5 lực lượng hải quân mạnh nhất châu Á
Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực chiếm tỉ trọng giao thông hàng hải lớn nhất thế giới, vì thế an ninh hàng hải trong khu vực là yếu tố đảm bảo sự thịnh vượng của các nước trong khu vực. 5 lực lượng hải quân mạnh nhất châu Á vì thế cũng rất hiện đại, một số có thể coi là hàng đầu thế giới.
Xếp hạng sức mạnh quân sự giữa các nước là việc cực kỳ khó khăn, đặc biệt là một khu vực có nhiều nước có lực lượng hải quân mạnh như châu Á.
Việc xếp hạng không chỉ nên dựa vào số lượng hoặc chất lượng khí tài thông thường mà nên chú trọng đến học thuyết quân sự, cũng như mức độ vai trò bảo vệ an ninh khu vực củalực lượng hải quânmột nước.
Ông James Hardy một biên tập viên của tạp chí khoa học quân sự hàng đầu Jane Defence, đã xếp hạng 5 lực lượng hải quân mạnh nhất châu Á dưới đây, đúc kết từ kinh nghiệm của một nhà nghiên cứu quân sự lâu năm.
Vị trí số 5: Hàn Quốc
Tàu đổ bộ lớp Dokdo của Hải quân Hàn Quốc
Hàn Quốc có tham vọng rất lớn cho hải quân của họ nên đã dành những khoản đầu tư rất lớn.
Trong những năm gần đây, hải quân Hàn Quốc đã biến đổi từ một lực lượng tuần duyên đơn thuần trở thành một lực lượng Hải quân lớn mạnh có thể vươn ra khu vực và thế giới.
Hải quân Hàn Quốc hiện nay đủ sức để bảo vệ các đảo ngoài khơi, các tuyến đường biển và đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ an ninh hàng hải khi tham gia sứ mệnh tiêu diệt cướp biển vùng Somali.
Tuy nhiên, danh tiếng của hải quân Hàn Quốc gần như bị sụp đổ sau vụ chìm tàu Chon An tháng 3.2010. Để lấy lại uy tín trên trường quốc tế sau vụ chìm tàu Hàn Quốc tích cực tăng cường phát triển Hải quân nhất là lực lượng chống ngầm.
Ngoài trách nhiệm trực tiếp là chống lại các hoạt động của Triều Tiên, hải quân Hàn Quốc đang xây dựng các hạm đội đáng gờm có khả năng hoạt động trên toàn cầu.
15 tàu khu trục, trong đó có 12 tàu trang bị hệ thống Aegis, 24 tàu khu trục thuộc lớp Incheon và thế hệ mới của tàu ngầm tấn công làm cho hải quân Hàn Quốc là một trong những lực lượng Hải quân hùng hậu nhất thế giới.
Thủy quân lục chiến Hàn quốc còn được trang bị 2 tàu tấn công đổ bộ thuộc lớp Dokdo.
Vị trí số 4: Hải Quân Singapore
Video đang HOT
Khinh hạm tàng hình lớp Formidable của Singapore
Hải quân Singapore là ví dụ sống động cho thấy ngoài số lượng vũ khí điều quan trọng hơn là chất lượng người lính và tư duy chiến thuật mới đóng vai trò quyết định trong sức mạnh hải quân.
Hải quân Singapore ngoài sự vượt trội so với các đối thủ trong khu vực về số lượng tàu chiến, còn cho thấy chiến lược phát triển thông minh của họ. Singapore được nhiều nước khác bảo vệ nên việc bị tấn công hầu như là không thể.
Ngoài ra, chỉ có 193 km đường bờ biển nhưng hải quân Singapore lại được trang bị rất tốt. Chúng gồm một lực lượng có 6 tàu khu trục, 6 tàu hộ tống, năm tàu ngầm (đã đặt mua thêm 2 chiếc), bốn tàu đổ bộ, bốn tàu chiến nội địa và nhiều tàu tuần tra.
Lính hải quân Singapore cũng được huấn luyện rất tốt.
Vị trí số 3: Hải quân Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản
Nhật Bản là nước có nền quân sự đứng đầu khu vực từ lâu, nhưng do thua trận trong chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật Bản phải thi hành một hiến pháp hòa bình trong nhiều năm. Tuy vậy lực lượng quân sự của họ vẫn không thua kém các quốc gia trong khu vực cả về số lượng lẫn chất lượng.
Nhật Bản có đến 6 tàu khu trục (chuẩn bị đóng thêm 2 chiếc) mang theo hệ thống phòng thủ Aegis để chống lại các khả năng đe dọa từ Triều Tiên.
Gần đây Nhật Bản dấy lên tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc một đối thủ lớn trong khu vực nên họ thay đổi chính sách và đầu tư mạnh cho hải quân.
Nhật Bản đóng thêm Tàu ngầm cũng như gia tăng lên thành một lực lượng có 16-22 tàu khu trục, kết hợp với 47-54 tàu khu trục loại nhỏ.
Nhật Bản còn đầu tư phát triển máy bay tuần ta hàng hải mới Kawasaki P-1, mua thêm nhiều máy bay trực thăng như loại Sikorshy-Mitsubishi SH-60K và Agusta Westland MCH101.
Ngoài ra, Nhật Bản còn mở rộng khả năng đổ bộ của Hải quân bằng cách đóng thêm tàu sân bay trực thăng JS Izumo (DDH 183) là tàu quân sự lớn nhất mà Nhật chế tạo sau thế chiến thứ 2.
