5 lưu ý cần nhớ khi làm đẹp với Chanh mà các bạn cần biết
Chanh có rất nhiều công dụng đặc biệt là trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Chị em hay truyền tai nhau cách làm đẹp da, trị mụn, trị thâm, giảm béo, làm đẹp móng..bằng chanh. Tuy nhiên không phải ai cũng có hiệu quả khi áp dụng Chanh để làm đẹp. Vậy, đâu là sai lầm khiến nó không phát huy hết tác dụng. Hãy cùng bacuti.vn khám phá nó nhé:
Không dùng chanh cho da khô, da kích ứng
Vì chanh có chứa nhiều axit tự nhiên cho nên dễ gây kích ứng với những da nhạy cảm, gây ngứa, bỏng rát da nếu không dùng đúng cách.
Vì chanh có chứa nhiều axit tự nhiên cho nên dễ gây kích ứng với những da nhạy cảm, gây ngứa, bỏng rát da. Với những da dầu, da nhờn thì chanh quả là “vị cứu tinh” vì sẽ giúp loại bỏ chất nhờn trên da, tuy nhiên với da khô thì tuyệt đối không nên dùng chanh vì sẽ gây khô da, tróc vảy.
Không để da tiếp xúc với ánh nắng
Khi bạn sử dụng nước cốt chanh để trị mụn thì bạn cần chú ý nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đồng thời khi thực hiện bạn cần phải thường xuyên và thực hiện định kỳ trong tuần thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất.
Không uống nước chanh khi đói
Video đang HOT
Nhiều người có thói quen uống nước chanh để giảm cân. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý thành phần axit trong chanh có thể gây tổn thương da dày nếu dùng trong lúc đói.
Không nên dùng quá 3 lần trên tuần
Tuy nhiên, trong chanh có chứa axit tự nhiên cho nên sẽ bào mòn da mạnh, vì vậy không nên lạm dụng cách này. Bạn chỉ nên dùng khoảng 2 – 3 lần/ tuần để tránh gây khô da, tổn thương da.
Pha nước chanh đúng tỷ lệ
Nên pha theo tỷ lệ 1 quả chanh với 1 lít nước ấm và uống kèm với các bữa ăn chính. Tốt nhất là nên uống sau khi ăn khoảng 30 phút, mỗi ngày uống 2 lít nước chanh thay cho nước lọc để giảm cân nhanh và hiệu quả.
Chanh quả thật rất tuyệt vời trong việc làm đẹp phải không nào. Bacuti.vn chúc các chị em thành công!
Theo Bacuti
Những điều cần lưu ý khi đến các dịch vụ chăm sóc móng
Sở thích, trào lưu chăm sóc móng của chị em đã trở thành chuyện không hề nhỏ khi những bệnh lây qua con đường làm móng đang có chiều hướng gia tăng.
Bạn mê mẩn những màu sắc, họa tiết của những bộ móng xinh và thường xuyên tới tiệm để chăm sóc cho chúng? Bạn từng lo lắng bị lây bệnh vì chẳng may bị thợ cắt chảy máu trong khi dùng kềm chung của tiệm mà không biết những dụng cụ này có được sát trùng hoàn toàn hay chưa? Sở thích, trào lưu chăm sóc móng của chị em phụ nữ đã trở thành chuyện không hề nhỏ khi những bệnh lây qua con đường làm móng đang có chiều hướng gia tăng. Những thông tin hữu ích sau đây sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ sức khỏe khi chăm sóc cho bộ móng xinh của mình.
