mọi người nhai cơm thật kỹ, đến khi thành nước rồi hãy nuốt. Bạn có thể thử nghiệm với chính bản thân. Thử lấy một miếng bánh mì hay một ít cơm rồi nhai thật kỹ, khoảng 20 lần xem như thế nào. Bạn sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt của thức ăn, và sự tuyệt diệu mà chúng mang lại.
Chúng ta ngày nay ăn không biết ngon nữa vì nhai và nuốt vội vàng, đánh mất khả năng thưởng thức thực phẩm. Chúng ta phải nhờ đến những cách chế biến thức ăn cầu kỳ, phức tạp với nhiều gia vị khác nhau để biết được vị ngon giả tạo trong chốc lát ở đầu lưỡi.
Và càng ngày chúng ta càng cần nhiều gia vị hơn, nhiều thức ăn lạ hơn, nhiều cách chế biến phức tạp hơn... để thỏa mãn nhu cầu ăn uống. Ăn không biết ngon là nguồn gốc của mọi căn bệnh về thân và cả về tâm. Ăn và biết ngon, thì thức ăn chính là thuốc. Muốn được vậy, bạn cần tập nhai. Nhai cho đến khi nào thực phẩm biến thành ngon và ngọt thì mới nuốt. Bạn sẽ thấy có nhiều hạnh phúc trong khi ăn. Thức ăn trở thành thuốc cho thân và cho tâm.
Để đạt hiệu quả cho việc ăn uống, chúng ta cần ăn những thức ăn ít nước để không nuốt thức ăn quá nhanh mà không kịp nhai kỹ, để nước bọt kịp tiết ra và phát huy khả năng kỳ diệu của nó. Chúng ta có thể uống nước canh sau khi đã ăn cơm xong thay vì đổ nước canh vào cơm.
Những thức ăn có nhiều nước như: hủ tiếu, phở, cháo, bún, bánh canh... chúng ta cần hạn chế, không nên ăn quá thường xuyên. Ngay cả khi bạn vội thì nhai kỹ một chút thức ăn vẫn đủ năng lượng và tốt hơn là ngốn thật nhiều thức ăn vào miệng trong một lúc.
Theo PLXH
Làm sạch cơ thể mỗi ngày bằng cách nào? Thời điểm nào bạn nên tiến hành làm sạch cơ thể đây? Những bộ phận cơ thể cần làm sạch là gì? Và có thể làm sạch cơ thể bằng cách nào? Những bộ phận cơ thể cần làm sạch mỗi ngày? Khi làm sạch và khử trùng cho cơ thể nhiều người chỉ chăm chăm làm sạch bộ phận quan trọng nhất...