Tàu sân bay trực thăng của Nhật Bản có thể mang theo được cả máy bay F-35Bs mà họ đặt mua từ Mỹ.
Khả năng của hải quân Nhật Bản đã biến đổi từ một quân đội được Mỹ bảo vệ chuyển sang chính sách độc lập tác chiến hơn, nhằm bảo vệ lợi ích của Tokyo trong các tranh chấp trên biển. Tuy nhiên vấn đề tuyển dụng nhân sự lại đang là vấn đề đau đầu nhất ở một đất nước có tỉ lệ dân số già như Nhật Bản.
Vị trí số 2: Hải Quân Trung Quốc
Tàu khu trục type 52C mệnh danh là tàu chiến “mắn đẻ” nhất thế giới
Hải quân Trung Quốc là một thế lực thách Mỹ trên toàn cầu nên không lạ khi lực lượng của họ được đánh giá mạnh thứ 2 châu Á.
Trung Quốc có chiến lược A2/AD (chống tiếp cận và chống thâm nhập khu vực) nhằm chống lại Hải quân Mỹ, với tên lửa DF-21D mà Trung Quốc gọi là “sát thủ tàu sân bay”.
Chỉ trong 2 năm 2013 và 2014, Trung Quốc đã đóng hơn 20 tàu khu trục mới thuộc type 52C, Type 54D và Type 56. Trung Quốc đang duy trì tốc độ đóng tàu có thể trở thành lực lượng Hải quân đông thứ nhì thế giới sau Mỹ vào năm 2020.
Đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu ngầm thông thường của Trung Quốc cũng có số lượng rất đáng nể. Tàu ngầm hạt nhân Type 094 có thể từ giữa Thái Bình Dương tấn công Mỹ bằng tên lửa đạn đạo hạt nhân.
Tuy nhiên, việc gia tăng về mặt số lượng của hải quân Trung Quốc thực sự rất khó kiểm chứng. Không thật sự có một cơ quan quốc tế nào kiểm chứng số lượng mà Trung Quốc đưa ra, vì Trung Quốc không hề tham gia nhiều vào các hoạt động bảo đảm an ninh hàng hải trên thế giới.
Độ tin cậy của những phát ngôn về sức mạnh của lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân Trung Quốc rất bé. Nước này có xu hướng “nói quá lên” những thứ mà họ làm được thật sự. Cũng như chưa ai từng chứng kiến các bài test khả năng vũ khí của Trung Quốc.
Vị trí số 1: Hải quân Mỹ
Hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình Dương
Hải quân Mỹ mạnh nhất thế giới hiện tại, ở châu Á cũng không có đối thủ, do chính sách xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ gần đây.
Hải quân Mỹ hiện diện ở châu Á với sứ mạng là Cảnh sát toàn cầu, đảm bảo an ninh hàng hải cho khu vực vì đa phần hàng hóa đến Mỹ đều đi qua vùng biển châu Á.
Hải quân Mỹ còn có nhiều hiệp ước liên kết, bảo vệ đồng minh trong khu vực châu Á. Đặc biệt là hai đồng minh quan trọng là Hàn Quốc và Nhật Bản nên số lượng quân của Mỹ ở châu Á cũng rất lớn.
Về mặt số lượng, không một lực lượng hải quân nào ở châu Á có thể sánh lại với lực lượng hơn 288 tàu chiến.
2.000 máy bay thuộc biên chế không quân của hải quân Mỹ và 1.000 máy bay thuộc biên chế hải quân Mỹ.
Theo Một Thế Giới
Xem máy bay Mỹ cất cánh ồ ạt trên Biển Đông
Trong 2 ngày 13-14/10, tàu sân bay USS George Washington thuộc Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đã tiến hành huấn luyện chiến đấu tại Biển Đông.
Nhân viên chỉ huy bay đang chỉ dẫn máy bay F/A-18 Super Hornet chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện.
Nhìn từ góc ảnh này có thể thấy 1 máy bay trinh sát E-2C Hawkeye, 3 chiến đấu cơ F/A-18 đều đã vào vị trí chờ chuẩn bị cất cánh.
F/A-18 Super Hornet được máy phóng thủy lực bắn đi như tên bắn.
Máy bay vận tải trên hạm C-2A.
Các kĩ thuật viên boong phóng ra hiệu "bắn" chiếc máy bay cảnh báo sớm E-2C.
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet của Liên đội VFA-102 cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington (CVN-73).
Cuộc tập trận gồm cả khoa mục tiếp tế hàng hóa bằng máy bay vận tải trên hạm C-2A.
F/A-18 Hornet là một máy bay phản lực chiến đấu đa nhiệm siêu thanh hai động cơ có khả năng hoạt động trên tàu sân bay trong mọi thời tiết.
Radar bay E-2C rời boong tàu sân bay George Washington trên Biển Đông.
Ngay trên Biển Đông, các thủy thủ tàu sân bay George Washington đã tổ chức hoạt động kỷ niệm tròn 239 năm thành lập Hải quân Mỹ.
Theo_Kiến Thức
Mỹ: Hai chiến đấu cơ rơi ở Tây Thái Bình Dương Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ ngày 12/9 xác nhận, hai chiếc máy bay chiến đấu F/A-18 Hornets bị rơi xuống khu vực biển Tây Thái Bình Dương, khiến một trong hai phi công bị mất tích. Máy bay chiến đấu F/A-18 Hornets Theo tuyên bố cùng ngày của Hạm đội 7, sự cố xảy ra vào lúc 17h40 ngày 12/9 sau...