Vệ sinh dụng cụ: đừng tin vào những gì bạn thấy
Dạo một vòng trên các khu phố ở đường Lê Thánh Tôn, Pasteur, Trương Định, Hàm Nghi... sẽ thấy nơi đây tập trung những salon cao cấp chuyên chăm sóc móng. Bình dân hơn, có thể đến bất kỳ khu chợ nào ở thành phố, hầu như nơi nào cũng có những tiệm làm móng vỉa hè nằm san sát nhau tấp nập khách. Nếu quan sát một chút bạn sẽ thấy, ngay khi làm xong cho vị khách trước, thợ làm móng sẽ lau cây kềm với dung dịch axeton (chất dùng để tẩy sơn móng tay, không có công dụng khử trùng) hoặc cồn rồi sử dụng cây kềm đó cắt cho người khách kế tiếp. Hầu hết các chị em đi làm móng đều tin tưởng dụng cụ đã được tiệt trùng theo những cách trên.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Ngô Minh Vinh, giảng viên đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, thì các biện pháp sát trùng đang được hầu hết các tiệm làm móng áp dụng hiện nay rất khó tiêu diệt được các vi khuẩn gây bệnh, dẫn đến các bệnh lây nhiễm qua việc làm móng đang ngày càng gia tăng. Theo quy trình sát trùng chuẩn thì các dụng cụ phải được hấp với nhiệt độ 120 độ C trong vòng 30 phút với máy hấp ướt chuyên dụng theo tiêu chuẩn y tế. Hiện nay, chỉ một số rất ít các salon cao cấp tuân thủ theo đúng quy trình vệ sinh dụng cụ này.
Những bệnh nguy cơ lây nhiễm khi đi làm móng
Chín mé
Là bệnh nhiễm trùng sinh mủ ở đầu múp ngón tay do tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus) gây ra khi cắt tỉa móng quá sát làm tổn thương vùng da quanh móng khiến khóe ngón chân, tay bị viêm, đỏ tấy, đau nhức. Ban đầu bệnh ít có biểu hiện, do đó nhiều người không chữa Chín Mé khi đang ở giai đoạn nhẹ dẫn đến mưng mủ hoặc gây áp xe ở đầu múp các ngón tay, ngón chân. Bệnh có diễn biến dai dẵng, nếu không được điều trị kịp thời phải tháo móng, gây viêm xương khớp hoặc viêm bao dịch gân gấp rất nguy hiểm.
Nấm móng
Nấm móng cũng là bệnh dễ bị lây khi dùng chung dụng cụ làm móng không được sát trùng đúng cách. Bệnh bắt đầu từ một đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng sau đó phát triển làm móng dày lên, giòn xốp, bị bóp méo hình dáng sau đó chuyển thành màu tối rất khó coi, có mùi hôi và gây đau đớn. Bệnh rất khó điều trị và tiến trình rất lâu dài, nếu không điều trị đúng cách sẽ lây sang các móng khác và gây ra các bến chứng như bội nhiễm vi trùng hoặc chàm hóa.
Viêm gan B và C:
Các dụng cụ làm móng mà không được sát trùng đúng thì sẽ là nơi trú ẩn lý tưởng cho các vi khuẩn gây hại, có thể trở thành vật trung gian lây nhiễm các bệnh nguy hiểm như viêm gan B và C, thậm chí là HIV (là kết luận của một nghiên cứu được đưa ra tại hội nghị khoa học thường niên của American College of Gastroenterology tại Mỹ).
Bí quyết tự bảo vệ mình
Việc chăm sóc móng không chỉ đơn thuần là làm đẹp mà nó còn thể hiện sự tinh tế của người phụ nữ, biết chăm sóc bản thân một cách toàn diện. Và để có một bộ móng đẹp thì không phải ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà mà phải cần đến đôi bàn tay khéo léo của những người thợ chuyên nghiệp. Do đó, nếu vẫn muốn chăm sóc cho bộ móng của mình tại các dịch vụ, thì việc bạn cần làm là dặn dò thợ làm móng sát trùng dụng cụ đúng cách và không cắt phạm da, cắt móng quá sát, móc khóe sâu, làm chảy máu...
Tuy nhiên có một cách đơn giản hơn có thể giúp bạn hoàn toàn yên tâm, không lo bị lây bệnh khi chăm sóc móng dù ở các salon sang trọng hay các tiệm bình dân đó chủ động chuẩn bị riêng một bộ dụng cụ.
Hãy sử dụng kềm riêng cho bộ móng khỏe đẹp. (Ảnh: sưu tầm)
Theo Eva
5 biện pháp giúp móng tay sạch nấm, đẹp tự nhiên Móng tay cũng cần được chăm sóc cẩn thận. Trong quá trình làm đẹp hoặc do tính chất công việc mà móng tay của bạn có thể bị ố màu, thậm chí còn bị những vết nấm da trong kẽ móng. Việc cần làm là phải nhanh chóng tẩy bỏ những vết ố và loại bỏ những ổ nấm trong kẽ móng để...